CTTĐT - Hiện nay, người dân có thể tiếp cận, tìm hiểu kiến thức qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Tuy nhiên việc tìm hiểu, nâng cao trình độ hiểu biết bằng việc đọc sách vẫn là một nhu cầu tất yếu. Bởi vậy, hệ thống các thư viện từ nhà trường đến các xã, phường trên địa bàn thành phố Yên Bái đã chú trọng đầu tư nâng cấp, đổi mới phương thức hoạt động, thường xuyên bổ sung các đầu sách mới nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện. Qua đó đã góp phần gìn giữ và phát huy văn hóa đọc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa trong các tầng lớp nhân dân.
Gia đình bà Lưu Thị Nguyệt Minh ở tổ 57, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái đóng gói sách, bảo gửi tặng các nhà trường
Đã thành truyền thống, từ 15 năm nay kể từ khi được thành lập theo dự án Việt - Bỉ, sau mỗi giờ ra chơi, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, các em học sinh trường THCS Yên Thịnh, thành phố Yên Bái đều xuống thư viện để đọc sách, báo. Việc đọc sách, báo, tài liệu tham khảo tại thư viện đã giúp cho học sinh tra cứu được những thông tin cần thiết, hữu ích trong học tập cũng như trong cuộc sống. Em Lê Thảo Linh - Học sinh lớp 9C, trường THCS Yên Thịnh cho biết: “Ở thư viện có rất nhiều sách hay và bổ ích nhất là các loại sách tham khảo. Từ khi vào trường, cháu thường vào thư viện để đọc và mượn sách, bởi vì nó giúp cháu tìm ra những cách giải hay, mới mẻ thú vị để nâng cao kiến thức trong học tập và tạo niềm đam mê cho mình.”
Hiện nay, thư viện trường THCS Yên Thịnh, thành phố Yên Bái có 465 đầu sách, báo các loại. Trong đó chủ yếu là các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện đọc thiếu nhi và báo thiếu niên. Thư viện được bố trí khang trang, sạch đẹp với phòng sách, phòng đọc phù hợp. Mỗi năm học nhà trường đều bố trí thêm các đầu sách giáo khoa, sách tham khảo để đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của học sinh. Học sinh đến đọc tại thư viện theo lịch và thời khóa biểu, học sinh có thể vừa đọc vừa chơi các trò chơi hỗ trợ kiến thức trong phòng đọc. Trung bình mỗi tuần, thư viện nhà trường thu hút từ 700 - 800 lượt học sinh và mỗi năm học có từ 8 đến 9 nghìn lượt học sinh, đến đọc và mượn sách. Nhằm phát huy hiệu quả của thư viện nhà trường, thời gian tới thư viện trường THCS Yên Thịnh tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung các đầu sách cần thiết đáp ứng nhu cầu của học sinh. Cô giáo Nhinh Thị Ánh Hồng - Trường THCS Yên Thịnh cho biết: “Trong thời gian tới, thư viện nhà trường sẽ tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng và vốn đọc cho học sinh trong trường. Mong muốn các cấp tạo điều kiện cho nhà trường hòa mạng thông tin điện tử của thư viện tỉnh. Từ đó thư viện nhà trường khai thác được sách điện tử của thư viện tỉnh. Giúp cho các em được nghiên cứu sâu hơn nữa vốn sách và tiếp cận với những thông tin khoa học kỹ thuật và tài liệu tham khảo một cách nhanh nhất.”
Được hưởng lợi từ dự án Bill and Melinda Gates, trong những năm trở lại đây người dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái có thư viện xã và điểm truy cập Internet công cộng. Thư viện xã thường xuyên được thư viện thành phố luân chuyển các đầu, sách, báo, tạp chí lưu động đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Theo lịch, thư viện xã mở cửa vào ngày thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Trên 400 đầu sách tại đây chủ yếu là sách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sách tìm hiểu về luật, tìm hiểu về sức khỏe người cao tuổi… Xã Tuy Lộc, là một xã sản xuất nông nghiệp nên người dân trên địa bàn thường đến tìm hiểu các loại sách hướng dẫn về trồng trọt và chăn nuôi. Thư viện xã chính là nơi cung cấp nguồn thông tin hữu ích, những hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, khoa học đời sống áp dụng vào sản xuất. Đồng thời góp phần đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tìm hiểu kiến thức, hưởng thụ về văn hóa, tinh thần cho người dân trong xã. Ông Nguyễn Quang Huấn -Thôn Minh Long, xã Tuy Lộc chia sẻ: “Tôi là một độc giả thường xuyên đến xem các loại sách ở thư viện xã. Gia đình tôi có nhiều ruộng, mùa nào vụ đấy tôi thích đến nghiên cứu các loại sách về cây trồng. Từ việc tìm hiểu các loại sách đã giúp cho tôi có thêm kiến thức về khoa học kỹ thuật trong trồng trọt. trong thời gian tới, tôi mong muốn thư viện có thêm các đầu sách mới để tôi và bà con nông dân đến nghiên cứu, áp dụng vào điều kiện thực tế của gia đình vào phát triển sản xuất và chăn nuôi.”
Với tình yêu và đam mê với sách, bà Lưu Thị Nguyệt Minh ở tổ 57, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái đã mua lại 10 nghìn đầu sách chủ yếu là sách phục vụ thiếu nhi và mở cửa miễn phí cho các em đến đọc và tìm hiểu sách. Mới đầu, số lượng bạn đọc có nhu cầu đến tìm hiểu và đọc sách khá đông. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, do sự phát triển của công nghệ, các em hầu như không đến đọc sách nữa. Với tâm nguyện mang lại kiến thức và truyền cảm hứng đọc sách cho thiếu nhi, bà Minh đã chuyển 25 thùng sách với hàng trăm đầu sách cho một số trường tiểu học ở vùng cao của huyện Văn Yên, Văn Chấn và một số trường ở thành phố Yên Bái. Bà Lưu Thị Nguyệt Minh chia sẻ: “Tôi có ý nguyện chuyển số sách hiện có của gia đình lên các huyện vùng cao. Trẻ em vùng cao điều kiện về điện thoại cũng như ti vi và máy tính không đủ như thành phố. Sách cũng hiếm, tôi đưa sách lên vùng cao với mong muốn các cháu có sách đọc mở mang thêm trí tuệ, nhận thức vốn từ vựng và duy trì được văn hóa đọc.”
Có thể nói, trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, khi mà người dân thường tiếp cận thông tin qua truyền hình hay Internet thì việc gìn giữ và phát huy vai trò văn hóa đọc cần được duy trì. Để làm được điều này thì hệ thống thư viện trên địa bàn thành phố cũng cần phải đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động. Đồng thời thường xuyên bổ sung những đầu sách mới đáp ứng nhu cầu đọc của người dân. Bởi đọc sách sẽ góp phần không nhỏ trong việc tích lũy kiến thức, làm phong phú đời sống tinh thần và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân thành phố./.
646 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, người dân có thể tiếp cận, tìm hiểu kiến thức qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Tuy nhiên việc tìm hiểu, nâng cao trình độ hiểu biết bằng việc đọc sách vẫn là một nhu cầu tất yếu. Bởi vậy, hệ thống các thư viện từ nhà trường đến các xã, phường trên địa bàn thành phố Yên Bái đã chú trọng đầu tư nâng cấp, đổi mới phương thức hoạt động, thường xuyên bổ sung các đầu sách mới nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện. Qua đó đã góp phần gìn giữ và phát huy văn hóa đọc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa trong các tầng lớp nhân dân.Đã thành truyền thống, từ 15 năm nay kể từ khi được thành lập theo dự án Việt - Bỉ, sau mỗi giờ ra chơi, từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, các em học sinh trường THCS Yên Thịnh, thành phố Yên Bái đều xuống thư viện để đọc sách, báo. Việc đọc sách, báo, tài liệu tham khảo tại thư viện đã giúp cho học sinh tra cứu được những thông tin cần thiết, hữu ích trong học tập cũng như trong cuộc sống. Em Lê Thảo Linh - Học sinh lớp 9C, trường THCS Yên Thịnh cho biết: “Ở thư viện có rất nhiều sách hay và bổ ích nhất là các loại sách tham khảo. Từ khi vào trường, cháu thường vào thư viện để đọc và mượn sách, bởi vì nó giúp cháu tìm ra những cách giải hay, mới mẻ thú vị để nâng cao kiến thức trong học tập và tạo niềm đam mê cho mình.”
Hiện nay, thư viện trường THCS Yên Thịnh, thành phố Yên Bái có 465 đầu sách, báo các loại. Trong đó chủ yếu là các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện đọc thiếu nhi và báo thiếu niên. Thư viện được bố trí khang trang, sạch đẹp với phòng sách, phòng đọc phù hợp. Mỗi năm học nhà trường đều bố trí thêm các đầu sách giáo khoa, sách tham khảo để đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của học sinh. Học sinh đến đọc tại thư viện theo lịch và thời khóa biểu, học sinh có thể vừa đọc vừa chơi các trò chơi hỗ trợ kiến thức trong phòng đọc. Trung bình mỗi tuần, thư viện nhà trường thu hút từ 700 - 800 lượt học sinh và mỗi năm học có từ 8 đến 9 nghìn lượt học sinh, đến đọc và mượn sách. Nhằm phát huy hiệu quả của thư viện nhà trường, thời gian tới thư viện trường THCS Yên Thịnh tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung các đầu sách cần thiết đáp ứng nhu cầu của học sinh. Cô giáo Nhinh Thị Ánh Hồng - Trường THCS Yên Thịnh cho biết: “Trong thời gian tới, thư viện nhà trường sẽ tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng và vốn đọc cho học sinh trong trường. Mong muốn các cấp tạo điều kiện cho nhà trường hòa mạng thông tin điện tử của thư viện tỉnh. Từ đó thư viện nhà trường khai thác được sách điện tử của thư viện tỉnh. Giúp cho các em được nghiên cứu sâu hơn nữa vốn sách và tiếp cận với những thông tin khoa học kỹ thuật và tài liệu tham khảo một cách nhanh nhất.”
Được hưởng lợi từ dự án Bill and Melinda Gates, trong những năm trở lại đây người dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái có thư viện xã và điểm truy cập Internet công cộng. Thư viện xã thường xuyên được thư viện thành phố luân chuyển các đầu, sách, báo, tạp chí lưu động đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Theo lịch, thư viện xã mở cửa vào ngày thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Trên 400 đầu sách tại đây chủ yếu là sách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sách tìm hiểu về luật, tìm hiểu về sức khỏe người cao tuổi… Xã Tuy Lộc, là một xã sản xuất nông nghiệp nên người dân trên địa bàn thường đến tìm hiểu các loại sách hướng dẫn về trồng trọt và chăn nuôi. Thư viện xã chính là nơi cung cấp nguồn thông tin hữu ích, những hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, khoa học đời sống áp dụng vào sản xuất. Đồng thời góp phần đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tìm hiểu kiến thức, hưởng thụ về văn hóa, tinh thần cho người dân trong xã. Ông Nguyễn Quang Huấn -Thôn Minh Long, xã Tuy Lộc chia sẻ: “Tôi là một độc giả thường xuyên đến xem các loại sách ở thư viện xã. Gia đình tôi có nhiều ruộng, mùa nào vụ đấy tôi thích đến nghiên cứu các loại sách về cây trồng. Từ việc tìm hiểu các loại sách đã giúp cho tôi có thêm kiến thức về khoa học kỹ thuật trong trồng trọt. trong thời gian tới, tôi mong muốn thư viện có thêm các đầu sách mới để tôi và bà con nông dân đến nghiên cứu, áp dụng vào điều kiện thực tế của gia đình vào phát triển sản xuất và chăn nuôi.”
Với tình yêu và đam mê với sách, bà Lưu Thị Nguyệt Minh ở tổ 57, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái đã mua lại 10 nghìn đầu sách chủ yếu là sách phục vụ thiếu nhi và mở cửa miễn phí cho các em đến đọc và tìm hiểu sách. Mới đầu, số lượng bạn đọc có nhu cầu đến tìm hiểu và đọc sách khá đông. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, do sự phát triển của công nghệ, các em hầu như không đến đọc sách nữa. Với tâm nguyện mang lại kiến thức và truyền cảm hứng đọc sách cho thiếu nhi, bà Minh đã chuyển 25 thùng sách với hàng trăm đầu sách cho một số trường tiểu học ở vùng cao của huyện Văn Yên, Văn Chấn và một số trường ở thành phố Yên Bái. Bà Lưu Thị Nguyệt Minh chia sẻ: “Tôi có ý nguyện chuyển số sách hiện có của gia đình lên các huyện vùng cao. Trẻ em vùng cao điều kiện về điện thoại cũng như ti vi và máy tính không đủ như thành phố. Sách cũng hiếm, tôi đưa sách lên vùng cao với mong muốn các cháu có sách đọc mở mang thêm trí tuệ, nhận thức vốn từ vựng và duy trì được văn hóa đọc.”
Có thể nói, trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, khi mà người dân thường tiếp cận thông tin qua truyền hình hay Internet thì việc gìn giữ và phát huy vai trò văn hóa đọc cần được duy trì. Để làm được điều này thì hệ thống thư viện trên địa bàn thành phố cũng cần phải đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động. Đồng thời thường xuyên bổ sung những đầu sách mới đáp ứng nhu cầu đọc của người dân. Bởi đọc sách sẽ góp phần không nhỏ trong việc tích lũy kiến thức, làm phong phú đời sống tinh thần và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân thành phố./.