CTTĐT - Sáng 14/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới”.
Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Dự Hội nghị còn có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và lãnh đạo các địa phương tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến ở 63 tỉnh, thành phố.
Tham dự Hội nghị tại tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020; đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh; đại diện lãnh đạo Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Trưởng công an, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố; Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu.
Theo báo cáo của Bộ NNPT&NT, thời gian qua bằng nhiều cơ chế chính sách mới và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo vệ, phát triển rừng, diện tích rừng cả nước tiếp tục tăng lên. Theo kết quả tổng điều tra, kiểm kê, công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016, tổng diện tích có rừng là 14.377.682 ha, tăng 315.826 ha so với năm 2015; Độ che phủ rừng đạt 41,19%, tăng 0,35% so với năm 2015. Giá trị lâm nghiệp tăng bình quân 6,75%/năm trong giai đoạn 2013 - 2016 so với 5,03%/năm trong giai đoạn 2010 - 2012; sản lượng gỗ rừng trồng tăng hơn 3,3 lần, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng hơn 2 lần; dịch vụ môi trường rừng trở thành nguồn tài chính quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, giảm áp lực chi ngân sách. Bên cạnh đó công tác ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật nhất là đối với hành vi phá rừng trái pháp luật được các cấp, các ngành quan tâm hơn nên diện tích rừng bị thiệt hại do phá rừng giảm, công tác quản lý bảo vệ rừng được chấn chỉnh một bước. 9 tháng năm 2017 cả nước phát hiện 1.697 vụ phá rừng trái pháp luật, giảm 118 vụ, diện tích rừng bị thiệt hại 910 ha, giảm 394 ha so với cùng kỳ năm 2016.
Việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên được các cấp, các ngành nghiêm túc thực hiện, việc thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên đã có tác động tích cực tăng giá trị nguyên liệu gỗ rừng trồng, người trồng rừng có thu nhập tăng, kích thích sử dụng đất trống, đồi trọc để trồng rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng, tạo động lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng để thay thế gỗ rừng tự nhiên.
Song song với đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được giám sát chặt chẽ hơn, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện nghiêm túc. Đến ngày 30/9/2017, tổng số dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng đã được phê duyệt, đang thực hiện và dự án có trong kế hoạch trung hạn đến năm 2020 là 1.071 dự án, diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng 60.129 ha.
Tại tỉnh Yên Bái, tính đến hết tháng 9 năm 2017 diện tích đất có rừng trên địa bàn toàn tỉnh là 463.010,4 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,6%. Đến hết tháng 10/2017, toàn tỉnh đã trồng được 13.066,3 ha rừng các loại. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn luôn được quan tâm thực hiện tốt. Các địa phương vùng trọng điểm cháy rừng đã thực hiện ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới 75 nghìn lượt người; Đã có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến huyện trong việc thống kê danh sách, diện tích rừng của các chủ rừng; phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường đảm bảo đúng quy định.
Tại Hội nghị các địa phương đã tham luận làm rõ kết quả đạt được cũng như khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị, các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu... trong thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp xác định tại Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghệp; đẩy nhanh sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó tập trung thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, chỉ đạo giải quyết vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ trồng rừng thay thế đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các dự án đã hoàn thành; chống chặt phá rừng trái pháp luật, tăng cường tuyên truyền về điển hình tốt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phản ánh trung thực, tạo nhận thức và hành động thống nhất đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm; rà soát, kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm...
1027 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 14/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới”.Dự Hội nghị còn có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và lãnh đạo các địa phương tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến ở 63 tỉnh, thành phố.
Tham dự Hội nghị tại tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020; đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh; đại diện lãnh đạo Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Trưởng công an, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố; Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu.
Theo báo cáo của Bộ NNPT&NT, thời gian qua bằng nhiều cơ chế chính sách mới và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo vệ, phát triển rừng, diện tích rừng cả nước tiếp tục tăng lên. Theo kết quả tổng điều tra, kiểm kê, công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016, tổng diện tích có rừng là 14.377.682 ha, tăng 315.826 ha so với năm 2015; Độ che phủ rừng đạt 41,19%, tăng 0,35% so với năm 2015. Giá trị lâm nghiệp tăng bình quân 6,75%/năm trong giai đoạn 2013 - 2016 so với 5,03%/năm trong giai đoạn 2010 - 2012; sản lượng gỗ rừng trồng tăng hơn 3,3 lần, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng hơn 2 lần; dịch vụ môi trường rừng trở thành nguồn tài chính quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, giảm áp lực chi ngân sách. Bên cạnh đó công tác ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật nhất là đối với hành vi phá rừng trái pháp luật được các cấp, các ngành quan tâm hơn nên diện tích rừng bị thiệt hại do phá rừng giảm, công tác quản lý bảo vệ rừng được chấn chỉnh một bước. 9 tháng năm 2017 cả nước phát hiện 1.697 vụ phá rừng trái pháp luật, giảm 118 vụ, diện tích rừng bị thiệt hại 910 ha, giảm 394 ha so với cùng kỳ năm 2016.
Việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên được các cấp, các ngành nghiêm túc thực hiện, việc thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên đã có tác động tích cực tăng giá trị nguyên liệu gỗ rừng trồng, người trồng rừng có thu nhập tăng, kích thích sử dụng đất trống, đồi trọc để trồng rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng, tạo động lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng để thay thế gỗ rừng tự nhiên.
Song song với đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được giám sát chặt chẽ hơn, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện nghiêm túc. Đến ngày 30/9/2017, tổng số dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng đã được phê duyệt, đang thực hiện và dự án có trong kế hoạch trung hạn đến năm 2020 là 1.071 dự án, diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng 60.129 ha.
Tại tỉnh Yên Bái, tính đến hết tháng 9 năm 2017 diện tích đất có rừng trên địa bàn toàn tỉnh là 463.010,4 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,6%. Đến hết tháng 10/2017, toàn tỉnh đã trồng được 13.066,3 ha rừng các loại. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn luôn được quan tâm thực hiện tốt. Các địa phương vùng trọng điểm cháy rừng đã thực hiện ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới 75 nghìn lượt người; Đã có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến huyện trong việc thống kê danh sách, diện tích rừng của các chủ rừng; phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường đảm bảo đúng quy định.
Tại Hội nghị các địa phương đã tham luận làm rõ kết quả đạt được cũng như khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị, các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu... trong thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp xác định tại Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghệp; đẩy nhanh sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó tập trung thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, chỉ đạo giải quyết vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ trồng rừng thay thế đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các dự án đã hoàn thành; chống chặt phá rừng trái pháp luật, tăng cường tuyên truyền về điển hình tốt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phản ánh trung thực, tạo nhận thức và hành động thống nhất đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm; rà soát, kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm...