CTTĐT - Với việc tổ chức thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, trong những năm qua Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại tỉnh.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái
Xác định công tác tư vấn hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho các cơ sở giáo dục là chức năng quan trọng nhất, trong những năm qua Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh đã tập trung vào các hoạt động tư vấn về phương pháp quản lý, giảng dạy, tư vấn, điều chỉnh nội dung, chương trình, môi trường đối với giáo dục cho người khuyết tật và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục. Trong các năm học, Trung tâm đã cử cán bộ, giáo viên trực tiếp đến các cơ sở giáo dục có học sinh khuyết tật học hòa nhập hỗ trợ về phương pháp, kĩ thuật dạy học. Vì vậy 100% cơ sở giáo dục trong tỉnh đã quan tâm đến công tác huy động trẻ khuyết tật ra lớp và thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật; Tỷ lệ học sinh khuyết tật ra lớp tăng dần trong các năm (năm học 2013- 2014 đạt khoảng 42%; năm học 2014-2015 đạt khoảng 47%; năm 2015 - 2016 đạt khoảng 50%; năm 2016-2017 toàn tỉnh có 2.186 trẻ khuyết tật trong độ tuổi, trong đó có 1.099 trẻ học hòa nhập, đạt 50,2%).
Cùng với đó, Trung tâm tích cực trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của công tác phát hiện, can thiệp sớm; thực hiện tốt công tác phát hiện, chẩn đoán, đánh giá, tư vấn, can thiệp sớm về giáo dục cho trẻ. Năm học 2016 - 2017 đã có 30 trẻ khuyết tật nặng độ tuổi mầm non được Trung tâm hỗ trợ, can thiệp sớm.
Ngoài nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ phát triển hòa nhập trong các cơ sở giáo dục và can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật, trong những năm qua Trung tâm còn có nhiệm vụ nuôi dưỡng, giáo dục một bộ phận học sinh khuyết tật không có điều kiện học hòa nhập. Đây chủ yếu là những học sinh khuyết tật thuộc một số loại tật không thể học hòa nhập. Từ năm học 2009 - 2010 đến nay, đã có 250 lượt học sinh khuyết tật được học tập, rèn luyện và được trang bị kiến thức, kỹ năng sống phù hợp để hòa nhập với cộng đồng. Trong năm học 2016 - 2017, Trung tâm tổ chức nuôi dạy 102 học sinh khuyết tật. Việc làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật tại Trung tâm đã góp phần đáp ứng nhu cầu được đi học của trẻ khuyết tật thuộc một số loại tật không thể học hòa nhập, đồng thời giúp Trung tâm tích lũy kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy đối với đối tượng trẻ khuyết tật, từ đó làm tốt công tác tư vấn hỗ trợ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
Trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh tập trung nguồn lực để tổ chức tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ hòa nhập tại các cơ sở giáo dục (đây là nhiệm vụ được xác định là trọng tâm đối với Trung tâm trong giai đoạn này); Đặc biệt, thực hiện tốt chức năng tham mưu, làm nòng cốt cho Sở GD&ĐT trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật, thực hiện Đề án hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2015 - 2020, đảm bảo đến năm 2020 huy động tối thiểu 60% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được đến trường, đáp ứng các điều kiện công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục về tỷ lệ huy động trẻ khuyết tật ra lớp. Tư vấn và trợ giúp, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm trong giáo dục trẻ khuyết tật. Đảm bảo mọi trẻ khuyết tật có nhu cầu học tập đều được đến trường và được tiếp nhận một nền giáo dục thân thiện, chất lượng, bình đẳng.
Tiếp tục vai trò đầu mối trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của công tác phát hiện, can thiệp sớm và chăm lo cho người khuyết tật; tăng số lượng, mở rộng dạng tật trong phát hiện, can thiệp sớm. Hỗ trợ triển khai giáo dục hòa nhập ở các cấp học thông qua việc xây dựng chương trình, tài liệu; nghiên cứu biên soạn, cung cấp tài liệu, sách, thiết bị, phù hợp với dạng tật; Tổ chức khảo sát, thống kê tình hình người khuyết tật trên địa bàn, xác định đối tượng cần được chăm sóc, giáo dục; Tổ chức khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục. Thực hiện hướng nghiệp dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. Ngoài ra, Trung tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt cho một số đối tượng trẻ khuyết tật nặng và các dạng tật đặc biệt không thể học hòa nhập (Khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ, trẻ mắc hội chứng down, hội chứng tự kỷ, ...).
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái, tiền thân là Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được thành lập theo Quyết định số 440/QĐ-UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh Yên Bái. Để đáp ứng nhu cầu về giáo dục đối với người khuyết tật, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 08/01/2009 về việc đổi tên Trung tâm thành Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Trẻ khuyết tật.
Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc giáo dục trẻ khuyết tật/Tư vấn cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh có người khuyết tật học hòa nhập về phương pháp giảng dạy và hỗ trợ kỹ thuật; Tập hợp, huy động các chuyên gia về giáo dục khuyết tật để hỗ trợ các cơ sở giáo dục; bồi dưỡng giáo viên, tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và chăm sóc trẻ khuyết tật; tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định.
|
813 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với việc tổ chức thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, trong những năm qua Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại tỉnh.Xác định công tác tư vấn hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho các cơ sở giáo dục là chức năng quan trọng nhất, trong những năm qua Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh đã tập trung vào các hoạt động tư vấn về phương pháp quản lý, giảng dạy, tư vấn, điều chỉnh nội dung, chương trình, môi trường đối với giáo dục cho người khuyết tật và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục. Trong các năm học, Trung tâm đã cử cán bộ, giáo viên trực tiếp đến các cơ sở giáo dục có học sinh khuyết tật học hòa nhập hỗ trợ về phương pháp, kĩ thuật dạy học. Vì vậy 100% cơ sở giáo dục trong tỉnh đã quan tâm đến công tác huy động trẻ khuyết tật ra lớp và thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật; Tỷ lệ học sinh khuyết tật ra lớp tăng dần trong các năm (năm học 2013- 2014 đạt khoảng 42%; năm học 2014-2015 đạt khoảng 47%; năm 2015 - 2016 đạt khoảng 50%; năm 2016-2017 toàn tỉnh có 2.186 trẻ khuyết tật trong độ tuổi, trong đó có 1.099 trẻ học hòa nhập, đạt 50,2%).
Cùng với đó, Trung tâm tích cực trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của công tác phát hiện, can thiệp sớm; thực hiện tốt công tác phát hiện, chẩn đoán, đánh giá, tư vấn, can thiệp sớm về giáo dục cho trẻ. Năm học 2016 - 2017 đã có 30 trẻ khuyết tật nặng độ tuổi mầm non được Trung tâm hỗ trợ, can thiệp sớm.
Ngoài nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ phát triển hòa nhập trong các cơ sở giáo dục và can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật, trong những năm qua Trung tâm còn có nhiệm vụ nuôi dưỡng, giáo dục một bộ phận học sinh khuyết tật không có điều kiện học hòa nhập. Đây chủ yếu là những học sinh khuyết tật thuộc một số loại tật không thể học hòa nhập. Từ năm học 2009 - 2010 đến nay, đã có 250 lượt học sinh khuyết tật được học tập, rèn luyện và được trang bị kiến thức, kỹ năng sống phù hợp để hòa nhập với cộng đồng. Trong năm học 2016 - 2017, Trung tâm tổ chức nuôi dạy 102 học sinh khuyết tật. Việc làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật tại Trung tâm đã góp phần đáp ứng nhu cầu được đi học của trẻ khuyết tật thuộc một số loại tật không thể học hòa nhập, đồng thời giúp Trung tâm tích lũy kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy đối với đối tượng trẻ khuyết tật, từ đó làm tốt công tác tư vấn hỗ trợ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
Trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh tập trung nguồn lực để tổ chức tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ hòa nhập tại các cơ sở giáo dục (đây là nhiệm vụ được xác định là trọng tâm đối với Trung tâm trong giai đoạn này); Đặc biệt, thực hiện tốt chức năng tham mưu, làm nòng cốt cho Sở GD&ĐT trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật, thực hiện Đề án hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2015 - 2020, đảm bảo đến năm 2020 huy động tối thiểu 60% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được đến trường, đáp ứng các điều kiện công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục về tỷ lệ huy động trẻ khuyết tật ra lớp. Tư vấn và trợ giúp, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm trong giáo dục trẻ khuyết tật. Đảm bảo mọi trẻ khuyết tật có nhu cầu học tập đều được đến trường và được tiếp nhận một nền giáo dục thân thiện, chất lượng, bình đẳng.
Tiếp tục vai trò đầu mối trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của công tác phát hiện, can thiệp sớm và chăm lo cho người khuyết tật; tăng số lượng, mở rộng dạng tật trong phát hiện, can thiệp sớm. Hỗ trợ triển khai giáo dục hòa nhập ở các cấp học thông qua việc xây dựng chương trình, tài liệu; nghiên cứu biên soạn, cung cấp tài liệu, sách, thiết bị, phù hợp với dạng tật; Tổ chức khảo sát, thống kê tình hình người khuyết tật trên địa bàn, xác định đối tượng cần được chăm sóc, giáo dục; Tổ chức khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục. Thực hiện hướng nghiệp dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật. Ngoài ra, Trung tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt cho một số đối tượng trẻ khuyết tật nặng và các dạng tật đặc biệt không thể học hòa nhập (Khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ, trẻ mắc hội chứng down, hội chứng tự kỷ, ...).
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái, tiền thân là Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được thành lập theo Quyết định số 440/QĐ-UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh Yên Bái. Để đáp ứng nhu cầu về giáo dục đối với người khuyết tật, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 08/01/2009 về việc đổi tên Trung tâm thành Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Trẻ khuyết tật.
Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc giáo dục trẻ khuyết tật/Tư vấn cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh có người khuyết tật học hòa nhập về phương pháp giảng dạy và hỗ trợ kỹ thuật; Tập hợp, huy động các chuyên gia về giáo dục khuyết tật để hỗ trợ các cơ sở giáo dục; bồi dưỡng giáo viên, tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và chăm sóc trẻ khuyết tật; tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định.