Là tỉnh miền núi, nhưng Yên Bái lại có lợi thể để nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích trên 32.000 ha mặt nước; trong đó, có 26.000 ha đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi thủy sản. Phát huy thế mạnh này, hàng năm tỉnh đã quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển thủy sản, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ về giống, hạ tầng, tín dụng qua hệ thống ngân hàng, cho thuê mặt nước để người dân, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản.
Tận dụng mặt nước, các hộ dân ven hồ Thác Bà đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.
Phát huy thế mạnh này, hàng năm tỉnh đã quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển thủy sản, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ về giống, hạ tầng, tín dụng qua hệ thống ngân hàng, cho thuê mặt nước để người dân, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản.
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình dự án phát triển nuôi trồng thủy sản, tăng cường khuyến ngư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, các hộ dân tận dụng ao hồ, đập, ruộng, các công trình thủy lợi để nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, tăng cường phối hợp tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người dân… Nhờ đó, đã làm thay đổi nhận thức cho nhiều hộ từ nuôi bán thâm canh sang đầu tư thâm canh, góp phần nâng hiệu quả kinh tế.
Theo Chi cục Thủy sản, số cơ sở nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh hiện có 39.210 cơ sở, tăng 77 cơ sở so với cùng kỳ. Trong đó, có 270 cơ sở nuôi cá lồng tập trung chủ yếu ở huyện Yên Bình, Trấn Yên; 491 cơ sở nuôi giống chủ yếu tập trung ở huyện Văn Chấn; diện tích nuôi trồng ước khoảng 2.434 ha, tăng 33,3 ha so với cùng kỳ.
Qua tìm hiểu ở các địa phương, nguyên nhân diện tích thủy sản tăng là do các hộ dân đã khôi phục diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do mưa bão của những năm trước; một số hộ chuyển đổi đất một vụ ven đầm sang đào ao nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, các địa phương tạo điều kiện cho người dân sử dụng hồ thủy lợi, hồ điều hòa nuôi trồng thủy sản để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhờ vậy, số lồng, bè chăn nuôi thủy sản đến nay có 625 lồng, so với cùng kỳ tăng 22%, bằng 113 lồng.
Anh Nguyễn Văn Bình ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình cho biết: “Đầu năm 2016, được hỗ trợ 50 triệu đồng từ chính sách hỗ trợ nuôi trồng thủy sản cùng với nguồn vốn sẵn có, gia đình đã đầu tư hệ thống đăng lưới, cọc chắn căng lưới, nạo vét lòng hồ và xây dựng hệ thống ao ươm cá con. Nhờ vậy, gần 6 ha mặt nước eo ngách hồ được đầu tư nuôi nhiều loại cá: trắm, chép, rô phi, nheo, vược biển... mỗi năm gia đình tôi đã thu về trên 200 triệu đồng”.
Cũng như anh Bình, trước đây, gia đình anh Nguyễn Văn Đông ở thôn Trung Sơn, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình còn gặp nhiều khó khăn do đất nông nghiệp ít. Nhận thấy tiềm năng từ lòng hồ Thác Bà, nhất là nguồn nước, đầu năm 2015, anh Đông mạnh dạn vay vốn đầu tư 6 lồng nuôi cá nheo. Thấy có hiệu quả, đầu năm 2016 theo chính sách hỗ trợ của tỉnh, anh Đông đăng ký đóng mới 14 lồng nuôi cá với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/lồng. Nhờ có chính sách hỗ trợ của tỉnh, hiện gia đình anh có 20 lồng nuôi cá và mỗi năm cho thu nhập trên 120 triệu đồng, cuộc sống đã khá giả hơn.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3.058 tấn, tăng 4,67% so với cùng kỳ, bằng 136,3 tấn. Trong đó sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 420 tấn, chiếm 13,7%; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.638 tấn chiếm 86,2%, chủ yếu ở các huyện có hồ, đầm lớn và các đập công trình thủy lợi như huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên.
Tuy đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng đánh giá khách quan, việc phát triển chăn nuôi thủy sản còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng mặt nước của các địa phương. Các sản phẩm chăn nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao còn hạn chế, chưa tạo phong trào rộng khắp, chưa hình thành vùng hàng hoá tập trung, tạo ra sản phẩm lớn để tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh bạn. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn gặp khó khăn do cơ chế quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản còn nhiều bất cập…
Để chăn nuôi thủy sản phát triển hơn nữa, đòi hỏi các cấp, ngành, các địa phương cần nâng cấp hạ tầng sản xuất, tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó là tổ chức lại sản xuất theo hướng thu hút doanh nghiệp; khuyến khích phát triển hợp tác xã, trang trại để tạo điều kiện đầu tư xây dựng hạ tầng; áp dụng khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra cho sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, phấn đấu phát triển thủy sản trở thành ngành mũi nhọn về kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
1154 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Là tỉnh miền núi, nhưng Yên Bái lại có lợi thể để nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích trên 32.000 ha mặt nước; trong đó, có 26.000 ha đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi thủy sản. Phát huy thế mạnh này, hàng năm tỉnh đã quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển thủy sản, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ về giống, hạ tầng, tín dụng qua hệ thống ngân hàng, cho thuê mặt nước để người dân, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản.Phát huy thế mạnh này, hàng năm tỉnh đã quan tâm chỉ đạo đầu tư phát triển thủy sản, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ về giống, hạ tầng, tín dụng qua hệ thống ngân hàng, cho thuê mặt nước để người dân, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản.
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình dự án phát triển nuôi trồng thủy sản, tăng cường khuyến ngư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, các hộ dân tận dụng ao hồ, đập, ruộng, các công trình thủy lợi để nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, tăng cường phối hợp tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người dân… Nhờ đó, đã làm thay đổi nhận thức cho nhiều hộ từ nuôi bán thâm canh sang đầu tư thâm canh, góp phần nâng hiệu quả kinh tế.
Theo Chi cục Thủy sản, số cơ sở nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh hiện có 39.210 cơ sở, tăng 77 cơ sở so với cùng kỳ. Trong đó, có 270 cơ sở nuôi cá lồng tập trung chủ yếu ở huyện Yên Bình, Trấn Yên; 491 cơ sở nuôi giống chủ yếu tập trung ở huyện Văn Chấn; diện tích nuôi trồng ước khoảng 2.434 ha, tăng 33,3 ha so với cùng kỳ.
Qua tìm hiểu ở các địa phương, nguyên nhân diện tích thủy sản tăng là do các hộ dân đã khôi phục diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do mưa bão của những năm trước; một số hộ chuyển đổi đất một vụ ven đầm sang đào ao nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, các địa phương tạo điều kiện cho người dân sử dụng hồ thủy lợi, hồ điều hòa nuôi trồng thủy sản để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhờ vậy, số lồng, bè chăn nuôi thủy sản đến nay có 625 lồng, so với cùng kỳ tăng 22%, bằng 113 lồng.
Anh Nguyễn Văn Bình ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình cho biết: “Đầu năm 2016, được hỗ trợ 50 triệu đồng từ chính sách hỗ trợ nuôi trồng thủy sản cùng với nguồn vốn sẵn có, gia đình đã đầu tư hệ thống đăng lưới, cọc chắn căng lưới, nạo vét lòng hồ và xây dựng hệ thống ao ươm cá con. Nhờ vậy, gần 6 ha mặt nước eo ngách hồ được đầu tư nuôi nhiều loại cá: trắm, chép, rô phi, nheo, vược biển... mỗi năm gia đình tôi đã thu về trên 200 triệu đồng”.
Cũng như anh Bình, trước đây, gia đình anh Nguyễn Văn Đông ở thôn Trung Sơn, xã Mông Sơn, huyện Yên Bình còn gặp nhiều khó khăn do đất nông nghiệp ít. Nhận thấy tiềm năng từ lòng hồ Thác Bà, nhất là nguồn nước, đầu năm 2015, anh Đông mạnh dạn vay vốn đầu tư 6 lồng nuôi cá nheo. Thấy có hiệu quả, đầu năm 2016 theo chính sách hỗ trợ của tỉnh, anh Đông đăng ký đóng mới 14 lồng nuôi cá với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/lồng. Nhờ có chính sách hỗ trợ của tỉnh, hiện gia đình anh có 20 lồng nuôi cá và mỗi năm cho thu nhập trên 120 triệu đồng, cuộc sống đã khá giả hơn.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3.058 tấn, tăng 4,67% so với cùng kỳ, bằng 136,3 tấn. Trong đó sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 420 tấn, chiếm 13,7%; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.638 tấn chiếm 86,2%, chủ yếu ở các huyện có hồ, đầm lớn và các đập công trình thủy lợi như huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên.
Tuy đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng đánh giá khách quan, việc phát triển chăn nuôi thủy sản còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng mặt nước của các địa phương. Các sản phẩm chăn nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao còn hạn chế, chưa tạo phong trào rộng khắp, chưa hình thành vùng hàng hoá tập trung, tạo ra sản phẩm lớn để tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh bạn. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn gặp khó khăn do cơ chế quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản còn nhiều bất cập…
Để chăn nuôi thủy sản phát triển hơn nữa, đòi hỏi các cấp, ngành, các địa phương cần nâng cấp hạ tầng sản xuất, tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó là tổ chức lại sản xuất theo hướng thu hút doanh nghiệp; khuyến khích phát triển hợp tác xã, trang trại để tạo điều kiện đầu tư xây dựng hạ tầng; áp dụng khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra cho sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định, phấn đấu phát triển thủy sản trở thành ngành mũi nhọn về kinh tế nông nghiệp của tỉnh.