CTTĐT - Trong thời gian qua, với phương pháp chủ động, tích cực tiếp xúc với các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài nhằm giới thiệu nhu cầu đầu tư và tranh thủ thu hút nguồn vốn viện trợ, công tác vận động, tiếp nhận nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được kêt quả tốt.
Nội dung hoạt động chủ yếu của các chương trình, dự án tập trung tăng cường công tác thú y và giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi…
Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) của tỉnh được triển khai sâu rộng tới các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh. Các cấp ủy đảng và chính quyền của tỉnh thường xuyên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức PCPNN đến tỉnh Yên Bái tìm hiểu khảo sát nhu cầu viện trợ đối với các lĩnh vực ưu tiên và các vùng địa phương đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện cho các cấp, các ngành chủ động thực hiện công tác vận động viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài và đa dạng hoá các kênh vận động.
Bên cạnh đó, công tác vận động, tiếp nhận và quản lý viện trợ phi chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái được sự quan tâm chỉ đạo của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh, sự hợp tác và giúp đỡ của các ngành, các cấp trong tỉnh. Vì vậy công tác tiếp nhận, quản lý triển khai dự án được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Nhà nước và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện, do đó các chương trình, dự án thực hiện trong 6 tháng năm 2017 đều đạt được mục tiêu đề ra.
Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 27 chương trình, dự án triển khai thực hiện (giảm 12 chương trình, dự án so với cùng kỳ năm 2016), do 12 tổ chức PCPNN, 02 địa phương nước ngoài (tỉnh Val de Marne và thành phố Chevilly - Larue (CH Pháp), trong đó có 08 chương trình, dự án phê duyệt, tiếp nhận mới, với tổng vốn cam kết tài trợ là 948.291 USD, tăng 78% vốn cam kết tài trợ so với cùng kỳ năm 2016; 19 chương trình, dự án chuyển tiếp. Tổng giá trị giải ngân là 1,4 triệu USD bằng 52,3% kế hoạch và bằng 59,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Qua đánh giá, các chương trình, dự án được phê duyệt, tiếp nhận hiện đang được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch và cam kết với nhà tài trợ. Nội dung hoạt động chủ yếu của các chương trình, dự án tập trung thực hiện các hoạt động về tập huấn, hỗ trợ xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất cho các trường mầm non; bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ nâng cấp nhà văn hóa thôn, đường giao thông liên thôn; các hoạt động phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai; tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe/kế hoạch hóa gia đình tại cộng đồng; hỗ trợ nhằm cải thiện dinh dưỡng trẻ em và an ninh lương thực cho trẻ em nghèo; cải thiện điều kiện sống cho các hộ gia đình nghèo thông qua các mô hình chăn nuôi, trồng cây nông nghiệp; tăng cường công tác thú y và giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi; hỗ trợ trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; phòng chống bạo lực đối với trẻ em; Xây dựng trường mầm non và trường tiểu học,.. Trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: Lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội có 13 chương trình, dự án; Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo có 05 dự án; Lĩnh vực Y tế có 05 chương trình, dự án; Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường có 02 dự án; Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội có 02 chương trình, dự án. Công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài đã đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Chính phủ Việt Nam về quản lý và sử dụng viện trợ, cũng như các cam kết với nhà tài trợ. Vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao trên tất cả các mặt, nhất là việc nâng cao năng lực, nâng cao mức sống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng dự án....
Trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp về vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ Phi chính phủ nước ngoài, 6 tháng cuối năm 2017, tỉnh tập trung vận động viện trợ các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ cải tiến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ; phát triển các mô hình sản xuất đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; đầu tư cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi, đường nông thôn, trạm bơm điện, công trình nước sạch...cho các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Các chương trình, dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và cung cấp thiết bị dạy học cho các trường học theo hướng đồng bộ hóa và hiện đại hóa; thiết lập hệ thống thư viện đầy đủ, khoa học và phù hợp với từng cấp học đặc biệt cung cấp và đào tạo công nghệ thông tin cho các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn; Các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ máy móc, trang thiết bị hiện đại, phù hợp với từng ngành nghề cho hệ thống các trường, các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh; đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; các chương trình, dự án đầu tư xóa nhà tạm cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai; phòng chống, mua bán phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân khi bị mua bán trở về....
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa sự lợi dụng các khoản viện trợ để trục lợi; cảnh giác việc đối tác thu thập thông tín, ghi hình, chụp ảnh cá biệt có tính nhạy cảm không phản ảnh đúng thực trạng xã hội của tỉnh; ngăn ngừa tình trạng các tổ chức, cá nhân tự ý cung cấp thông tin, số liệu, giao dịch với các tổ chức nước ngoài để hình thành dự án viện trợ, hợp tác khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước cho phép; chủ động trao đổi, đàm phán với bên viện trợ điều chỉnh các chương trình, dự án có cơ cấu chi phí không hợp lý; theo dõi, quản lý chặt chẽ tất cả các khoản viện trợ Phi chính phủ nước ngoài triển khai trên địa bàn tỉnh, kể cả các nguồn viện trợ thuộc chương trình, dự án do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương thực hiện đều phải được đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật; Tăng cường cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan đặc biệt là sự phối hợp của cơ quan Công an trong công tác vận động, sử dụng và quản lý nguồn viện trợ Phi chính phủ nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực văn hoá xã hội cho đối tượng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thâp...
775 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong thời gian qua, với phương pháp chủ động, tích cực tiếp xúc với các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài nhằm giới thiệu nhu cầu đầu tư và tranh thủ thu hút nguồn vốn viện trợ, công tác vận động, tiếp nhận nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được kêt quả tốt. Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) của tỉnh được triển khai sâu rộng tới các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh. Các cấp ủy đảng và chính quyền của tỉnh thường xuyên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức PCPNN đến tỉnh Yên Bái tìm hiểu khảo sát nhu cầu viện trợ đối với các lĩnh vực ưu tiên và các vùng địa phương đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện cho các cấp, các ngành chủ động thực hiện công tác vận động viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài và đa dạng hoá các kênh vận động.
Bên cạnh đó, công tác vận động, tiếp nhận và quản lý viện trợ phi chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái được sự quan tâm chỉ đạo của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh, sự hợp tác và giúp đỡ của các ngành, các cấp trong tỉnh. Vì vậy công tác tiếp nhận, quản lý triển khai dự án được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Nhà nước và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện, do đó các chương trình, dự án thực hiện trong 6 tháng năm 2017 đều đạt được mục tiêu đề ra.
Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 27 chương trình, dự án triển khai thực hiện (giảm 12 chương trình, dự án so với cùng kỳ năm 2016), do 12 tổ chức PCPNN, 02 địa phương nước ngoài (tỉnh Val de Marne và thành phố Chevilly - Larue (CH Pháp), trong đó có 08 chương trình, dự án phê duyệt, tiếp nhận mới, với tổng vốn cam kết tài trợ là 948.291 USD, tăng 78% vốn cam kết tài trợ so với cùng kỳ năm 2016; 19 chương trình, dự án chuyển tiếp. Tổng giá trị giải ngân là 1,4 triệu USD bằng 52,3% kế hoạch và bằng 59,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Qua đánh giá, các chương trình, dự án được phê duyệt, tiếp nhận hiện đang được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch và cam kết với nhà tài trợ. Nội dung hoạt động chủ yếu của các chương trình, dự án tập trung thực hiện các hoạt động về tập huấn, hỗ trợ xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất cho các trường mầm non; bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ nâng cấp nhà văn hóa thôn, đường giao thông liên thôn; các hoạt động phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai; tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe/kế hoạch hóa gia đình tại cộng đồng; hỗ trợ nhằm cải thiện dinh dưỡng trẻ em và an ninh lương thực cho trẻ em nghèo; cải thiện điều kiện sống cho các hộ gia đình nghèo thông qua các mô hình chăn nuôi, trồng cây nông nghiệp; tăng cường công tác thú y và giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi; hỗ trợ trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; phòng chống bạo lực đối với trẻ em; Xây dựng trường mầm non và trường tiểu học,.. Trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: Lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội có 13 chương trình, dự án; Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo có 05 dự án; Lĩnh vực Y tế có 05 chương trình, dự án; Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường có 02 dự án; Lĩnh vực giải quyết các vấn đề xã hội có 02 chương trình, dự án. Công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài đã đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Chính phủ Việt Nam về quản lý và sử dụng viện trợ, cũng như các cam kết với nhà tài trợ. Vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao trên tất cả các mặt, nhất là việc nâng cao năng lực, nâng cao mức sống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng dự án....
Trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp về vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ Phi chính phủ nước ngoài, 6 tháng cuối năm 2017, tỉnh tập trung vận động viện trợ các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ cải tiến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ; phát triển các mô hình sản xuất đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; đầu tư cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi, đường nông thôn, trạm bơm điện, công trình nước sạch...cho các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Các chương trình, dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và cung cấp thiết bị dạy học cho các trường học theo hướng đồng bộ hóa và hiện đại hóa; thiết lập hệ thống thư viện đầy đủ, khoa học và phù hợp với từng cấp học đặc biệt cung cấp và đào tạo công nghệ thông tin cho các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn; Các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ máy móc, trang thiết bị hiện đại, phù hợp với từng ngành nghề cho hệ thống các trường, các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh; đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; các chương trình, dự án đầu tư xóa nhà tạm cho người nghèo, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai; phòng chống, mua bán phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân khi bị mua bán trở về....
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa sự lợi dụng các khoản viện trợ để trục lợi; cảnh giác việc đối tác thu thập thông tín, ghi hình, chụp ảnh cá biệt có tính nhạy cảm không phản ảnh đúng thực trạng xã hội của tỉnh; ngăn ngừa tình trạng các tổ chức, cá nhân tự ý cung cấp thông tin, số liệu, giao dịch với các tổ chức nước ngoài để hình thành dự án viện trợ, hợp tác khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước cho phép; chủ động trao đổi, đàm phán với bên viện trợ điều chỉnh các chương trình, dự án có cơ cấu chi phí không hợp lý; theo dõi, quản lý chặt chẽ tất cả các khoản viện trợ Phi chính phủ nước ngoài triển khai trên địa bàn tỉnh, kể cả các nguồn viện trợ thuộc chương trình, dự án do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương thực hiện đều phải được đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật; Tăng cường cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan đặc biệt là sự phối hợp của cơ quan Công an trong công tác vận động, sử dụng và quản lý nguồn viện trợ Phi chính phủ nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực văn hoá xã hội cho đối tượng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thâp...