CTTĐT - Cử tri Yên Bái đề nghị tiếp tục có chính sách quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng như: điện - đường - trường - trạm y tế và các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân các thôn, bản vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cử tri đề nghị tăng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, điện, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục tại cơ sở)
* Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến chương trình giảm nghèo ở vùng cao để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu sổ, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Tại Văn bản số 6509/BNN-VPĐP ngày 7/8/2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:
Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 là 63.155,6 tỷ đồng (tăng khoảng 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015) và trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình, cũng như có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện. Trong đó, chú trọng bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi).
Để cụ thể hóa Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Trong đó, giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ kế hoạch vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực tế của từng địa phương, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn cụ thể để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, làm cơ sở để thực hiện.
Để hỗ trợ các thôn, bản, ấp vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình số 5721/TTr-BNN- VPĐP ngày 12/7/2017 trình Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020 xin chủ trương xây dựng Đề án "Hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020”.
*Cử tri Yên Bái cũng đề nghị tăng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, điện, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục tại cơ sở)
Về vấn đề này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 6512/BNN-VPĐP ngày 07/8/2017 như sau:
Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 là 63.155,6 tỷ đồng (tăng khoảng 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015) và trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình, cũng như có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện. Trong đó, chú trọng bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi).
Để cụ thể hóa Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Trong đó, giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ kế hoạch vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực tế của từng địa phương, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn cụ thể để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, làm cơ sở để thực hiện.
Bên cạnh đó, Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: "Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao... ”.
* Cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi ở vùng cao để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời tại Văn bản số 7771/BNN-CN ngày 15/9/2017 như sau:
Trong những năm vừa qua, trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt, trọng lĩnh vực chăn nuôi đã đạt được một số kết quả: Chất lượng giống ngày càng được cải tiến, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi đã có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại tập trung quy mô vừa và lớn; gia trại, chăn nuôi nông hộ có kiểm soát, áp dụng khoa học kỹ thuật.
Chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp (thu hút trên 10 triệu hộ nông dân tham gia với giá trị sản xuất chiếm trên 30% toàn ngành nông nghiệp). Góp phần vào những thành tựu đó là do có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể hiện qua các chính sách phát triển đã ban hành trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và chăn nuôi nói riêng, nhiều chính sách đã được ban hành phù hợp với những điều kiện phát triển của miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của vùng này, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số như:
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về xóa đói giảm nghèo;
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020;
- Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) đến năm 2020;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài các các chính sách chung, tác động đến nhiều đối tượng, vùng miền trong cả nước, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách có liên quan và một số cơ chế đặc thù cho vùng có đồng bào dân tộc thiếu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cụ thể như sau:
- Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
- Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng ngô tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;
- Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 về một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Trong thời gian tới, Đảng và Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp đặc biệt về cơ chế chính sách phù hợp nhằm nâng cao trình độ, kiến thức tổng hợp cả về các kiến thức xã hội và các kiến thức về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; đồng thời cân nhắc việc đưa yếu tố cộng đồng dân tộc thiểu số thỏa đáng trong việc phân loại vùng đặc biệt khó khăn để có những chính sách phù hợp; tăng cường phân cấp việc xây dựng, kể cả việc quyết định cơ chế chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số cho từng địa phương nhằm tạo sản phẩm hàng hoá cho vùng, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước xây dựng vùng giàu mạnh.
Nhằm đạt mục tiêu tổng quát của ngành nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020: "Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao thu nhập và đời sống dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tham mưu trình Chính phủ ban hành các chính sách phù hợp nhằm đào tạo, nâng cao nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp; khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và chỉ đạo thực hiện một số chương trình sau:
- Chương trình mục tiêu "Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư” theo Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Rà soát, điều chỉnh lại Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phù hợp với tình hình hình mới và phù hợp với kế hoạch cơ cấu lại ngành sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đôn đốc đẩy mạnh triển khai Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 9/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
- Chương trình phát triển các sản phẩm quốc gia đến năm 2020 theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh thực hiện Chương trình cục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao chất lượng và đảm bảo tính bền vững. Đề xuất các giải pháp đa dạng hoá nguồn vốn huy động bảo đảm nguồn lực thực hiện hoàn thành mục tiêu của Chương trình; triển khai dự án vay vốn ODA của WB, dự án do IFAD tài trợ; tranh thủ nguồn lực từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ.
- Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020, trọng tâm là thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Đồng thời, tiếp tục triển khai và hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện để đồng bào tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao năng suất và thu nhập.
Triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, nhất là tại các xã nghèo, huyện nghèo; tổ chức triển khai thực hiện Nghị định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 khi được Chính phủ ban hành. Kết hợp, lồng ghép thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; hỗ trợ các xã, thôn, bản, vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, di dân tự do, khu rừng đặc dụng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững kinh tế, xã hội khu vực biên giới, hải đảo.
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phù hợp với lợi thế, thị trường và biến đổi khí hậu; bố trí phát triển sản xuất theo 3 nhóm sản phẩm (quốc gia, địa phương và sản phẩm vùng miền). Hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp cả nước đến năm 2030 (thay thế Quyết định số 124/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ).
797 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cử tri Yên Bái đề nghị tiếp tục có chính sách quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng như: điện - đường - trường - trạm y tế và các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân các thôn, bản vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số* Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến chương trình giảm nghèo ở vùng cao để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu sổ, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Tại Văn bản số 6509/BNN-VPĐP ngày 7/8/2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:
Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 là 63.155,6 tỷ đồng (tăng khoảng 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015) và trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình, cũng như có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện. Trong đó, chú trọng bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi).
Để cụ thể hóa Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Trong đó, giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ kế hoạch vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực tế của từng địa phương, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn cụ thể để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, làm cơ sở để thực hiện.
Để hỗ trợ các thôn, bản, ấp vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình số 5721/TTr-BNN- VPĐP ngày 12/7/2017 trình Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020 xin chủ trương xây dựng Đề án "Hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020”.
*Cử tri Yên Bái cũng đề nghị tăng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, điện, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục tại cơ sở)
Về vấn đề này Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 6512/BNN-VPĐP ngày 07/8/2017 như sau:
Theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020, ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 là 63.155,6 tỷ đồng (tăng khoảng 3,8 lần so với giai đoạn 2011-2015) và trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình, cũng như có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện. Trong đó, chú trọng bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi).
Để cụ thể hóa Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Trong đó, giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ kế hoạch vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực tế của từng địa phương, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn cụ thể để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, làm cơ sở để thực hiện.
Bên cạnh đó, Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: "Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngoài nguồn vốn đã được Quốc hội bố trí, trong quá trình thực hiện tranh thủ các nguồn lực khác, kể cả vốn vay quốc tế để tăng thêm cho Chương trình; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao... ”.
* Cử tri đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi ở vùng cao để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời tại Văn bản số 7771/BNN-CN ngày 15/9/2017 như sau:
Trong những năm vừa qua, trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt, trọng lĩnh vực chăn nuôi đã đạt được một số kết quả: Chất lượng giống ngày càng được cải tiến, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi đã có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại tập trung quy mô vừa và lớn; gia trại, chăn nuôi nông hộ có kiểm soát, áp dụng khoa học kỹ thuật.
Chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp (thu hút trên 10 triệu hộ nông dân tham gia với giá trị sản xuất chiếm trên 30% toàn ngành nông nghiệp). Góp phần vào những thành tựu đó là do có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể hiện qua các chính sách phát triển đã ban hành trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và chăn nuôi nói riêng, nhiều chính sách đã được ban hành phù hợp với những điều kiện phát triển của miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của vùng này, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số như:
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về xóa đói giảm nghèo;
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020;
- Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) đến năm 2020;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài các các chính sách chung, tác động đến nhiều đối tượng, vùng miền trong cả nước, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách có liên quan và một số cơ chế đặc thù cho vùng có đồng bào dân tộc thiếu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cụ thể như sau:
- Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
- Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng ngô tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên;
- Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 về một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Trong thời gian tới, Đảng và Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp đặc biệt về cơ chế chính sách phù hợp nhằm nâng cao trình độ, kiến thức tổng hợp cả về các kiến thức xã hội và các kiến thức về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; đồng thời cân nhắc việc đưa yếu tố cộng đồng dân tộc thiểu số thỏa đáng trong việc phân loại vùng đặc biệt khó khăn để có những chính sách phù hợp; tăng cường phân cấp việc xây dựng, kể cả việc quyết định cơ chế chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số cho từng địa phương nhằm tạo sản phẩm hàng hoá cho vùng, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước xây dựng vùng giàu mạnh.
Nhằm đạt mục tiêu tổng quát của ngành nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020: "Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao thu nhập và đời sống dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tham mưu trình Chính phủ ban hành các chính sách phù hợp nhằm đào tạo, nâng cao nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp; khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và chỉ đạo thực hiện một số chương trình sau:
- Chương trình mục tiêu "Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư” theo Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Rà soát, điều chỉnh lại Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phù hợp với tình hình hình mới và phù hợp với kế hoạch cơ cấu lại ngành sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đôn đốc đẩy mạnh triển khai Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 9/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
- Chương trình phát triển các sản phẩm quốc gia đến năm 2020 theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh thực hiện Chương trình cục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao chất lượng và đảm bảo tính bền vững. Đề xuất các giải pháp đa dạng hoá nguồn vốn huy động bảo đảm nguồn lực thực hiện hoàn thành mục tiêu của Chương trình; triển khai dự án vay vốn ODA của WB, dự án do IFAD tài trợ; tranh thủ nguồn lực từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ.
- Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020, trọng tâm là thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Đồng thời, tiếp tục triển khai và hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện để đồng bào tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao năng suất và thu nhập.
Triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, nhất là tại các xã nghèo, huyện nghèo; tổ chức triển khai thực hiện Nghị định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 khi được Chính phủ ban hành. Kết hợp, lồng ghép thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; hỗ trợ các xã, thôn, bản, vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, di dân tự do, khu rừng đặc dụng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững kinh tế, xã hội khu vực biên giới, hải đảo.
- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phù hợp với lợi thế, thị trường và biến đổi khí hậu; bố trí phát triển sản xuất theo 3 nhóm sản phẩm (quốc gia, địa phương và sản phẩm vùng miền). Hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp cả nước đến năm 2030 (thay thế Quyết định số 124/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ).