CTTĐT - Theo dự báo của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Yên Bình, bắt đầu từ tháng 9 trở đi sẽ xuất hiện rầy các loại, các xã cần chú ý là Bảo Ái, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bạch Hà, Vũ Linh, Cảm Nhân và Xuân Long.
Bà con nông dân đang tập chung chăm sóc lúa hè thu cuối vụ
Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh, lây lan nhanh trên các giống lúa: Nhị ưu số 7; Nhị ưu 838; Thiên ưu 8; GS9; Hương thơm; Khang dân 18. Bệnh khô vằn sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại về cuối vụ, hại nặng cục bộ trên những ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Sâu đục 2 chấm sẽ phát triển rộ từ ngày 10/9 trở đi, các xã có diện tích lúa trỗ muộn cần chú ý. Ngoài ra, cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng khác như bệnh đen lép hạt, bệnh vàng lá và chuột hại.
Cùng với cây lúa, bà con nông dân cần phòng trừ sâu đục thân, bắp trên cây ngô hè thu; sâu xám, sâu ăn lá, bệnh huyết dụ chân chì trên cây ngô đông; bọ cánh tơ, rầy xanh, bọ xít muỗi, bệnh đốm nâu, đốm xám trên cây chè; rệp, sâu vẽ bùa, bệnh loét, bệnh chảy gôm trên cây bưởi; nhện lông nhung trên cây nhãn, vải. Tiếp tục theo dõi lứa sâu mới tiếp tục nở từ cuối tháng 9 trở đi sẽ gây hại cây bồ đề; đề phòng bệnh chết héo, bệnh đốm lá, bệnh khô lá, bệnh phấn trắng, sâu ăn lá trên cây keo.
Bà con cũng cần chú ý vệ sinh đồng ruộng, chăm bón kịp thời, phòng trừ sâu bệnh hại theo nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp và thu rau màu theo đúng thời điểm từng loại cây. Trước khi vào sản xuất rau, khoai tây, cà chua, lạc, khuyến cáo bà con nên xử lý nấm đối kháng nhằm hạn chế bệnh héo rũ.
Để đảm bảo năng suất, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo quyết liệt, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch hại và thời tiết; chỉ đạo đôn đốc bà con nông dân phòng trừ theo hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở về cách phòng trừ dịch hại. Đặc biệt, hướng dẫn bà con gieo trồng đúng lịch thời vụ, chăm sóc kịp thời, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu sâu bệnh; thường xuyên thăm đồng và chủ động phòng trừ khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại cao và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo kỹ thuật 4 đúng đó là: Đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ liều lượng và đúng kỹ thuật. Các xã thị trấn cần tiếp tục triển khai Thông tư liên tịch ngày 16/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
Đối với cây trồng vụ đông, bà con nông dân cần chủ động thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa mùa sớm để làm đất trồng ngô đông và cây màu vụ đông theo đúng lịch và cơ cấu giống của tỉnh. Chú ý làm đất kỹ, tơi xốp và đảm bảo đủ nước tưới trong giai đoạn sinh trưởng thiết yếu của cây trồng.
1226 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Yên Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo dự báo của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Yên Bình, bắt đầu từ tháng 9 trở đi sẽ xuất hiện rầy các loại, các xã cần chú ý là Bảo Ái, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bạch Hà, Vũ Linh, Cảm Nhân và Xuân Long.Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh, lây lan nhanh trên các giống lúa: Nhị ưu số 7; Nhị ưu 838; Thiên ưu 8; GS9; Hương thơm; Khang dân 18. Bệnh khô vằn sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại về cuối vụ, hại nặng cục bộ trên những ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Sâu đục 2 chấm sẽ phát triển rộ từ ngày 10/9 trở đi, các xã có diện tích lúa trỗ muộn cần chú ý. Ngoài ra, cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng khác như bệnh đen lép hạt, bệnh vàng lá và chuột hại.
Cùng với cây lúa, bà con nông dân cần phòng trừ sâu đục thân, bắp trên cây ngô hè thu; sâu xám, sâu ăn lá, bệnh huyết dụ chân chì trên cây ngô đông; bọ cánh tơ, rầy xanh, bọ xít muỗi, bệnh đốm nâu, đốm xám trên cây chè; rệp, sâu vẽ bùa, bệnh loét, bệnh chảy gôm trên cây bưởi; nhện lông nhung trên cây nhãn, vải. Tiếp tục theo dõi lứa sâu mới tiếp tục nở từ cuối tháng 9 trở đi sẽ gây hại cây bồ đề; đề phòng bệnh chết héo, bệnh đốm lá, bệnh khô lá, bệnh phấn trắng, sâu ăn lá trên cây keo.
Bà con cũng cần chú ý vệ sinh đồng ruộng, chăm bón kịp thời, phòng trừ sâu bệnh hại theo nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp và thu rau màu theo đúng thời điểm từng loại cây. Trước khi vào sản xuất rau, khoai tây, cà chua, lạc, khuyến cáo bà con nên xử lý nấm đối kháng nhằm hạn chế bệnh héo rũ.
Để đảm bảo năng suất, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo quyết liệt, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch hại và thời tiết; chỉ đạo đôn đốc bà con nông dân phòng trừ theo hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở về cách phòng trừ dịch hại. Đặc biệt, hướng dẫn bà con gieo trồng đúng lịch thời vụ, chăm sóc kịp thời, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng nhanh, có khả năng chống chịu sâu bệnh; thường xuyên thăm đồng và chủ động phòng trừ khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại cao và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo kỹ thuật 4 đúng đó là: Đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ liều lượng và đúng kỹ thuật. Các xã thị trấn cần tiếp tục triển khai Thông tư liên tịch ngày 16/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
Đối với cây trồng vụ đông, bà con nông dân cần chủ động thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa mùa sớm để làm đất trồng ngô đông và cây màu vụ đông theo đúng lịch và cơ cấu giống của tỉnh. Chú ý làm đất kỹ, tơi xốp và đảm bảo đủ nước tưới trong giai đoạn sinh trưởng thiết yếu của cây trồng.