CTTĐT - Sáu năm tập trung triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện, phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Yên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Giao thông đi lại thuận tiện, hình thành được nhiều mô hình sản xuất mới, hiệu quả, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc. Tìm hiểu quá trình thực hiện trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện Văn Yên, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Vũ Quang Hải - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Văn Yên.
Làm đường giao thông nông thôn ở thôn Yên Dũng, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên
PV: Thưa đồng chí, xin đồng chí cho biết những kết quả cơ bản của huyện Văn Yên sau 6 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới?
Đồng chí Vũ Quang: Trước khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Văn Yên cơ bản các tiêu chí chưa đáp ứng được xuất phát điểm chung của cả nước để thực hiện Chương trình, đặc biệt là các tiêu chí thuộc lĩnh vực quy hoạch, điện đường, trường, trạm, giáo dục, y tế, việc làm, môi trường…Tuy nhiên với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của toàn xã hội, qua 6 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện có 5 trên tổng số 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới đó là: xã Đại Phác, Yên Hưng, Đông Cuông, Xuân Ái và Yên Phú hiện đang duy trì và phát huy tốt danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn huyện có 1 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 20 xã đạt từ 5-14 tiêu chí. Trong năm 2017 huyện Văn Yên phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Yên Phú, Yên Hợp và An Thịnh, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 7 xã, đạt 27% số xã trong toàn huyện. Và năm 2018 huyện phấn đấu xây dựng xã Đông Cuông trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.
PV: Là một huyện miền núi, nguồn lực của huyện cũng như một số xã còn hạn chế, trong khi xây dựng nông thôn mới đòi hỏi nguồn vốn lớn, để tháo gỡ khó khăn này huyện đã và sẽ có cơ chế, chính sách nào để huy động nguồn lực và phát huy vai trò của nông dân?
Đồng chí Vũ Quang Hải: Văn Yên là một huyện miền núi, cuộc sống của nhân dân hết sức khó khăn. Vì vậy việc huy động và bố trí nguồn lực tài chính được huyện triển khai lồng ghép với các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, chương trình kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi nhỏ…Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện ưu tiên tập trung cho các xã đăng ký đạt chuẩn. Bên cạnh đó cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở áp dụng các biện pháp quyết liệt để tăng thu từ bán đấu giá đất, trích một phần kinh phí để lấy tiền xây dựng các công trình mà xã, và người dân không tự làm được.
Thời gian qua, vai trò chủ thể của người dân trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới được khắc họa rất rõ nét, thể hiện trên nhiều phương diện như thành lập các đoạn đường do các hội, đoàn thể ở cơ sở phối hợp với người dân địa phương tự quản, tự làm điện đường thắp sáng, chủ động thu gom rác thải...các tầng lớp nhân dân đã hiến trên 16 ha đất và gần 4 tỷ đồng tiền mặt, cây cối, hoa mầu để làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa... Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương đã thực hiện tốt công tác dân vận, phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân, lấy công khai minh bạch làm đầu, tạo điều kiện cho người dân có quyền quyết định việc sử dụng nguồn vốn do mình đóng góp, giám sát việc sử dụng nguồn vốn …
PV: Như vậy, khi xây dựng nông thôn mới cán bộ địa phương và người dân đã có những chuyển biến nhất định trong nhận thức và hành động, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới bằng việc hiến công, hiến kế, đất đai, tiền của, công sức. Huyện có chính sách gì để hỗ trợ, động viên khuyến khích các đơn vị và cá nhân làm tốt để nhân rộng phong trào này thưa đồng chí ?
Đồng chí Vũ Quang Hải: Trong 6 năm thực hiện, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện, tập thể lãnh đạo UBND huyện, Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, và toàn xã hội. Năng lực của đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao, bước đầu cơ bản đáp ứng được yêu cầu triển khai thực hiện chương trình; một số địa phương đã có những cách làm hay, phương pháp mới, phù hợp, hài hòa với đặc điểm của từng địa phương.
Để nhân rộng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Yên đã phát động phong trào thi đua “Huyện Văn Yên chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020, các cơ quan đơn vị, đã có nhiều cuộc vận động để hưởng ứng như:“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Thanh niên Văn Yên chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn”.
Trong giai đoạn 2013 - 2016, huyện Văn Yên được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 01 tập thể và 01 cá nhân; UBND tỉnh Yên Bái tặng Cờ thi đua cho 01 tập thể, tặng Bằng khen cho 13 tập thể và 16 cá nhân; UBND huyện tặng Giấy khen cho 26 tập thể và 42 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới.
PV : Xây dựng nông thôn mới xác định chủ thể chính là người dân và cộng đồng dân cư, huyện đã có những giải pháp gì để tiếp tục tạo điều kiện cho người dân phát huy vai trò trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, thưa đồng chí?
Đồng chí Vũ Quang Hải: Nghị quyết số 26, Hội nghị Trung ương 7 khóa X xác định, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, huyện đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên của người dân. Theo đó, người dân tham gia đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng chỉnh trang nhà ở, tham gia đầu tư các công trình công ích như: giao thông, thủy lợi, tham gia các hoạt động y tế, giáo dục, môi trường.
Hai là đảm bảo lợi ích, phát huy dân chủ và khơi dậy mọi tiềm năng của nông dân như: nguồn nhân lực tại chỗ, ngành nghề đa dạng, kinh nghiệm trong sản xuất…
Ba là tích cực đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân bằng nhiều hình thức.
Thứ tư là giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Thực tế cho thấy, thời gian qua, nhiều địa phương trong toàn huyện đã thực hiện tốt quy chế dân chủ, những bài học kinh nghiệm trong phát huy sức mạnh quần chúng ở cơ sở vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay.
1797 lượt xem
CTV: Thu Nhài - Mỹ Vân
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáu năm tập trung triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện, phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Văn Yên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Giao thông đi lại thuận tiện, hình thành được nhiều mô hình sản xuất mới, hiệu quả, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc. Tìm hiểu quá trình thực hiện trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện Văn Yên, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Vũ Quang Hải - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Văn Yên.PV: Thưa đồng chí, xin đồng chí cho biết những kết quả cơ bản của huyện Văn Yên sau 6 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới?
Đồng chí Vũ Quang: Trước khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Văn Yên cơ bản các tiêu chí chưa đáp ứng được xuất phát điểm chung của cả nước để thực hiện Chương trình, đặc biệt là các tiêu chí thuộc lĩnh vực quy hoạch, điện đường, trường, trạm, giáo dục, y tế, việc làm, môi trường…Tuy nhiên với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của toàn xã hội, qua 6 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện có 5 trên tổng số 26 xã đạt chuẩn nông thôn mới đó là: xã Đại Phác, Yên Hưng, Đông Cuông, Xuân Ái và Yên Phú hiện đang duy trì và phát huy tốt danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn huyện có 1 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 20 xã đạt từ 5-14 tiêu chí. Trong năm 2017 huyện Văn Yên phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Yên Phú, Yên Hợp và An Thịnh, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 7 xã, đạt 27% số xã trong toàn huyện. Và năm 2018 huyện phấn đấu xây dựng xã Đông Cuông trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.
PV: Là một huyện miền núi, nguồn lực của huyện cũng như một số xã còn hạn chế, trong khi xây dựng nông thôn mới đòi hỏi nguồn vốn lớn, để tháo gỡ khó khăn này huyện đã và sẽ có cơ chế, chính sách nào để huy động nguồn lực và phát huy vai trò của nông dân?
Đồng chí Vũ Quang Hải: Văn Yên là một huyện miền núi, cuộc sống của nhân dân hết sức khó khăn. Vì vậy việc huy động và bố trí nguồn lực tài chính được huyện triển khai lồng ghép với các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, chương trình kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi nhỏ…Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện ưu tiên tập trung cho các xã đăng ký đạt chuẩn. Bên cạnh đó cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở áp dụng các biện pháp quyết liệt để tăng thu từ bán đấu giá đất, trích một phần kinh phí để lấy tiền xây dựng các công trình mà xã, và người dân không tự làm được.
Thời gian qua, vai trò chủ thể của người dân trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới được khắc họa rất rõ nét, thể hiện trên nhiều phương diện như thành lập các đoạn đường do các hội, đoàn thể ở cơ sở phối hợp với người dân địa phương tự quản, tự làm điện đường thắp sáng, chủ động thu gom rác thải...các tầng lớp nhân dân đã hiến trên 16 ha đất và gần 4 tỷ đồng tiền mặt, cây cối, hoa mầu để làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa... Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương đã thực hiện tốt công tác dân vận, phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân, lấy công khai minh bạch làm đầu, tạo điều kiện cho người dân có quyền quyết định việc sử dụng nguồn vốn do mình đóng góp, giám sát việc sử dụng nguồn vốn …
PV: Như vậy, khi xây dựng nông thôn mới cán bộ địa phương và người dân đã có những chuyển biến nhất định trong nhận thức và hành động, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới bằng việc hiến công, hiến kế, đất đai, tiền của, công sức. Huyện có chính sách gì để hỗ trợ, động viên khuyến khích các đơn vị và cá nhân làm tốt để nhân rộng phong trào này thưa đồng chí ?
Đồng chí Vũ Quang Hải: Trong 6 năm thực hiện, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện, tập thể lãnh đạo UBND huyện, Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, và toàn xã hội. Năng lực của đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao, bước đầu cơ bản đáp ứng được yêu cầu triển khai thực hiện chương trình; một số địa phương đã có những cách làm hay, phương pháp mới, phù hợp, hài hòa với đặc điểm của từng địa phương.
Để nhân rộng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Yên đã phát động phong trào thi đua “Huyện Văn Yên chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020, các cơ quan đơn vị, đã có nhiều cuộc vận động để hưởng ứng như:“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Thanh niên Văn Yên chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn”.
Trong giai đoạn 2013 - 2016, huyện Văn Yên được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 01 tập thể và 01 cá nhân; UBND tỉnh Yên Bái tặng Cờ thi đua cho 01 tập thể, tặng Bằng khen cho 13 tập thể và 16 cá nhân; UBND huyện tặng Giấy khen cho 26 tập thể và 42 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới.
PV : Xây dựng nông thôn mới xác định chủ thể chính là người dân và cộng đồng dân cư, huyện đã có những giải pháp gì để tiếp tục tạo điều kiện cho người dân phát huy vai trò trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, thưa đồng chí?
Đồng chí Vũ Quang Hải: Nghị quyết số 26, Hội nghị Trung ương 7 khóa X xác định, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, huyện đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên của người dân. Theo đó, người dân tham gia đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng chỉnh trang nhà ở, tham gia đầu tư các công trình công ích như: giao thông, thủy lợi, tham gia các hoạt động y tế, giáo dục, môi trường.
Hai là đảm bảo lợi ích, phát huy dân chủ và khơi dậy mọi tiềm năng của nông dân như: nguồn nhân lực tại chỗ, ngành nghề đa dạng, kinh nghiệm trong sản xuất…
Ba là tích cực đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân bằng nhiều hình thức.
Thứ tư là giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Thực tế cho thấy, thời gian qua, nhiều địa phương trong toàn huyện đã thực hiện tốt quy chế dân chủ, những bài học kinh nghiệm trong phát huy sức mạnh quần chúng ở cơ sở vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay.