CTTĐT - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác an toàn thực phẩm năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 và Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2017. Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh ký kết chương trình phối hợp vận động và giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020.
Dự Hội nghị có đồng chí Nông Văn Lịnh – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và các thành viên Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái.
Các đại biểu dự Hội nghị
Trong năm 2016, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo thành lập 452 đoàn công tác thanh, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm với tổng số gần 6.000 lượt cơ sở, trong đó có trên 5.300 cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các lực lượng chức năng đã phát hiện 542 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính trên 236 triệu đồng, tịch thu nhiều hàng hóa với tổng giá trị trên 366 triệu đồng.
Mặc dù đã làm tốt công tác thanh, kiểm tra và công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng tình hình ngộ độc thực phẩm trong năm 2016 có chiều hướng phức tạp, gia tăng. Trong năm, toàn tỉnh xảy ra 18 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 6 vụ so với năm 2015, 573 người mắc, tăng 336 người mắc so với năm 2015, 6 trường hợp tử vong, tăng 2 trường hợp so với năm 2015.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những khó khăn trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rượu thủ công trên địa bàn tỉnh, giải pháp tăng cường quản lý trong thời gian tới; Thực trạng sản xuất chè đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng thương hiệu Chè Suối Giàng; Vấn đề đấu tranh, phòng chống hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; Giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn các vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên; giải pháp để thực hiện tốt việc quản lý thức ăn đường phố…
Tại Hội nghị, Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh đã triển khai kế hoạch năm 2017 và tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2017 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiếm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu” từ ngày 15/4/2017 đến 15/5/2017.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, đồng chí nhấn mạnh hiện nay công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều hạn chế. số vụ ngộ độc, số người mắc và số người tử vong tăng. Công tác thông tin tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa hiệu quả. Công tác thanh, kiểm tra chưa được nâng cao. Công tác quản lý còn chưa huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị về nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 cần tăng cường nhận thức từ lãnh đạo đến người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước. UBND các cấp phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra ngộ độc trên địa bàn. Nganh Thường trực phải tham mưu với tỉnh làm rõ trách nhiệm của địa phương nào để xảy ra ngộ độc thực phẩm. UBND huyện, xã kiện toàn Ban chỉ đạo do chủ tịch UBND các cấp đó làm trưởng ban. Cấp huyện và cấp xã xây dựng quy chế phân công nhiệm vụ cụ thể, đặc biệt ở cấp thôn, xã. Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai nhiệm vụ năm 2017. Đẩy mạnh công tác quản lý cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý chặt chẽ việc nấu rượu tại các hộ dân.
Đồng chí cũng yêu cầu các cấp từ tỉnh đến xã phải cung cấp đường dây nóng tiếp nhận về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngành Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách của tỉnh cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cấp ủy chỉ đạo chính quyền, đoàn thể kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, trong đó cần lựa chọn hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm. Các ngành cần phối hợp trong công tác thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh chồng chéo, công khai các cơ sở sản xuất không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung vào quản lý vùng sản xuất rau, bếp ăn tập thể. Giám sát chặt chẽ, không để xảy ra hiện tượng không tiêu hủy hết hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong năm 2017 và Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2017, đồng chí yêu cầu không được để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm lớn và tử vong. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Các thành viên Ban Chỉ đạo căn cứ chức năng nhiệm vụ để triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao.
Nhân dịp này, UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp vận động và giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020.
895 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác an toàn thực phẩm năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 và Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2017. Đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.Dự Hội nghị có đồng chí Nông Văn Lịnh – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và các thành viên Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái.
Các đại biểu dự Hội nghị
Trong năm 2016, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo thành lập 452 đoàn công tác thanh, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm với tổng số gần 6.000 lượt cơ sở, trong đó có trên 5.300 cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các lực lượng chức năng đã phát hiện 542 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính trên 236 triệu đồng, tịch thu nhiều hàng hóa với tổng giá trị trên 366 triệu đồng.
Mặc dù đã làm tốt công tác thanh, kiểm tra và công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng tình hình ngộ độc thực phẩm trong năm 2016 có chiều hướng phức tạp, gia tăng. Trong năm, toàn tỉnh xảy ra 18 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 6 vụ so với năm 2015, 573 người mắc, tăng 336 người mắc so với năm 2015, 6 trường hợp tử vong, tăng 2 trường hợp so với năm 2015.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những khó khăn trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh rượu thủ công trên địa bàn tỉnh, giải pháp tăng cường quản lý trong thời gian tới; Thực trạng sản xuất chè đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng thương hiệu Chè Suối Giàng; Vấn đề đấu tranh, phòng chống hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; Giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn các vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên; giải pháp để thực hiện tốt việc quản lý thức ăn đường phố…
Tại Hội nghị, Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh đã triển khai kế hoạch năm 2017 và tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2017 với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiếm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu” từ ngày 15/4/2017 đến 15/5/2017.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Dương Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, đồng chí nhấn mạnh hiện nay công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều hạn chế. số vụ ngộ độc, số người mắc và số người tử vong tăng. Công tác thông tin tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa hiệu quả. Công tác thanh, kiểm tra chưa được nâng cao. Công tác quản lý còn chưa huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị về nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 cần tăng cường nhận thức từ lãnh đạo đến người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước. UBND các cấp phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra ngộ độc trên địa bàn. Nganh Thường trực phải tham mưu với tỉnh làm rõ trách nhiệm của địa phương nào để xảy ra ngộ độc thực phẩm. UBND huyện, xã kiện toàn Ban chỉ đạo do chủ tịch UBND các cấp đó làm trưởng ban. Cấp huyện và cấp xã xây dựng quy chế phân công nhiệm vụ cụ thể, đặc biệt ở cấp thôn, xã. Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai nhiệm vụ năm 2017. Đẩy mạnh công tác quản lý cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý chặt chẽ việc nấu rượu tại các hộ dân.
Đồng chí cũng yêu cầu các cấp từ tỉnh đến xã phải cung cấp đường dây nóng tiếp nhận về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngành Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách của tỉnh cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cấp ủy chỉ đạo chính quyền, đoàn thể kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, trong đó cần lựa chọn hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm. Các ngành cần phối hợp trong công tác thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh chồng chéo, công khai các cơ sở sản xuất không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung vào quản lý vùng sản xuất rau, bếp ăn tập thể. Giám sát chặt chẽ, không để xảy ra hiện tượng không tiêu hủy hết hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong năm 2017 và Tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2017, đồng chí yêu cầu không được để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm lớn và tử vong. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Các thành viên Ban Chỉ đạo căn cứ chức năng nhiệm vụ để triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao.
Nhân dịp này, UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp vận động và giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020.