Yên Bái là tỉnh miền núi, địa hình phân cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, dễ sạt lở, hơn nữa thường có mưa cục bộ với cường độ mạnh, xảy ra ở nhiều nơi. Trong khi đó, việc dự báo lũ quét, sạt lở có lúc, có nơi chưa kịp thời và chính xác; người dân ở trong vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở vẫn thờ ơ, chủ quan trước những hiện tượng thất thường của thời tiết nên khi có lũ quét, sạt lở đất thường gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân.
Trong mùa mưa lũ năm 2016, toàn tỉnh có gần 9.000 nhà ở bị thiệt hại, trong đó có 446 nhà bị thiệt hại hoàn toàn trên 70%; 1.713 nhà bị ngập nước, 68 nhà phải di dời khẩn cấp, 126 nhà bị sạt ta luy; nhiều tuyến đường tỉnh lộ, liên xã bị chia cắt trong nhiều giờ vì sạt lở đất, đá, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Nguyên nhân trước hết là do những năm gần đây, thời tiết diễn biến thất thường, nền địa chất ở nhiều nơi trong tỉnh có độ gắn kết kém, độ dốc lớn, mưa cục bộ tập trung trong thời gian dài; đặc biệt nhiều nơi mái ta luy của các tuyến đường và ta luy nhà ở chưa đảm bảo an toàn.
Ở một số địa phương, nhất là cấp cơ sở, việc thực hiện chỉ đạo của tỉnh, của ngành có nơi còn chủ quan; việc tuyên truyền nhân dân đối phó với tình hình thiên tai lũ lụt chưa được làm thường xuyên; một số người dân vẫn còn lơ là mất cảnh giác trước thiên tai lũ lụt; việc nắm bắt tình hình thời tiết khí hậu ở một số đơn vị chưa được quan tâm chú trọng...nên khi lũ lụt kéo về, đất, đá sạt lỡ thường bị thiệt hại đến tính mạng và tài sản.
Năm 2017, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam khoảng 6 - 7 cơn, xuất hiện sớm hơn so với hàng năm.
Trong khi đó, trên địa bàn toàn tỉnh có 5.953 hộ dân cần di dời, sơ tán, trong đó có 2.676 số hộ dân cần di dời do ngập lụt, 529 số hộ cần di dời do lũ, lũ quét, 2.726 số hộ cần di dời do sạt lở đất và 22 hộ dân cần di dời do sạt lở bờ sông Hồng.
Nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai mưa lũ gây ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh đã chỉ đạo xây dựng các phương án PCTT-TKCN từ cơ sở, với phương châm “4 tại chỗ” và chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời khắc phục khẩn trương có hiệu quả, trong đó lấy phòng ngừa làm chính.
Các địa phương cần đẩy mạnh việc trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, quy hoạch việc sử dụng đất, quy hoạch lại các khu dân cư thường xảy ra lũ quét; có kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng, xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất chi tiết để phục vụ cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp thuận tiện trong công tác chỉ huy, chỉ đạo và tham mưu cho cấp ủy chính quyền các cấp trong quy hoạch các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương; chủ động di chuyển các hộ dân cư ở những nơi có nguy cơ sạt lở đất và lũ quét khi có tình huống xảy ra.
Các địa phương cần rà soát, kiểm tra cụ thể những hộ dân có nhà ở sát ta luy, tuyên truyền vận động, nâng cao cảnh giác, kiểm tra trước trong mùa mưa bão về địa chất, nếu không an toàn thì vận động di chuyển, cần thiết phải cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân. Đặc biệt, người dân, nhất là những hộ nằm trong vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất cần phải chủ động các phương án đối phó với thiên tai, bão lũ nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai mưa lũ gây ra.
606 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi, địa hình phân cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, dễ sạt lở, hơn nữa thường có mưa cục bộ với cường độ mạnh, xảy ra ở nhiều nơi. Trong khi đó, việc dự báo lũ quét, sạt lở có lúc, có nơi chưa kịp thời và chính xác; người dân ở trong vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở vẫn thờ ơ, chủ quan trước những hiện tượng thất thường của thời tiết nên khi có lũ quét, sạt lở đất thường gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân.Trong mùa mưa lũ năm 2016, toàn tỉnh có gần 9.000 nhà ở bị thiệt hại, trong đó có 446 nhà bị thiệt hại hoàn toàn trên 70%; 1.713 nhà bị ngập nước, 68 nhà phải di dời khẩn cấp, 126 nhà bị sạt ta luy; nhiều tuyến đường tỉnh lộ, liên xã bị chia cắt trong nhiều giờ vì sạt lở đất, đá, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Nguyên nhân trước hết là do những năm gần đây, thời tiết diễn biến thất thường, nền địa chất ở nhiều nơi trong tỉnh có độ gắn kết kém, độ dốc lớn, mưa cục bộ tập trung trong thời gian dài; đặc biệt nhiều nơi mái ta luy của các tuyến đường và ta luy nhà ở chưa đảm bảo an toàn.
Ở một số địa phương, nhất là cấp cơ sở, việc thực hiện chỉ đạo của tỉnh, của ngành có nơi còn chủ quan; việc tuyên truyền nhân dân đối phó với tình hình thiên tai lũ lụt chưa được làm thường xuyên; một số người dân vẫn còn lơ là mất cảnh giác trước thiên tai lũ lụt; việc nắm bắt tình hình thời tiết khí hậu ở một số đơn vị chưa được quan tâm chú trọng...nên khi lũ lụt kéo về, đất, đá sạt lỡ thường bị thiệt hại đến tính mạng và tài sản.
Năm 2017, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam khoảng 6 - 7 cơn, xuất hiện sớm hơn so với hàng năm.
Trong khi đó, trên địa bàn toàn tỉnh có 5.953 hộ dân cần di dời, sơ tán, trong đó có 2.676 số hộ dân cần di dời do ngập lụt, 529 số hộ cần di dời do lũ, lũ quét, 2.726 số hộ cần di dời do sạt lở đất và 22 hộ dân cần di dời do sạt lở bờ sông Hồng.
Nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai mưa lũ gây ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh đã chỉ đạo xây dựng các phương án PCTT-TKCN từ cơ sở, với phương châm “4 tại chỗ” và chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời khắc phục khẩn trương có hiệu quả, trong đó lấy phòng ngừa làm chính.
Các địa phương cần đẩy mạnh việc trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, quy hoạch việc sử dụng đất, quy hoạch lại các khu dân cư thường xảy ra lũ quét; có kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng, xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất chi tiết để phục vụ cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp thuận tiện trong công tác chỉ huy, chỉ đạo và tham mưu cho cấp ủy chính quyền các cấp trong quy hoạch các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương; chủ động di chuyển các hộ dân cư ở những nơi có nguy cơ sạt lở đất và lũ quét khi có tình huống xảy ra.
Các địa phương cần rà soát, kiểm tra cụ thể những hộ dân có nhà ở sát ta luy, tuyên truyền vận động, nâng cao cảnh giác, kiểm tra trước trong mùa mưa bão về địa chất, nếu không an toàn thì vận động di chuyển, cần thiết phải cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân. Đặc biệt, người dân, nhất là những hộ nằm trong vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất cần phải chủ động các phương án đối phó với thiên tai, bão lũ nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai mưa lũ gây ra.