CTTĐT - Ngày 13/6, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng giám sát chuyên đề của HĐND.
Đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại Hội thảo.
Dự Hội thảo có đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, lãnh đạo HĐND các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo và chuyên Văn phòng HĐND tỉnh.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận trao đổi sâu về hoạt động giám sát theo chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND; Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; Các bước trong Quy trình giám sát chuyên đề của HĐND như công tác chuẩn bị giám sát, bước tiến hành giám sát và kết thúc giám sát; Kinh nghiệm trong việc lựa chọn, đề xuất nội dung giám sát; Phương pháp tập hợp thông tin, nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho công tác giám sát; Phương pháp cách thức tổ chức cuộc giám sát tại cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát; Công tác tham mưu, phục vụ giám sát; kinh nghiệm trong công tác xây dựng báo cáo giám sát…
Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo.
Các đại biểu cho rằng giám sát chuyên đề đó là hoạt động xem xét lại những nội dung Nghị quyết đã ban hành đã được triển khai, thực hiện kịp thời chưa, đã đi vào đời sống chưa; đồng thời thông qua giám sát chuyên đề để tìm hiểu xem các chủ trương, chính sách đã ban hành có phù hợp với thực tiễn không để điều chỉnh cho phù hợp và hiệu quả. Kinh nghiệm trong hoạt động giám sát đó là cần lựa chọn người tham gia giám sát cho phù hợp với chuyên đề giám sát; lựa chọn cơ quan, đơn vị được giám sát là hết sức quan trọng và lựa chọn nội dung giám sát.
Cần xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát cụ thể, xây dựng đề cương giám sát, thu thập thông tin từ thực tế, từ báo cáo. Khi xây dựng chương trình giám sát cần nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lựa chọn các chỉ tiêu khó thực hiện, các lĩnh vực mà cử tri trong tỉnh quan tâm để giám sát. Việc giám sát cần phải được tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục.
Giám sát của HĐND là hoạt động có kế hoạch, được báo trước và bảo đảm tính công khai, minh bạch. Đó là một chuỗi các hoạt động liên tục, từ xác định nội dung, tổ chức đoàn giám sát, thu thập thông tin, chuẩn bị tài liệu, nghiên cứu báo cáo và tổ chức làm việc với các đối tượng, ban hành, gửi kết luận giám sát đến đối tượng giám sát và các cơ quan liên quan; theo dõi thực hiện các kết luận giám sát, quan tâm tái giám sát những vấn đề chậm chuyển biến.
Trong công tác chuẩn bị trước khi giám sát, cần nghiên cứu kỹ nội dung để từ đó xác định được mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi giám sát, đồng thời xây dựng kế hoạch, đề cương giám sát, thu thập thông tin, tài liệu liên quan; yêu cầu các đơn vị chịu sự giám sát gửi báo cáo theo đề cương đoàn giám sát yêu cầu đúng thời gian quy định, tiến hành họp đoàn giám sát để phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên. Việc phân công các thành viên đoàn giám sát phụ trách các tiểu nội dung phải căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn mà thành viên đó đảm nhiệm tại đơn vị, cơ sở. Quá trình tiến hành giám sát, phải kết hợp nghe báo cáo với đi kiểm tra thực tế tại cơ sở, giám sát trực tiếp và toàn diện, có sự so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện với các quy định hiện hành của nhà nước, nghị quyết của HĐND để rút ra được những kết luận đúng, khách quan, từ đó đề xuất kiến nghị có tính khả thi.
Đối với công tác xây dựng báo cáo giám sát chuyên đề cần phải dựa vào kế hoạch cũng như đề cương giám sát, thực tế trong quá trình đi giám sát, cân nhắc kỹ, bảo đảm sát hợp, chỉ rõ được những hạn chế, thiếu sót, những bất cập trong quá trình tổ chức triển khai các nghị quyết, chính sách, pháp luật và đề xuất hướng giải quyết khả thi, kiến nghị rõ, đúng cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết, khắc phục.
Sau các cuộc giám sát, chủ thể giám sát tiếp tục theo dõi việc thực hiện Nghị quyết của HĐND, các kết luận và kiến nghị của Thường trực HĐNd, các Ban của HĐND.
Các đại biểu cũng có ý kiến, để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cần sớm xây dựng Quy trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh. Trong đó cần thể hiện rõ và đầy đủ các bước để tiến hành cuộc giám sát chuyên đề theo đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cùng với đó cần xây dựng hệ thống các biểu mẫu kèm theo như Quyết định thành lập Đoàn giám sát, đề cương báo cáo giám sát, thông báo nội dung, kế hoạch giám sát để khi tất cả các văn bản về giám sát chuyên đề khi phát hành đều thống nhất về biểu mẫu.
Thường trực HĐND tỉnh cần phân công cụ thể cho các Ban HĐND tăng cường theo dõi, kiểm tra việc giải quyết các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND còn chậm được giải quyết, cần thiết thành lập đoàn giám sát lại các vấn đề đã giám sát hoặc tổ chức chất vấn tại kỳ họp để yêu cầu làm rõ vấn đề.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Giám sát là một trong 2 chức năng chủ yếu trong hoạt động của HĐND. Việc tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát có vai trò rất quan trọng, việc giám sát không chỉ cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội mà còn xem xét, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật, việc tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND trên các lĩnh vực cụ thể. Chính vì vậy việc tổ chức Hội thảo nhằm giúp cho các đại biểu trao đổi và nắm bắt được Quy trình hoạt động giám sát, đặc biệt là quy trình giám sát chuyên đề của HĐND và các Ban của HĐND.
Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã đánh giá cao công tác chuẩn bị tổ chức Hội thảo, các ý kiến phát biểu thảo luận của các đại biểu tại hội thảo đảm bảo sát và đúng với yêu cầu nội dung cần trao đổi đã đề ra. Thường trực HĐND tỉnh tiếp thu toàn bộ các ý kiến thảo luận tại Hội thảo để hoàn chỉnh Quy trình hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND tỉnh đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định để các cuộc giám sát ngày càng tốt hơn, bài bản hơn, chất lượng hơn đáp ứng được yêu cầu.
1342 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 13/6, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng giám sát chuyên đề của HĐND.Dự Hội thảo có đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, lãnh đạo HĐND các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo và chuyên Văn phòng HĐND tỉnh.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận trao đổi sâu về hoạt động giám sát theo chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND; Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; Các bước trong Quy trình giám sát chuyên đề của HĐND như công tác chuẩn bị giám sát, bước tiến hành giám sát và kết thúc giám sát; Kinh nghiệm trong việc lựa chọn, đề xuất nội dung giám sát; Phương pháp tập hợp thông tin, nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho công tác giám sát; Phương pháp cách thức tổ chức cuộc giám sát tại cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát; Công tác tham mưu, phục vụ giám sát; kinh nghiệm trong công tác xây dựng báo cáo giám sát…
Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo.
Các đại biểu cho rằng giám sát chuyên đề đó là hoạt động xem xét lại những nội dung Nghị quyết đã ban hành đã được triển khai, thực hiện kịp thời chưa, đã đi vào đời sống chưa; đồng thời thông qua giám sát chuyên đề để tìm hiểu xem các chủ trương, chính sách đã ban hành có phù hợp với thực tiễn không để điều chỉnh cho phù hợp và hiệu quả. Kinh nghiệm trong hoạt động giám sát đó là cần lựa chọn người tham gia giám sát cho phù hợp với chuyên đề giám sát; lựa chọn cơ quan, đơn vị được giám sát là hết sức quan trọng và lựa chọn nội dung giám sát.
Cần xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát cụ thể, xây dựng đề cương giám sát, thu thập thông tin từ thực tế, từ báo cáo. Khi xây dựng chương trình giám sát cần nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lựa chọn các chỉ tiêu khó thực hiện, các lĩnh vực mà cử tri trong tỉnh quan tâm để giám sát. Việc giám sát cần phải được tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục.
Giám sát của HĐND là hoạt động có kế hoạch, được báo trước và bảo đảm tính công khai, minh bạch. Đó là một chuỗi các hoạt động liên tục, từ xác định nội dung, tổ chức đoàn giám sát, thu thập thông tin, chuẩn bị tài liệu, nghiên cứu báo cáo và tổ chức làm việc với các đối tượng, ban hành, gửi kết luận giám sát đến đối tượng giám sát và các cơ quan liên quan; theo dõi thực hiện các kết luận giám sát, quan tâm tái giám sát những vấn đề chậm chuyển biến.
Trong công tác chuẩn bị trước khi giám sát, cần nghiên cứu kỹ nội dung để từ đó xác định được mục đích, yêu cầu, đối tượng, phạm vi giám sát, đồng thời xây dựng kế hoạch, đề cương giám sát, thu thập thông tin, tài liệu liên quan; yêu cầu các đơn vị chịu sự giám sát gửi báo cáo theo đề cương đoàn giám sát yêu cầu đúng thời gian quy định, tiến hành họp đoàn giám sát để phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên. Việc phân công các thành viên đoàn giám sát phụ trách các tiểu nội dung phải căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn mà thành viên đó đảm nhiệm tại đơn vị, cơ sở. Quá trình tiến hành giám sát, phải kết hợp nghe báo cáo với đi kiểm tra thực tế tại cơ sở, giám sát trực tiếp và toàn diện, có sự so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện với các quy định hiện hành của nhà nước, nghị quyết của HĐND để rút ra được những kết luận đúng, khách quan, từ đó đề xuất kiến nghị có tính khả thi.
Đối với công tác xây dựng báo cáo giám sát chuyên đề cần phải dựa vào kế hoạch cũng như đề cương giám sát, thực tế trong quá trình đi giám sát, cân nhắc kỹ, bảo đảm sát hợp, chỉ rõ được những hạn chế, thiếu sót, những bất cập trong quá trình tổ chức triển khai các nghị quyết, chính sách, pháp luật và đề xuất hướng giải quyết khả thi, kiến nghị rõ, đúng cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết, khắc phục.
Sau các cuộc giám sát, chủ thể giám sát tiếp tục theo dõi việc thực hiện Nghị quyết của HĐND, các kết luận và kiến nghị của Thường trực HĐNd, các Ban của HĐND.
Các đại biểu cũng có ý kiến, để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cần sớm xây dựng Quy trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh. Trong đó cần thể hiện rõ và đầy đủ các bước để tiến hành cuộc giám sát chuyên đề theo đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cùng với đó cần xây dựng hệ thống các biểu mẫu kèm theo như Quyết định thành lập Đoàn giám sát, đề cương báo cáo giám sát, thông báo nội dung, kế hoạch giám sát để khi tất cả các văn bản về giám sát chuyên đề khi phát hành đều thống nhất về biểu mẫu.
Thường trực HĐND tỉnh cần phân công cụ thể cho các Ban HĐND tăng cường theo dõi, kiểm tra việc giải quyết các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND còn chậm được giải quyết, cần thiết thành lập đoàn giám sát lại các vấn đề đã giám sát hoặc tổ chức chất vấn tại kỳ họp để yêu cầu làm rõ vấn đề.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Giám sát là một trong 2 chức năng chủ yếu trong hoạt động của HĐND. Việc tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát có vai trò rất quan trọng, việc giám sát không chỉ cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội mà còn xem xét, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật, việc tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND trên các lĩnh vực cụ thể. Chính vì vậy việc tổ chức Hội thảo nhằm giúp cho các đại biểu trao đổi và nắm bắt được Quy trình hoạt động giám sát, đặc biệt là quy trình giám sát chuyên đề của HĐND và các Ban của HĐND.
Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã đánh giá cao công tác chuẩn bị tổ chức Hội thảo, các ý kiến phát biểu thảo luận của các đại biểu tại hội thảo đảm bảo sát và đúng với yêu cầu nội dung cần trao đổi đã đề ra. Thường trực HĐND tỉnh tiếp thu toàn bộ các ý kiến thảo luận tại Hội thảo để hoàn chỉnh Quy trình hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban của HĐND tỉnh đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định để các cuộc giám sát ngày càng tốt hơn, bài bản hơn, chất lượng hơn đáp ứng được yêu cầu.