Để góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tham nhũng, pháp luật quy định rõ chế độ trách nhiệm của "người đứng đầu" các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Đông đảo cán bộ chủ chốt của tỉnh tham gia tập huấn công tác phòng chống tham nhũng.
Cụ thể, "người đứng đầu" các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.
Theo đó, cấp phó của "người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách. "Người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài việc phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách, còn phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý.
Trách nhiệm của "người đứng đầu", cấp phó của "người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị trong các trường hợp trên được loại trừ trong trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.
Vì vậy, việc xử lý trách nhiệm của "người đứng đầu" và cá nhân khác có trách nhiệm trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nước về việc để xảy ra hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng (PCTN) và điều lệ, quy chế của tổ chức đó.
"Người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, còn phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật.
Vì thế, việc nêu cao vai trò, trách nhiệm quản lý lãnh đạo và ý thức nêu gương của "người đứng đầu" ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương là vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh với các hành vi tham nhũng và PCTN ngay từ cơ sở.
Muốn vậy, "người đứng đầu" không những là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tác phong và năng lực công tác mà còn cần phải đề ra được kế hoạch cho mình và cho cán bộ, đảng viên, công chức cơ quan, đơn vị cùng học tập và noi theo về công tác chuyên môn nói chung và công tác đấu tranh PCTN, lãng phí nói riêng.
Hơn thế, "người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực sự là trung tâm đoàn kết, phải thực hiện thật tốt công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình để kịp thời ngăn chặn, loại trừ cái xấu, cái tiêu cực, động viên, biểu dương và nhân rộng cái tốt, cái điển hình, cái tích cực.
Giải pháp tốt nhất trong đấu tranh PCTN, lãng phí chính là tích cực tuyên truyền thực hiện Luật PCTN; công khai minh bạch các khoản thu, chi trong đơn vị, cơ quan; thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản cá nhân và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị.
Khi phát hiện sai lầm, khuyết điểm của cấp dưới phải có cách xử lý khéo léo, nghiêm khắc và bảo đảm công tâm mới góp phần đấu tranh PCTN, lãng phí ngay trong cơ quan, đơn vị mình được phân công phụ trách.
Khi để xảy ra tham nhũng, không thể đổ thừa ngay cho cấp dưới mà phải gương mẫu đứng ra nhận trách nhiệm của người quản lý trước, sau đó mới phân tích, tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân để có cách xử lý sao cho thấu tình, đạt lý để không chỉ cá nhân người vi phạm và cả tập thể cán bộ cơ quan, đơn vị cũng phục tùng, noi gương.
"Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm pháp lý nếu đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.
Pháp luật về PCTN quy định trong kết luận thanh tra, kiểm toán, điều tra vụ việc, vụ án tham nhũng phải nêu rõ trách nhiệm của "người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ: do yếu kém về năng lực quản lý; thiếu trách nhiệm trong quản lý; bao che cho người có hành vi tham nhũng... và kết luận đó phải được gửi cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3028 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Để góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tham nhũng, pháp luật quy định rõ chế độ trách nhiệm của "người đứng đầu" các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.Cụ thể, "người đứng đầu" các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.
Theo đó, cấp phó của "người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách. "Người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài việc phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách, còn phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý.
Trách nhiệm của "người đứng đầu", cấp phó của "người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị trong các trường hợp trên được loại trừ trong trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.
Vì vậy, việc xử lý trách nhiệm của "người đứng đầu" và cá nhân khác có trách nhiệm trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nước về việc để xảy ra hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng (PCTN) và điều lệ, quy chế của tổ chức đó.
"Người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, còn phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật.
Vì thế, việc nêu cao vai trò, trách nhiệm quản lý lãnh đạo và ý thức nêu gương của "người đứng đầu" ở mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương là vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh với các hành vi tham nhũng và PCTN ngay từ cơ sở.
Muốn vậy, "người đứng đầu" không những là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tác phong và năng lực công tác mà còn cần phải đề ra được kế hoạch cho mình và cho cán bộ, đảng viên, công chức cơ quan, đơn vị cùng học tập và noi theo về công tác chuyên môn nói chung và công tác đấu tranh PCTN, lãng phí nói riêng.
Hơn thế, "người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực sự là trung tâm đoàn kết, phải thực hiện thật tốt công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình để kịp thời ngăn chặn, loại trừ cái xấu, cái tiêu cực, động viên, biểu dương và nhân rộng cái tốt, cái điển hình, cái tích cực.
Giải pháp tốt nhất trong đấu tranh PCTN, lãng phí chính là tích cực tuyên truyền thực hiện Luật PCTN; công khai minh bạch các khoản thu, chi trong đơn vị, cơ quan; thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản cá nhân và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị.
Khi phát hiện sai lầm, khuyết điểm của cấp dưới phải có cách xử lý khéo léo, nghiêm khắc và bảo đảm công tâm mới góp phần đấu tranh PCTN, lãng phí ngay trong cơ quan, đơn vị mình được phân công phụ trách.
Khi để xảy ra tham nhũng, không thể đổ thừa ngay cho cấp dưới mà phải gương mẫu đứng ra nhận trách nhiệm của người quản lý trước, sau đó mới phân tích, tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân để có cách xử lý sao cho thấu tình, đạt lý để không chỉ cá nhân người vi phạm và cả tập thể cán bộ cơ quan, đơn vị cũng phục tùng, noi gương.
"Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm pháp lý nếu đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.
Pháp luật về PCTN quy định trong kết luận thanh tra, kiểm toán, điều tra vụ việc, vụ án tham nhũng phải nêu rõ trách nhiệm của "người đứng đầu" cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ: do yếu kém về năng lực quản lý; thiếu trách nhiệm trong quản lý; bao che cho người có hành vi tham nhũng... và kết luận đó phải được gửi cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.