CTTĐT - Sáng 21/9/2017, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị
Sau 2 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (Đề án), ngành nông nghiệp Yên Bái đã chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang phát triển tập trung, thâm canh, năng suất cao, bước đầu hình thành các vùng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quy trình canh tác trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng lâm nghiệp, thủy sản. Trong trồng trọt, xu hướng giảm dần độc canh cây lúa, giảm diện tích gieo trồng cây hằng năm ở các nhóm cây lượng thực có hạt, cây lấy củ. Năm 2017, sản lượng lương thực có hạt ước đạt trên 308 nghìn tấn, tăng gần 10 nghìn tấn so với năm 2015 và tăng 28 nghìn tấn so với mục tiêu Đề án; hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung trên 2.500 ha tại Mường Lò, Văn Yên, Lục Yên; vùng sản xuất rau an toàn và ứng dụng cao tại Văn Yên, thành phố Yên Bái.
Hiện nay, tổng diện tích chè toàn tỉnh trên 8.500 ha.
Tỉnh đã hình thành được các vùng cây ăn quả, đặt biệt là cây ăn quả có múi đạt trên 3.100 ha/tổng diện tích đề án là 4.000 ha. Chăn nuôi đã có sự chuyển biến tích cực trong công tác giống và đẩy mạnh chăn nuôi tập trung theo hình thức bán công nghiệp và công nghiệp. Tổng đàn gia súc chính năm 2017 ước đạt 685 nghìn con, đạt kế hoạch đề ra và tăng trên 41 nghìn con so với năm 2015. Lâm nghiệp chuyển từ những cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng những cây đa tác dụng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có trên 430 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 62,5%; hình thành một số vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hóa tập trung như vùng quế 66 nghìn ha, vùng măng tre Bát Độ 3.700 ha, vùng trồng cây Sơn Tra trên 5 nghìn ha. Nuôi trồng thủy sản có nhiều chuyển biến tích cực từ chỗ nuôi quảng canh nay nhiều hộ dân đã đầu tư nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp với quy mô lớn. Hiện toàn tỉnh có 1.100 lồng cá, 48 cơ sở nuôi cá eo ngách. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước năm 2017 đạt trên 4%.
Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái thực hiện 8 đề án thành phần là phát triển chăn nuôi, phát triển thủy sản, phát triển cây ăn quả, phát triển chè vùng cao, sản xuất ngô Đông trên đất hai vụ lúa, phát triển cây quế, phát triển cây măng tre Bát Độ, phát triển cây Sơn Tra với tổng kinh phí trên 204 tỷ đồng. Đến tháng 9/2017, kinh phí thực hiện trên 51 tỷ đồng, đạt 25% tổng vốn. Nhờ thực hiện tốt các chính sách phát triển nông, lâm nghiệp đã góp phần đưa năng suất, sản lượng, giá trị, thu nhập tăng thêm hơn 10% so với trước khi điển hình là các đề án phát triển nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả, quế, Sơn Tra. Ngành nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2016 đạt 5,0% và năm 2017 dự kiến đạt 4,45%.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về những kết quả đạt được, phân tích những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Đề án đó là sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết; việc hỗ trợ phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh còn chậm, năng suất, chất lượng một số loại nông sản còn thấp; sản phẩm an toàn khó tiêu thụ do giá cao; các hình thức tổ chức sản xuất thiếu đa dạng, chậm đổi mới; lĩnh vực trồng trọt có kết quả tốt nhưng chưa thực sự đột phá, sản xuất chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi thị trường; chưa có chính sách hỗ trợ sản xuất theo chuỗi, gắn từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm…Đồng thời, đại biểu các sở, ngành, địa phương có những đề xuất cụ thể với tỉnh như: đề nghị bổ sung thêm chính sách nuôi dê trên đảo hồ Thác Bà; quan tâm giúp huyện Mù Cang Chải đưa cây cải dầu vào giống cây trồng của tỉnh; có chính sách hỗ trợ tìm kiếm thị trường theo chuỗi cho cây ăn quả; điều chỉnh các đề án khó thực hiện, bổ sung một số mô hình mới trong năm 2017; tăng mức hỗ trợ đầu tư cho măng tre Bát Độ…
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong những Đề án có sự vào cuộc với quyết tâm cao của các sở, ngành, địa phương, đến nay đã đi vào thực tiễn và được nhân dân ủng hộ; đã bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô tương đối lớn, chất lượng ngày càng cao góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định đó là kết quả đạt được giữa các địa phương chưa đều, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa đạt yêu cầu.
Để thực hiện hiệu quả Đề án, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về mục tiêu, quan điểm của Đề án; đổi mới tổ chức sản xuất; tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị; hướng dẫn hỗ trợ nông dân hình thành các tổ hợp tác; đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đề nghị ngành nông nghiệp bám sát nội dung của 8 đề án thành phần để xây dựng, hoàn chỉnh báo cáo; điều chỉnh một số nội dung của Đề án sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; bổ sung thêm chính sách hỗ trợ dài hạn, đặc biệt là hỗ trợ sản xuất hàng hóa tập trung để tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp…
943 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 21/9/2017, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố.Sau 2 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (Đề án), ngành nông nghiệp Yên Bái đã chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang phát triển tập trung, thâm canh, năng suất cao, bước đầu hình thành các vùng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quy trình canh tác trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng lâm nghiệp, thủy sản. Trong trồng trọt, xu hướng giảm dần độc canh cây lúa, giảm diện tích gieo trồng cây hằng năm ở các nhóm cây lượng thực có hạt, cây lấy củ. Năm 2017, sản lượng lương thực có hạt ước đạt trên 308 nghìn tấn, tăng gần 10 nghìn tấn so với năm 2015 và tăng 28 nghìn tấn so với mục tiêu Đề án; hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung trên 2.500 ha tại Mường Lò, Văn Yên, Lục Yên; vùng sản xuất rau an toàn và ứng dụng cao tại Văn Yên, thành phố Yên Bái.
Hiện nay, tổng diện tích chè toàn tỉnh trên 8.500 ha.
Tỉnh đã hình thành được các vùng cây ăn quả, đặt biệt là cây ăn quả có múi đạt trên 3.100 ha/tổng diện tích đề án là 4.000 ha. Chăn nuôi đã có sự chuyển biến tích cực trong công tác giống và đẩy mạnh chăn nuôi tập trung theo hình thức bán công nghiệp và công nghiệp. Tổng đàn gia súc chính năm 2017 ước đạt 685 nghìn con, đạt kế hoạch đề ra và tăng trên 41 nghìn con so với năm 2015. Lâm nghiệp chuyển từ những cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng những cây đa tác dụng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh có trên 430 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 62,5%; hình thành một số vùng sản xuất lâm nghiệp hàng hóa tập trung như vùng quế 66 nghìn ha, vùng măng tre Bát Độ 3.700 ha, vùng trồng cây Sơn Tra trên 5 nghìn ha. Nuôi trồng thủy sản có nhiều chuyển biến tích cực từ chỗ nuôi quảng canh nay nhiều hộ dân đã đầu tư nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp với quy mô lớn. Hiện toàn tỉnh có 1.100 lồng cá, 48 cơ sở nuôi cá eo ngách. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước năm 2017 đạt trên 4%.
Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái thực hiện 8 đề án thành phần là phát triển chăn nuôi, phát triển thủy sản, phát triển cây ăn quả, phát triển chè vùng cao, sản xuất ngô Đông trên đất hai vụ lúa, phát triển cây quế, phát triển cây măng tre Bát Độ, phát triển cây Sơn Tra với tổng kinh phí trên 204 tỷ đồng. Đến tháng 9/2017, kinh phí thực hiện trên 51 tỷ đồng, đạt 25% tổng vốn. Nhờ thực hiện tốt các chính sách phát triển nông, lâm nghiệp đã góp phần đưa năng suất, sản lượng, giá trị, thu nhập tăng thêm hơn 10% so với trước khi điển hình là các đề án phát triển nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả, quế, Sơn Tra. Ngành nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2016 đạt 5,0% và năm 2017 dự kiến đạt 4,45%.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về những kết quả đạt được, phân tích những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Đề án đó là sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết; việc hỗ trợ phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh còn chậm, năng suất, chất lượng một số loại nông sản còn thấp; sản phẩm an toàn khó tiêu thụ do giá cao; các hình thức tổ chức sản xuất thiếu đa dạng, chậm đổi mới; lĩnh vực trồng trọt có kết quả tốt nhưng chưa thực sự đột phá, sản xuất chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi thị trường; chưa có chính sách hỗ trợ sản xuất theo chuỗi, gắn từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm…Đồng thời, đại biểu các sở, ngành, địa phương có những đề xuất cụ thể với tỉnh như: đề nghị bổ sung thêm chính sách nuôi dê trên đảo hồ Thác Bà; quan tâm giúp huyện Mù Cang Chải đưa cây cải dầu vào giống cây trồng của tỉnh; có chính sách hỗ trợ tìm kiếm thị trường theo chuỗi cho cây ăn quả; điều chỉnh các đề án khó thực hiện, bổ sung một số mô hình mới trong năm 2017; tăng mức hỗ trợ đầu tư cho măng tre Bát Độ…
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong những Đề án có sự vào cuộc với quyết tâm cao của các sở, ngành, địa phương, đến nay đã đi vào thực tiễn và được nhân dân ủng hộ; đã bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô tương đối lớn, chất lượng ngày càng cao góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định đó là kết quả đạt được giữa các địa phương chưa đều, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa đạt yêu cầu.
Để thực hiện hiệu quả Đề án, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về mục tiêu, quan điểm của Đề án; đổi mới tổ chức sản xuất; tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị; hướng dẫn hỗ trợ nông dân hình thành các tổ hợp tác; đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đề nghị ngành nông nghiệp bám sát nội dung của 8 đề án thành phần để xây dựng, hoàn chỉnh báo cáo; điều chỉnh một số nội dung của Đề án sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; bổ sung thêm chính sách hỗ trợ dài hạn, đặc biệt là hỗ trợ sản xuất hàng hóa tập trung để tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp…