Ngày 27/4/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (DTTS) khi sinh con đúng chính sách dân số.
Phụ nữ dân tộc Mông xã Púng Luông nhận tiền hỗ trợ theo Nghị định 39.
Theo đó, phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ 2 triệu đồng/ người từ tháng đầu sau sinh con. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/6/2016.
Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh, Nghị định số 39 ra đời sẽ góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe cho đồng bào DTTS, bởi thực tế, phần lớn phụ nữ nghèo, nhất là phụ nữ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS gặp rất nhiều khó khăn khi sinh con, nhất là thiếu thốn về kinh tế.
Vì vậy, chính sách này sẽ là yếu tố quan trọng giúp khắc phục những khó khăn có tính chất đặc thù và trở thành động lực trong việc thúc đẩy việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ của vùng đồng bào DTTS nói riêng và của tỉnh nói chung.
Theo Quyết định về việc phê duyệt kinh phí năm 2016 thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định 39 của UBND tỉnh Yên Bái ngày 13/1/2017, năm 2016, toàn tỉnh có 3.574 đối tượng được hỗ trợ với tổng kinh phí hỗ trợ trên 7 tỷ đồng. Để triển khai việc hỗ trợ, UBND tỉnh giao Sở Y tế, Sở Tài chính và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các phần việc theo chức năng để đảm bảo việc hỗ trợ được đầy đủ, chính xác.
Hiện, các địa phương đã và đang tiến hành chi trả kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng. Nhiều đối tượng rất phấn khởi khi được nhận tiền hỗ trợ. Chị Khang Thị Chư - bản Mí Háng Tâu, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Vợ chồng mình sinh được hai con, một trai, một gái. Được cán bộ dân số xã tuyên truyền là nếu không sinh thêm con nữa thì mình sẽ được nhận 2 triệu đồng. Nhà mình nghèo, số tiền này cũng giúp vợ chồng mình nhiều việc. Với lại cán bộ dân số cũng nói cho mình hiểu đẻ thêm sẽ càng khổ nữa. Vậy nên hai vợ chồng mình bàn nhau là sẽ không đẻ nữa".
Anh Giàng A Trầu - cán bộ dân số xã Púng Luông cho biết: "Chính sách hỗ trợ này giúp cán bộ dân số chúng tôi thuận lợi hơn nhiều trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ kế hoạch, đúng chính sách dân số. Nhiều người lúc trước còn chưa quyết định có sinh thêm con hay không nhưng sau khi được chúng tôi tuyên truyền đã quyết định không sinh thêm con thứ ba nữa và nhận tiền hỗ trợ".
Tuy nhiên, qua thực tế cấp phát kinh phí hỗ trợ tại các địa phương cho thấy số đối tượng có sự biến động theo chiều hướng giảm so với danh sách đã được phê duyệt. Sự biến động này trước hết bởi các đối tượng tảo hôn nằm trong danh sách được phê duyệt hỗ trợ trước đó thì sau đó mới được quy định rõ là không thuộc diện được hưởng hỗ trợ. Đồng thời, đến thời điểm cấp phát, nhiều đối tượng lại tiếp tục có con thứ ba. Nhiều đối tượng mặc dù đến thời điểm này vẫn chỉ sinh một hoặc 2 con nhưng lâu dài thì chưa thực sự quyết tâm thực hiện đúng chính sách dân số nên không dám nhận tiền hỗ trợ.
Chị Sùng Thị Pàng - Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Mù Cang Chải cho biết: "Triển khai Nghị định 39, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đã tích cực chỉ đạo đội ngũ cán bộ dân số trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền chính sách hỗ trợ đến người dân. Theo danh sách đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ năm 2016 thì huyện có 913 người. Tuy nhiên, đến nay, khi thực hiện việc cấp phát, chúng tôi đã phải phối hợp với các xã để rà soát lại đối tượng.
Qua rà soát, đã có nhiều đối tượng không còn trong diện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nữa. Mặt khác, để việc thực hiện chính sách hỗ trợ được chặt chẽ, hạn chế tới mức thấp nhất có thể việc phải thu hồi hỗ trợ, chúng tôi đã yêu cầu đối tượng phải thực hiện bản cam kết thực hiện đúng chính sách dân số giữa đối tượng với UBND xã mới được nhận tiền hỗ trợ.
Qua triển khai thì nhiều người đã không dám ký cam kết vì trong tư tưởng chưa chắc chắn là không sinh thêm con nữa, nhất là những người sinh con một bề, đặc biệt là sinh hai con gái. Vậy nên tới nay, toàn huyện chỉ có 486 người hưởng hỗ trợ".
Thực tế này, đòi hỏi ngành dân số nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc tuyên truyền, vận động người dân, nhất là những hộ DTTS nghèo nhận thức đầy đủ hơn về lợi ích của việc sinh con đúng chính sách dân số cũng như sự quan tâm của Nhà nước tới đồng bào qua sự hỗ trợ này nhằm phát huy hơn nữa tác dụng của Nghị định 39 đối với việc thực hiện chính sách dân số của người dân.
Đồng thời, UBND các xã cũng cần tiếp tục có sự quản lý, theo dõi đối tượng nhận hỗ trợ thực hiện việc cam kết không sinh thêm con trái chính sách dân số hoặc vi phạm chính sách hỗ trợ nhằm hạn chế ít nhất việc phải thu hồi kinh phí hỗ trợ.
1790 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ngày 27/4/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (DTTS) khi sinh con đúng chính sách dân số. Theo đó, phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ 2 triệu đồng/ người từ tháng đầu sau sinh con. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/6/2016.
Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh, Nghị định số 39 ra đời sẽ góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe cho đồng bào DTTS, bởi thực tế, phần lớn phụ nữ nghèo, nhất là phụ nữ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS gặp rất nhiều khó khăn khi sinh con, nhất là thiếu thốn về kinh tế.
Vì vậy, chính sách này sẽ là yếu tố quan trọng giúp khắc phục những khó khăn có tính chất đặc thù và trở thành động lực trong việc thúc đẩy việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ của vùng đồng bào DTTS nói riêng và của tỉnh nói chung.
Theo Quyết định về việc phê duyệt kinh phí năm 2016 thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định 39 của UBND tỉnh Yên Bái ngày 13/1/2017, năm 2016, toàn tỉnh có 3.574 đối tượng được hỗ trợ với tổng kinh phí hỗ trợ trên 7 tỷ đồng. Để triển khai việc hỗ trợ, UBND tỉnh giao Sở Y tế, Sở Tài chính và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các phần việc theo chức năng để đảm bảo việc hỗ trợ được đầy đủ, chính xác.
Hiện, các địa phương đã và đang tiến hành chi trả kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng. Nhiều đối tượng rất phấn khởi khi được nhận tiền hỗ trợ. Chị Khang Thị Chư - bản Mí Háng Tâu, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Vợ chồng mình sinh được hai con, một trai, một gái. Được cán bộ dân số xã tuyên truyền là nếu không sinh thêm con nữa thì mình sẽ được nhận 2 triệu đồng. Nhà mình nghèo, số tiền này cũng giúp vợ chồng mình nhiều việc. Với lại cán bộ dân số cũng nói cho mình hiểu đẻ thêm sẽ càng khổ nữa. Vậy nên hai vợ chồng mình bàn nhau là sẽ không đẻ nữa".
Anh Giàng A Trầu - cán bộ dân số xã Púng Luông cho biết: "Chính sách hỗ trợ này giúp cán bộ dân số chúng tôi thuận lợi hơn nhiều trong việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ kế hoạch, đúng chính sách dân số. Nhiều người lúc trước còn chưa quyết định có sinh thêm con hay không nhưng sau khi được chúng tôi tuyên truyền đã quyết định không sinh thêm con thứ ba nữa và nhận tiền hỗ trợ".
Tuy nhiên, qua thực tế cấp phát kinh phí hỗ trợ tại các địa phương cho thấy số đối tượng có sự biến động theo chiều hướng giảm so với danh sách đã được phê duyệt. Sự biến động này trước hết bởi các đối tượng tảo hôn nằm trong danh sách được phê duyệt hỗ trợ trước đó thì sau đó mới được quy định rõ là không thuộc diện được hưởng hỗ trợ. Đồng thời, đến thời điểm cấp phát, nhiều đối tượng lại tiếp tục có con thứ ba. Nhiều đối tượng mặc dù đến thời điểm này vẫn chỉ sinh một hoặc 2 con nhưng lâu dài thì chưa thực sự quyết tâm thực hiện đúng chính sách dân số nên không dám nhận tiền hỗ trợ.
Chị Sùng Thị Pàng - Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Mù Cang Chải cho biết: "Triển khai Nghị định 39, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đã tích cực chỉ đạo đội ngũ cán bộ dân số trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền chính sách hỗ trợ đến người dân. Theo danh sách đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ năm 2016 thì huyện có 913 người. Tuy nhiên, đến nay, khi thực hiện việc cấp phát, chúng tôi đã phải phối hợp với các xã để rà soát lại đối tượng.
Qua rà soát, đã có nhiều đối tượng không còn trong diện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nữa. Mặt khác, để việc thực hiện chính sách hỗ trợ được chặt chẽ, hạn chế tới mức thấp nhất có thể việc phải thu hồi hỗ trợ, chúng tôi đã yêu cầu đối tượng phải thực hiện bản cam kết thực hiện đúng chính sách dân số giữa đối tượng với UBND xã mới được nhận tiền hỗ trợ.
Qua triển khai thì nhiều người đã không dám ký cam kết vì trong tư tưởng chưa chắc chắn là không sinh thêm con nữa, nhất là những người sinh con một bề, đặc biệt là sinh hai con gái. Vậy nên tới nay, toàn huyện chỉ có 486 người hưởng hỗ trợ".
Thực tế này, đòi hỏi ngành dân số nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc tuyên truyền, vận động người dân, nhất là những hộ DTTS nghèo nhận thức đầy đủ hơn về lợi ích của việc sinh con đúng chính sách dân số cũng như sự quan tâm của Nhà nước tới đồng bào qua sự hỗ trợ này nhằm phát huy hơn nữa tác dụng của Nghị định 39 đối với việc thực hiện chính sách dân số của người dân.
Đồng thời, UBND các xã cũng cần tiếp tục có sự quản lý, theo dõi đối tượng nhận hỗ trợ thực hiện việc cam kết không sinh thêm con trái chính sách dân số hoặc vi phạm chính sách hỗ trợ nhằm hạn chế ít nhất việc phải thu hồi kinh phí hỗ trợ.