Đến nay, toàn tỉnh có 184 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 56% tổng sốhợp tác xã toàn tỉnh với trên 14.500 thành viên.
HTX Thái Sơn, thôn 2, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên đầu tư máy ép tinh dầu thực vật từ lạc, vừng, đỗ tương để sản xuất dầu ăn.
Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã trở thành phong trào lớn được nhân dân trong tỉnh hưởng ứng rộng khắp. Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi để khu vực nông thôn ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Trong đó, các tổ chức kinh tế hợp tác, mà cụ thể là vai trò của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp được coi là quan trọng vừa hỗ trợ để cụ thể hóa những tiêu chí, vừa là công cụ phát huy nội lực rất hiệu quả trong sự nghiệp XDNTM của tỉnh, nhất là từ khi thực hiện chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, các HTX có điều kiện để mở rộng sản xuất, cùng với đó là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã khuyến khích mô hình kinh tế HTX ngày càng phát triển.
Mặc dù mới đi vào hoạt động được 2 năm nhưng HTX Thái Sơn ở thôn 2, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên là một trong số những HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012 có hiệu quả. HTX Thái Sơn là HTX chuyên cung ứng giống cây trồng các loại cho người dân trên địa bàn huyện. Sau 2 năm đi vào hoạt động, HTX đã cung ứng được trên 2 vạn giống cây cam sành, trên 6.000 giống cây bưởi và các loại cây nông nghiệp khác cho 24/24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, các loại giống cây của HTX được nông dân các tỉnh lân cận như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng. HTX cũng đã liên kết với Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái và Công ty cổ phần Thân Yến tỉnh Phú Thọ cung ứng các loại phân bón chuyên cho cây ăn quả có múi và cây nông nghiệp với phương thức thanh toán ứng trước 50% cho các hộ dân sau khi thu hoạch sẽ thanh toán hết.
Cùng với việc kinh doanh, sản xuất giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, HTX còn tư vấn miễn phí cho người dân về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, sử dụng phân bón phù hợp, đúng cách, tìm đầu ra cho sản phẩm... Từ đó, HTX đã tạo được niềm tin và sự gắn kết giữa HTX với thành viên và người dân.
Ông Đàm Văn Việt - Giám đốc HTX Thái Sơn chia sẻ: “Với cách làm chủ động HTX đã khẳng định hướng đi đúng theo mô hình HTX kiểu mới. Năm 2016, tổng doanh thu HTX đạt gần 1 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 40 triệu đồng; HTX tạo việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. HTX cũng đã đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất như: ô tô tải, máy ép tinh dầu thực vật để mở rộng sản xuất thực phẩm tinh dầu sạch từ lạc, vừng, đỗ tương...”.
Hầu hết các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hoạt động kinh doanh tổng hợp, kết hợp giữa dịch vụ sản xuất và chế biến; cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; bao tiêu một phần sản phẩm đầu ra cho nông dân như: chè, quế, gỗ, măng tre Bát độ...
Từ năm 2013 đến nay, đã có một số mô hình HTX dịch vụ và tổ chức nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà, HTX chăn nuôi gia cầm, HTX sản xuất rau an toàn... như: HTX Thanh niên Q&C (huyện Văn Yên), HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành (huyện Trấn Yên), HTX 6/12 xã Đào Thịnh (huyện Trấn Yên), HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận (huyện Văn Chấn)...
Thông qua các khâu dịch vụ, các HTX đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân sản xuất, gieo cấy, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng sản lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh có 184 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 56% tổng số HTX toàn tỉnh với trên 14.500 thành viên. Từ khi luật HTX ra đời, nhất là Luật HTX sửa đổi năm 2012, đã tạo hành lang pháp lý cho các mô hình kinh tế tập thể có điều kiện để mở rộng sản xuất, cùng với đó là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã khuyến khích mô hình kinh tế HTX ngày càng phát triển.
Hiện, đã có 53 HTX lĩnh vực nông nghiệp tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012, chiếm 50,5% tổng số HTX hoạt động theo Luật HTX trên toàn tỉnh. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các HTX nông nghiệp đã chủ động vươn lên, trở thành chỗ dựa tin cậy cho xã viên, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và XDNTM ở các địa phương.
Ông Mai Mộng Tuân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh khẳng định: “Các HTX nông nghiệp đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Thông qua các HTX, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh được phổ biến cho nông dân; đồng thời, giúp sản phẩm nông nghiệp tìm được đầu ra cho sản phẩm. Các dịch vụ nông nghiệp cũng được ứng dụng một cách linh hoạt hơn; một số HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên, góp phần phát triển kinh nông nông nghiệp nông thôn và XDNTM”.
1396 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đến nay, toàn tỉnh có 184 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 56% tổng sốhợp tác xã toàn tỉnh với trên 14.500 thành viên.Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã trở thành phong trào lớn được nhân dân trong tỉnh hưởng ứng rộng khắp. Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi để khu vực nông thôn ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Trong đó, các tổ chức kinh tế hợp tác, mà cụ thể là vai trò của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp được coi là quan trọng vừa hỗ trợ để cụ thể hóa những tiêu chí, vừa là công cụ phát huy nội lực rất hiệu quả trong sự nghiệp XDNTM của tỉnh, nhất là từ khi thực hiện chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012, các HTX có điều kiện để mở rộng sản xuất, cùng với đó là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã khuyến khích mô hình kinh tế HTX ngày càng phát triển.
Mặc dù mới đi vào hoạt động được 2 năm nhưng HTX Thái Sơn ở thôn 2, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên là một trong số những HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012 có hiệu quả. HTX Thái Sơn là HTX chuyên cung ứng giống cây trồng các loại cho người dân trên địa bàn huyện. Sau 2 năm đi vào hoạt động, HTX đã cung ứng được trên 2 vạn giống cây cam sành, trên 6.000 giống cây bưởi và các loại cây nông nghiệp khác cho 24/24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Ngoài ra, các loại giống cây của HTX được nông dân các tỉnh lân cận như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng. HTX cũng đã liên kết với Công ty cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành Yên Bái và Công ty cổ phần Thân Yến tỉnh Phú Thọ cung ứng các loại phân bón chuyên cho cây ăn quả có múi và cây nông nghiệp với phương thức thanh toán ứng trước 50% cho các hộ dân sau khi thu hoạch sẽ thanh toán hết.
Cùng với việc kinh doanh, sản xuất giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, HTX còn tư vấn miễn phí cho người dân về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, sử dụng phân bón phù hợp, đúng cách, tìm đầu ra cho sản phẩm... Từ đó, HTX đã tạo được niềm tin và sự gắn kết giữa HTX với thành viên và người dân.
Ông Đàm Văn Việt - Giám đốc HTX Thái Sơn chia sẻ: “Với cách làm chủ động HTX đã khẳng định hướng đi đúng theo mô hình HTX kiểu mới. Năm 2016, tổng doanh thu HTX đạt gần 1 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 40 triệu đồng; HTX tạo việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. HTX cũng đã đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất như: ô tô tải, máy ép tinh dầu thực vật để mở rộng sản xuất thực phẩm tinh dầu sạch từ lạc, vừng, đỗ tương...”.
Hầu hết các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hoạt động kinh doanh tổng hợp, kết hợp giữa dịch vụ sản xuất và chế biến; cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; bao tiêu một phần sản phẩm đầu ra cho nông dân như: chè, quế, gỗ, măng tre Bát độ...
Từ năm 2013 đến nay, đã có một số mô hình HTX dịch vụ và tổ chức nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà, HTX chăn nuôi gia cầm, HTX sản xuất rau an toàn... như: HTX Thanh niên Q&C (huyện Văn Yên), HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành (huyện Trấn Yên), HTX 6/12 xã Đào Thịnh (huyện Trấn Yên), HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận (huyện Văn Chấn)...
Thông qua các khâu dịch vụ, các HTX đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân sản xuất, gieo cấy, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng sản lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh có 184 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm 56% tổng số HTX toàn tỉnh với trên 14.500 thành viên. Từ khi luật HTX ra đời, nhất là Luật HTX sửa đổi năm 2012, đã tạo hành lang pháp lý cho các mô hình kinh tế tập thể có điều kiện để mở rộng sản xuất, cùng với đó là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã khuyến khích mô hình kinh tế HTX ngày càng phát triển.
Hiện, đã có 53 HTX lĩnh vực nông nghiệp tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012, chiếm 50,5% tổng số HTX hoạt động theo Luật HTX trên toàn tỉnh. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các HTX nông nghiệp đã chủ động vươn lên, trở thành chỗ dựa tin cậy cho xã viên, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và XDNTM ở các địa phương.
Ông Mai Mộng Tuân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh khẳng định: “Các HTX nông nghiệp đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Thông qua các HTX, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh được phổ biến cho nông dân; đồng thời, giúp sản phẩm nông nghiệp tìm được đầu ra cho sản phẩm. Các dịch vụ nông nghiệp cũng được ứng dụng một cách linh hoạt hơn; một số HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên, góp phần phát triển kinh nông nông nghiệp nông thôn và XDNTM”.