CTTĐT - Sáng 11/4, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với các sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị và địa phương liên quan về quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái đến năm 2030.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc
Dự buổi làm việc có đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, huyện Lục Yên, Yên Bình, Công ty Cổ phần quy hoạch Hà Nội; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh.
Khu du lịch Hồ Thác Bà nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên Bái khoảng 10 km về phía Đông Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Tây Bắc. Đây là 1 trong 4 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Yên Bái - Vùng du lịch Hồ Thác Bà Sông Chảy. Hồ Thác Bà nằm trên địa bàn hai huyện Lục Yên và Yên Bình, là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất cả nước được hình thành do ngăn sông Chảy xây dựng Nhà máy Thủy điện đầu tiên ở nước ta. Hồ Thác Bà có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú với diện tích mặt nước lớn 19.050 ha cùng với hơn nghìn hòn đảo lớn nhỏ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hồ Thác Bà.
Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, hồ Thác Bà được xác định là 1 trong 47 địa điểm có tiềm năng phát triên trở thành khu du lịch quốc gia với định hướng phát triển các sản phẩm du lịch gắn với sinh thái hồ, cảnh quan và giá trị văn hóa bản địa.
Khu du lịch Hồ Thác Bà có nhiều tiềm năng du lịch như: Nhà máy Thủy điện Thác Bà, Bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số; Hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, gồm quần thể di tích khảo cổ cấp quốc gia Hắc Y - Đại Cại, hệ thống di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh (Đền Thác Bà, Đền Suối Tiên...) gắn liền với các lễ hội tâm linh; Chợ, làng nghề đá quý; Bãi tắm nhân tạo. Ngoài ra còn có đặc sản, sản vật như Bưởi Đại Minh, cam sành, quýt sen, gạo chiêm Bạch Hà, các món ăn được chế biến từ các loài cá; Các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên có khả năng phát triển du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm.
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái đến năm 2030 có mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Yên Bái, có thương hiệu du lịch gắn liền với sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái hồ, thể thao, vui chơi giải trí và du lịch cộng đồng. Đến năm 2030 Khu du lịch Hồ Thác Bà đáp ứng các tiêu chí và trở thành Khu du lịch quốc gia.
Mục tiêu cụ thể: Năm 2020 đón khoảng 192 nghìn lượt khách, tạo việc làm cho khoảng 600 lao động trực tiếp, có khoảng 430 buồng lưu trú, thu 57 tỷ đồng; năm 2025 đón khoảng 453 nghìn lượt khách, tạo việc làm cho khoảng 900 lao động trực tiếp, có khoảng 620 buồng lưu trú, thu 370 tỷ đồng; năm 2030 đón hơn 1 triệu lượt khách, tạo việc làm cho khoảng 1.500 lao động trực tiếp, có khoảng 980 buồng lưu trú, phấn đấu thu 1.031 tỷ đồng.
Tổng diện tích Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà là 28.300 ha, trong đó diện tích tập trung phát triển du lịch quốc gia là 1.750 ha, vùng hành lang du lịch lòng hồ 10.300 ha, vùng đệm phát triển du lịch là 16.250 ha.
Định hướng phát triển thị trường khách du lịch gồm luồng khách chính từ Hà Nội, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, duyên hải Đông Bắc, các tỉnh lân cận trong vùng trung du và miền núi bắc bộ.
Luồng khách mới gồm khách từ bắc Thái Lan, khách qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khách từ các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Thị trường khách du lịch chia thành 4 phân khúc chính: bình dân, phổ thông, hạng sang và siêu sang.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà là 9.109,3 tỷ đồng. Xây dựng các sản phẩm du lịch chính gồm: Sản phẩm du lịch độc đáo mang thương hiệu cho Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà “Nghìn đảo nổi - Vạn sự kỳ thú, triệu niềm vui”; Sản phẩm du lịch đặc sắc “Biển Hồ - Biển Ngọc”; Sản phẩm du lịch đặc trưng “Dòng chảy du lịch - Dòng chảy văn hóa”; Du lịch tham quan các công trình văn hóa; Du lịch tâm linh. Ngoài ra còn xây dựng các sản phẩm du lịch phụ trợ như: Du lịch khám phá, trải nghiệm thiên nhiên, Du lịch MICE (du lịch gắn với tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo...)
Về không gian du lịch được phân thành 3 vùng phát triển, gồm: Vùng tập trung khai thác khoáng sản; Vùng tập trung phát triển du lịch; Vùng phát triển công nghiệp và đô thị.
Về phát triển hệ thống cơ sở lưu trú gồm: Nhà nổi; Nghỉ dưỡng cao cấp; Homestay, nhà nghỉ cộng đồng; Khách sạn cao cấp; Khách sạn (thấp sao, bình dân), nhà nghỉ; Du thuyền khách sạn, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm trên lòng hồ.
Về phát triển hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường tuân theo định hướng các quy hoạch của tỉnh: Điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Yên Bái; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái; Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Yên Bái.
Để triển khai quy hoạch sẽ tập trung các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý du lịch; đầu tư; xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu khu du lịch; phát triển thị trường; phát triển các sản phẩm du lịch; liên kết phát triển du lịch; tổ chức sắp xếp cơ cấu ngành nghề phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ cảnh quan, môi trường; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tại buổi làm việc các sở, ngành, địa phương và đơn vị tư vấn đã tập trung làm rõ các sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo thương hiệu cho Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà; sự liên kết giữa các vùng, sản phẩm du lịch, giữa vùng lõi và vùng phụ cận; giải pháp về mối quan hệ giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế; nguồn lực thực hiện...
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao dự thảo quy hoạch với nội dung, mục tiêu, yêu cầu đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt. Đồng chí thống nhất bố cục, nội dung của dự thảo quy hoạch, cơ bản thống nhất ranh giới, phạm vi nghiên cứu của quy hoạch, quan điểm mục tiêu định hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu và các giải pháp thực hiện.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đơn vị tư vấn nghiên cứu tiếp thu những ý kiến tại buổi làm việc để bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch. Trong đó, định hướng phát triển không gian và các sản phẩm du lịch phải bao gồm ranh giới Khu du lịch quốc gia Hồ Thác bà và vùng phụ cận; Phân tích đánh giá, làm rõ mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển các ngành kinh tế khác và bảo vệ môi trường, từ việc đánh giá thực trạng, đặt vấn đề, cách tiếp cận và đề xuất các giải pháp thực hiện.
Bổ sung, làm rõ sản phẩm du lịch đặc thù chủ đạo, đặc trưng đối với từng phân khu; bổ sung luận cứ lựa chọn phát triển không gian du lịch; việc kết nối giữa các phân khu, các điểm du lịch với vùng phụ cận; kết nối giữa các tour, tuyến; xác định rõ ranh giới không gian khai thác mặt đất, mặt nước, việc sử dụng đất trên các hòn đảo.
Đối với các giải pháp thực hiện cần bổ sung cơ chế chính sách giải quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế; xác định lại nguồn lực đầu tư, phân kỳ đầu tư (định hướng tiếp cận về giao thông theo từng giai đoạn); làm rõ hơn giải pháp về bảo vệ môi trường.
Giao đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hoàn thành quy hoạch này.
2544 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 11/4, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với các sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị và địa phương liên quan về quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái đến năm 2030.Dự buổi làm việc có đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, huyện Lục Yên, Yên Bình, Công ty Cổ phần quy hoạch Hà Nội; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh.
Khu du lịch Hồ Thác Bà nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên Bái khoảng 10 km về phía Đông Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Tây Bắc. Đây là 1 trong 4 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Yên Bái - Vùng du lịch Hồ Thác Bà Sông Chảy. Hồ Thác Bà nằm trên địa bàn hai huyện Lục Yên và Yên Bình, là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất cả nước được hình thành do ngăn sông Chảy xây dựng Nhà máy Thủy điện đầu tiên ở nước ta. Hồ Thác Bà có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú với diện tích mặt nước lớn 19.050 ha cùng với hơn nghìn hòn đảo lớn nhỏ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hồ Thác Bà.
Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, hồ Thác Bà được xác định là 1 trong 47 địa điểm có tiềm năng phát triên trở thành khu du lịch quốc gia với định hướng phát triển các sản phẩm du lịch gắn với sinh thái hồ, cảnh quan và giá trị văn hóa bản địa.
Khu du lịch Hồ Thác Bà có nhiều tiềm năng du lịch như: Nhà máy Thủy điện Thác Bà, Bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số; Hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, gồm quần thể di tích khảo cổ cấp quốc gia Hắc Y - Đại Cại, hệ thống di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh (Đền Thác Bà, Đền Suối Tiên...) gắn liền với các lễ hội tâm linh; Chợ, làng nghề đá quý; Bãi tắm nhân tạo. Ngoài ra còn có đặc sản, sản vật như Bưởi Đại Minh, cam sành, quýt sen, gạo chiêm Bạch Hà, các món ăn được chế biến từ các loài cá; Các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên có khả năng phát triển du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm.
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái đến năm 2030 có mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Yên Bái, có thương hiệu du lịch gắn liền với sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái hồ, thể thao, vui chơi giải trí và du lịch cộng đồng. Đến năm 2030 Khu du lịch Hồ Thác Bà đáp ứng các tiêu chí và trở thành Khu du lịch quốc gia.
Mục tiêu cụ thể: Năm 2020 đón khoảng 192 nghìn lượt khách, tạo việc làm cho khoảng 600 lao động trực tiếp, có khoảng 430 buồng lưu trú, thu 57 tỷ đồng; năm 2025 đón khoảng 453 nghìn lượt khách, tạo việc làm cho khoảng 900 lao động trực tiếp, có khoảng 620 buồng lưu trú, thu 370 tỷ đồng; năm 2030 đón hơn 1 triệu lượt khách, tạo việc làm cho khoảng 1.500 lao động trực tiếp, có khoảng 980 buồng lưu trú, phấn đấu thu 1.031 tỷ đồng.
Tổng diện tích Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà là 28.300 ha, trong đó diện tích tập trung phát triển du lịch quốc gia là 1.750 ha, vùng hành lang du lịch lòng hồ 10.300 ha, vùng đệm phát triển du lịch là 16.250 ha.
Định hướng phát triển thị trường khách du lịch gồm luồng khách chính từ Hà Nội, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, duyên hải Đông Bắc, các tỉnh lân cận trong vùng trung du và miền núi bắc bộ.
Luồng khách mới gồm khách từ bắc Thái Lan, khách qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khách từ các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Thị trường khách du lịch chia thành 4 phân khúc chính: bình dân, phổ thông, hạng sang và siêu sang.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà là 9.109,3 tỷ đồng. Xây dựng các sản phẩm du lịch chính gồm: Sản phẩm du lịch độc đáo mang thương hiệu cho Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà “Nghìn đảo nổi - Vạn sự kỳ thú, triệu niềm vui”; Sản phẩm du lịch đặc sắc “Biển Hồ - Biển Ngọc”; Sản phẩm du lịch đặc trưng “Dòng chảy du lịch - Dòng chảy văn hóa”; Du lịch tham quan các công trình văn hóa; Du lịch tâm linh. Ngoài ra còn xây dựng các sản phẩm du lịch phụ trợ như: Du lịch khám phá, trải nghiệm thiên nhiên, Du lịch MICE (du lịch gắn với tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo...)
Về không gian du lịch được phân thành 3 vùng phát triển, gồm: Vùng tập trung khai thác khoáng sản; Vùng tập trung phát triển du lịch; Vùng phát triển công nghiệp và đô thị.
Về phát triển hệ thống cơ sở lưu trú gồm: Nhà nổi; Nghỉ dưỡng cao cấp; Homestay, nhà nghỉ cộng đồng; Khách sạn cao cấp; Khách sạn (thấp sao, bình dân), nhà nghỉ; Du thuyền khách sạn, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm trên lòng hồ.
Về phát triển hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường tuân theo định hướng các quy hoạch của tỉnh: Điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Yên Bái; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Yên Bái; Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Yên Bái.
Để triển khai quy hoạch sẽ tập trung các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý du lịch; đầu tư; xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu khu du lịch; phát triển thị trường; phát triển các sản phẩm du lịch; liên kết phát triển du lịch; tổ chức sắp xếp cơ cấu ngành nghề phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ cảnh quan, môi trường; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tại buổi làm việc các sở, ngành, địa phương và đơn vị tư vấn đã tập trung làm rõ các sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo thương hiệu cho Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà; sự liên kết giữa các vùng, sản phẩm du lịch, giữa vùng lõi và vùng phụ cận; giải pháp về mối quan hệ giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế; nguồn lực thực hiện...
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao dự thảo quy hoạch với nội dung, mục tiêu, yêu cầu đáp ứng nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt. Đồng chí thống nhất bố cục, nội dung của dự thảo quy hoạch, cơ bản thống nhất ranh giới, phạm vi nghiên cứu của quy hoạch, quan điểm mục tiêu định hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu và các giải pháp thực hiện.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đơn vị tư vấn nghiên cứu tiếp thu những ý kiến tại buổi làm việc để bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch. Trong đó, định hướng phát triển không gian và các sản phẩm du lịch phải bao gồm ranh giới Khu du lịch quốc gia Hồ Thác bà và vùng phụ cận; Phân tích đánh giá, làm rõ mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển các ngành kinh tế khác và bảo vệ môi trường, từ việc đánh giá thực trạng, đặt vấn đề, cách tiếp cận và đề xuất các giải pháp thực hiện.
Bổ sung, làm rõ sản phẩm du lịch đặc thù chủ đạo, đặc trưng đối với từng phân khu; bổ sung luận cứ lựa chọn phát triển không gian du lịch; việc kết nối giữa các phân khu, các điểm du lịch với vùng phụ cận; kết nối giữa các tour, tuyến; xác định rõ ranh giới không gian khai thác mặt đất, mặt nước, việc sử dụng đất trên các hòn đảo.
Đối với các giải pháp thực hiện cần bổ sung cơ chế chính sách giải quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế; xác định lại nguồn lực đầu tư, phân kỳ đầu tư (định hướng tiếp cận về giao thông theo từng giai đoạn); làm rõ hơn giải pháp về bảo vệ môi trường.
Giao đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hoàn thành quy hoạch này.