Ngày 27/3 cách đây 71 năm về trước, mặc dù trong điều kiện muôn vàn khó khăn của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn non trẻ - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm sâu sắc đến sức khỏe của toàn dân, Người đã ký Sắc lệnh số 38 về việc thiết lập trong Bộ quốc gia giáo dục một Nha Thanh niên và Thể dục. Cũng trong ngày 27/3/1946, Người đã viết lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Sự kiện lịch sử này được chọn là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành thể dục thể thao (TDTT) nước ta sau này.
Tuổi trẻ Yên Bái hưởng ứng Ngày Thể thao Việt Nam. (Ảnh: Thu Trang)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tầm quan trọng của sức khỏe. Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công, mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe tức là làm cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước…” Bác Hồ khẳng định “Dân cường thì nước thịnh” và mong muốn “Đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục”.
Bác đã nêu tấm gương sáng: “Tự tôi ngày nào cũng tập”. Chỉ 2 tháng sau - ngày 26/5/1946, Bác Hồ đến dự lễ phát động“Ngày Thanh niên vận động”. Tại đây, Người đã phát động phong trào “Khỏe vì nước” mở đầu cho phong trào rèn luyện thân thể trong đông đảo quần chúng nhân dân trong suốt 71 năm qua.
Theo dòng thời gian, mặc dù mang nhiều tên gọi khác nhau: Nha Thể thao Trung ương năm 1947; Ban TDTT năm 1957; Ủy ban TDTT năm 1960; Tổng cục TDTT... TDTT luôn giữ được vị trí quan trọng trong xã hội qua từng giai đoạn cách mạng khác nhau.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Phong trào “Khỏe vì nước” đã góp phần quan trọng nâng cao sức khỏe toàn dân để chiến đấu “Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, TDTT cũng theo từng đoàn dân công, từng đoàn vệ quốc ra trận góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Phong trào “Luyện vai trăm cân, rèn chân vạn dặm” cũng đã thu hút hàng triệu người dân Việt Nam tham gia rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe, sẵn sàng ra trận góp phần giành thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc kháng chiến thần thánh trường kỳ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong thời kỳ đất nước hòa bình, đặc biệt là trong những năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng, thể dục thể thao tiếp tục được quan tâm. Với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” các phong trào TDTT liên tục được phát động trong các đối tượng.
Từ năm 2000 trở lại đây, Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã trở thành phong trào rộng khắp của đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, xã hội mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái chúng ta nói riêng.
Nhìn lại chặng đường 71 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của thể thao Yên Bái, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành, chúng ta vui mừng và tự hào nhận thấy với sự đồng lòng và quyết tâm cao của các thế hệ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên và những người làm công tác TDTT, sự nghiệp TDTT Yên Bái đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận.
Về TDTT quần chúng, các hoạt động TDTT quần chúng tiếp tục được mở rộng và đi vào chiều sâu trong các đối tượng và địa bàn ở cơ sở . Tính đến năm 2016, tỉnh ta đã đạt tỷ lệ gần 30% dân số tham gia tập luyện thường xuyên (đạt tỷ lệ bình quân chung của toàn quốc); hơn 500 câu lạc bộ TDTT cơ sở thường xuyên hoạt động có hiệu quả; hàng chục ngàn gia đình đạt danh hiệu “Gia đình thể thao”.
Các môn thể thao dân tộc của đồng bào thiểu số, các trò chơi dân gian ngày càng được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, góp phần khai thác giữ gìn và phát huy bản sắc các dân tộc. Công tác xã hội hoá TDTT đạt được một số kết quả ban đầu đáng phấn khởi.
5 liên đoàn thể thao thường xuyên được kiện toàn, củng cố; hơn 50 hội thể thao, hàng trăm câu lạc bộ TDTT cơ sở ở các huyện, thị xã, thành phố đã được thành lập và đi vào hoạt động ổn định. Bước đầu chúng ta đã huy động được những nguồn lực xã hội ngoài nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực TDTT như: xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức thi đấu các giải thể thao…
Công tác đăng cai các giải thể thao quốc gia cũng là một trong những nhiệm vụ được quan tâm. Chúng ta đã đăng cai tổ chức thành công Bảng B giải Vô địch Bóng chuyền quốc gia. Việc đăng cai tổ chức thành công giải Vô địch Bóng chuyền quốc gia các năm 2013, 2016 đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong quần chúng nhân dân.
Yên Bái cũng có nhiều cán bộ, huấn luyện viên được tham gia vào đội ngũ trọng tài ở các giải đấu toàn quốc và quốc tế; trong đó, có nhiều trọng tài được phong trọng tài cấp I, trọng tài cấp quốc gia.
Thể thao thành tích cao tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, đáng ghi nhận. Hàng năm, thể thao Yên Bái đều giành từ 50 đến 55 huy chương các loại tại các giải đấu toàn quốc, khu vực và quốc tế.
Đặc biệt, năm 2013 thể thao Yên Bái giành 60 huy chương các loại; trong đó, có 20 huy chương vàng. Trung bình mỗi năm, chúng ta đóng góp cho các đội tuyển quốc gia từ 8 đến 10 vận động viên.
Các thế hệ vận động viên như: Nguyễn Thị Lan Hương, Lê Bình Định, Vũ Thị Ly, Hà Thị Thu đã giành Huy chương Bạc, Huy chương Đồng môn điền kinh tại các giải thể thao Đông Nam Á. Các cô gái bóng rổ của chúng ta cũng đã có tới 6 lần giành chức vô địch quốc gia.
Đội bóng đá nhi đồng của tỉnh lần đầu tiên giành huy chương đồng toàn quốc vào năm 2013, đã minh chứng cho sự đầu tư hiệu quả trong phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh.
Cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT của tỉnh từng bước được củng cố và tăng cường.
Ở cấp tỉnh, chúng ta có những công trình thể thao hiện đại, đảm bảo cho các cuộc thi đấu toàn quốc như: Sân vận động Yên Bái, Nhà Thi đấu Trung tâm tỉnh, các sân quần vợt ở khu vực tỉnh lỵ… Ở tuyến huyện, thị xã, thành phố, hệ thống sân bãi cho các môn bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, quần vợt thường xuyên được củng cố và nâng cấp không chỉ phục vụ tốt nhu cầu tập luyện của nhân dân mà còn đảm bảo các điều kiện cho đăng cai tổ chức các hoạt động thi đấu TDTT cấp tỉnh.
Những nỗ lực và kết quả nêu trên của các thế hệ những người làm công tác TDTT trong và ngoài ngành đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì, cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, của UBND tỉnh; hàng trăm lượt cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên được nhận bằng khen của Chính phủ, của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, của tỉnh và của ngành.
Những thành tích mà thể thao Yên Bái đạt được trong suốt những năm qua, là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng tích cực của đông đảo nhân dân các dân tộc và sự đóng góp công sức của các thế hệ cán bộ làm công tác TDTT của tỉnh.
Nhân dịp này, thay mặt các thế hệ cán bộ của ngành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân đối với sự nghiệp chăm lo sức khỏe cho mọi người và sự nghiệp TDTT tỉnh Yên Bái trong 71 năm qua.
Năm 2017, là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII. Chặng đường sắp tới, ngành có rất nhiều thuận lợi, song cũng không ít những khó khăn, thách thức. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt cần tập trung chỉ đạo là, đẩy mạnh song song hai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể thao gương Bác Hồ vĩ đại” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Ngành quyết tâm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch trong năm 2017 và những năm tiếp theo; tích cực cùng các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh ta ngày càng giàu mạnh, nhân dân các dân tộc ấm no, hạnh phúc.
Lê Thị Thanh Bình – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
917 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ngày 27/3 cách đây 71 năm về trước, mặc dù trong điều kiện muôn vàn khó khăn của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn non trẻ - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm sâu sắc đến sức khỏe của toàn dân, Người đã ký Sắc lệnh số 38 về việc thiết lập trong Bộ quốc gia giáo dục một Nha Thanh niên và Thể dục. Cũng trong ngày 27/3/1946, Người đã viết lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Sự kiện lịch sử này được chọn là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành thể dục thể thao (TDTT) nước ta sau này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tầm quan trọng của sức khỏe. Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công, mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe tức là làm cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước…” Bác Hồ khẳng định “Dân cường thì nước thịnh” và mong muốn “Đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục”.
Bác đã nêu tấm gương sáng: “Tự tôi ngày nào cũng tập”. Chỉ 2 tháng sau - ngày 26/5/1946, Bác Hồ đến dự lễ phát động“Ngày Thanh niên vận động”. Tại đây, Người đã phát động phong trào “Khỏe vì nước” mở đầu cho phong trào rèn luyện thân thể trong đông đảo quần chúng nhân dân trong suốt 71 năm qua.
Theo dòng thời gian, mặc dù mang nhiều tên gọi khác nhau: Nha Thể thao Trung ương năm 1947; Ban TDTT năm 1957; Ủy ban TDTT năm 1960; Tổng cục TDTT... TDTT luôn giữ được vị trí quan trọng trong xã hội qua từng giai đoạn cách mạng khác nhau.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Phong trào “Khỏe vì nước” đã góp phần quan trọng nâng cao sức khỏe toàn dân để chiến đấu “Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, TDTT cũng theo từng đoàn dân công, từng đoàn vệ quốc ra trận góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Phong trào “Luyện vai trăm cân, rèn chân vạn dặm” cũng đã thu hút hàng triệu người dân Việt Nam tham gia rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe, sẵn sàng ra trận góp phần giành thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc kháng chiến thần thánh trường kỳ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong thời kỳ đất nước hòa bình, đặc biệt là trong những năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng, thể dục thể thao tiếp tục được quan tâm. Với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” các phong trào TDTT liên tục được phát động trong các đối tượng.
Từ năm 2000 trở lại đây, Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã trở thành phong trào rộng khắp của đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, xã hội mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái chúng ta nói riêng.
Nhìn lại chặng đường 71 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của thể thao Yên Bái, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành, chúng ta vui mừng và tự hào nhận thấy với sự đồng lòng và quyết tâm cao của các thế hệ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên và những người làm công tác TDTT, sự nghiệp TDTT Yên Bái đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận.
Về TDTT quần chúng, các hoạt động TDTT quần chúng tiếp tục được mở rộng và đi vào chiều sâu trong các đối tượng và địa bàn ở cơ sở . Tính đến năm 2016, tỉnh ta đã đạt tỷ lệ gần 30% dân số tham gia tập luyện thường xuyên (đạt tỷ lệ bình quân chung của toàn quốc); hơn 500 câu lạc bộ TDTT cơ sở thường xuyên hoạt động có hiệu quả; hàng chục ngàn gia đình đạt danh hiệu “Gia đình thể thao”.
Các môn thể thao dân tộc của đồng bào thiểu số, các trò chơi dân gian ngày càng được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, góp phần khai thác giữ gìn và phát huy bản sắc các dân tộc. Công tác xã hội hoá TDTT đạt được một số kết quả ban đầu đáng phấn khởi.
5 liên đoàn thể thao thường xuyên được kiện toàn, củng cố; hơn 50 hội thể thao, hàng trăm câu lạc bộ TDTT cơ sở ở các huyện, thị xã, thành phố đã được thành lập và đi vào hoạt động ổn định. Bước đầu chúng ta đã huy động được những nguồn lực xã hội ngoài nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực TDTT như: xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức thi đấu các giải thể thao…
Công tác đăng cai các giải thể thao quốc gia cũng là một trong những nhiệm vụ được quan tâm. Chúng ta đã đăng cai tổ chức thành công Bảng B giải Vô địch Bóng chuyền quốc gia. Việc đăng cai tổ chức thành công giải Vô địch Bóng chuyền quốc gia các năm 2013, 2016 đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong quần chúng nhân dân.
Yên Bái cũng có nhiều cán bộ, huấn luyện viên được tham gia vào đội ngũ trọng tài ở các giải đấu toàn quốc và quốc tế; trong đó, có nhiều trọng tài được phong trọng tài cấp I, trọng tài cấp quốc gia.
Thể thao thành tích cao tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, đáng ghi nhận. Hàng năm, thể thao Yên Bái đều giành từ 50 đến 55 huy chương các loại tại các giải đấu toàn quốc, khu vực và quốc tế.
Đặc biệt, năm 2013 thể thao Yên Bái giành 60 huy chương các loại; trong đó, có 20 huy chương vàng. Trung bình mỗi năm, chúng ta đóng góp cho các đội tuyển quốc gia từ 8 đến 10 vận động viên.
Các thế hệ vận động viên như: Nguyễn Thị Lan Hương, Lê Bình Định, Vũ Thị Ly, Hà Thị Thu đã giành Huy chương Bạc, Huy chương Đồng môn điền kinh tại các giải thể thao Đông Nam Á. Các cô gái bóng rổ của chúng ta cũng đã có tới 6 lần giành chức vô địch quốc gia.
Đội bóng đá nhi đồng của tỉnh lần đầu tiên giành huy chương đồng toàn quốc vào năm 2013, đã minh chứng cho sự đầu tư hiệu quả trong phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh.
Cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT của tỉnh từng bước được củng cố và tăng cường.
Ở cấp tỉnh, chúng ta có những công trình thể thao hiện đại, đảm bảo cho các cuộc thi đấu toàn quốc như: Sân vận động Yên Bái, Nhà Thi đấu Trung tâm tỉnh, các sân quần vợt ở khu vực tỉnh lỵ… Ở tuyến huyện, thị xã, thành phố, hệ thống sân bãi cho các môn bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, quần vợt thường xuyên được củng cố và nâng cấp không chỉ phục vụ tốt nhu cầu tập luyện của nhân dân mà còn đảm bảo các điều kiện cho đăng cai tổ chức các hoạt động thi đấu TDTT cấp tỉnh.
Những nỗ lực và kết quả nêu trên của các thế hệ những người làm công tác TDTT trong và ngoài ngành đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhì, cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, của UBND tỉnh; hàng trăm lượt cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên được nhận bằng khen của Chính phủ, của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, của tỉnh và của ngành.
Những thành tích mà thể thao Yên Bái đạt được trong suốt những năm qua, là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng tích cực của đông đảo nhân dân các dân tộc và sự đóng góp công sức của các thế hệ cán bộ làm công tác TDTT của tỉnh.
Nhân dịp này, thay mặt các thế hệ cán bộ của ngành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân đối với sự nghiệp chăm lo sức khỏe cho mọi người và sự nghiệp TDTT tỉnh Yên Bái trong 71 năm qua.
Năm 2017, là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII. Chặng đường sắp tới, ngành có rất nhiều thuận lợi, song cũng không ít những khó khăn, thách thức. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt cần tập trung chỉ đạo là, đẩy mạnh song song hai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể thao gương Bác Hồ vĩ đại” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Ngành quyết tâm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch trong năm 2017 và những năm tiếp theo; tích cực cùng các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh ta ngày càng giàu mạnh, nhân dân các dân tộc ấm no, hạnh phúc.
Lê Thị Thanh Bình – Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch