CTTĐT - Cùng với việc triển khai thống kê thiệt hại về sản xuất nông nghiệp để đưa ra phương án khắc phục và hỗ trợ nhân dân ổn định sản xuất, ngành nông nghiệp đang khẩn trương tập trung triển khai khử trùng chuồng trại, tiêm vắc xin phòng bệnh khôi phục và ổn định chăn nuôi sau lũ.
Phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập và tiếp tục duy trì 2 đoàn công tác tiến hành kiểm tra tình hình dịch bệnh, về trồng, trọt, gia súc, gia cầm sau mưa lũ tại huvện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ.
Căn cứ Quyết định 1495/QĐ-TTg ngày 5/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ, về việc xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia cho các địa phương. Ngành nông nghiệp đã cấp 640 lít hóa chất sát trùng Benkocid và hóa chất sát trùng Han-Iodine (Trạm Tấu 60 lít, Văn Chấn 400 lít, Nghĩa Lộ 180 lít) thuốc sát trùng phục vụ việc triển khai phun tiêu độc khử trùng sau lũ lụt. Cấp 293.355 liều vắc xin tiêm phòng cho đàn gia súc trên địa bàn toàn tỉnh (Vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò 65.180 liều, Vắc xin Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn 151.750 liều, Vắc xin Lở mồm long móng: 76.425 liều).
Đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại về gia súc, gia cầm 18.719 con, trong đó gia súc bị thiệt hại 1.169 con (Văn Chấn: 306 con, Nghĩa Lộ: 585 con, Trạm Tấu: 278 con); Gia cầm (gà, ngan, vịt) bị thiệt hại 17.550 con (Văn Chấn 8.787 con; Trạm Tấu 1.268 con; Nghĩa Lộ 7.495 con).
Sau khi xảy ra mưa lũ, ngập úng, do độ ẩm cao, nền chuồng bị ngập, ẩm ướt sẽ làm ảnh hưởng đến sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm của các hộ chăn nuôi và gây nên một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở vật nuôi như: Tiêu chảy, tụ huyết trùng, tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm... ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương, đội ngũ khuyến nông cơ sở và bà con nhân dân ngay khi nước rút tiến hành quét dọn, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, thu gom rác thải, tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả… Nhanh chóng khôi phục và ổn định chăn nuôi, đảm bảo đời sống ổn định của người dân vùng lũ.
1035 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cùng với việc triển khai thống kê thiệt hại về sản xuất nông nghiệp để đưa ra phương án khắc phục và hỗ trợ nhân dân ổn định sản xuất, ngành nông nghiệp đang khẩn trương tập trung triển khai khử trùng chuồng trại, tiêm vắc xin phòng bệnh khôi phục và ổn định chăn nuôi sau lũ.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập và tiếp tục duy trì 2 đoàn công tác tiến hành kiểm tra tình hình dịch bệnh, về trồng, trọt, gia súc, gia cầm sau mưa lũ tại huvện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ.
Căn cứ Quyết định 1495/QĐ-TTg ngày 5/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ, về việc xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia cho các địa phương. Ngành nông nghiệp đã cấp 640 lít hóa chất sát trùng Benkocid và hóa chất sát trùng Han-Iodine (Trạm Tấu 60 lít, Văn Chấn 400 lít, Nghĩa Lộ 180 lít) thuốc sát trùng phục vụ việc triển khai phun tiêu độc khử trùng sau lũ lụt. Cấp 293.355 liều vắc xin tiêm phòng cho đàn gia súc trên địa bàn toàn tỉnh (Vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò 65.180 liều, Vắc xin Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn 151.750 liều, Vắc xin Lở mồm long móng: 76.425 liều).
Đợt mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại về gia súc, gia cầm 18.719 con, trong đó gia súc bị thiệt hại 1.169 con (Văn Chấn: 306 con, Nghĩa Lộ: 585 con, Trạm Tấu: 278 con); Gia cầm (gà, ngan, vịt) bị thiệt hại 17.550 con (Văn Chấn 8.787 con; Trạm Tấu 1.268 con; Nghĩa Lộ 7.495 con).
Sau khi xảy ra mưa lũ, ngập úng, do độ ẩm cao, nền chuồng bị ngập, ẩm ướt sẽ làm ảnh hưởng đến sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm của các hộ chăn nuôi và gây nên một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở vật nuôi như: Tiêu chảy, tụ huyết trùng, tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm... ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương, đội ngũ khuyến nông cơ sở và bà con nhân dân ngay khi nước rút tiến hành quét dọn, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, thu gom rác thải, tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả… Nhanh chóng khôi phục và ổn định chăn nuôi, đảm bảo đời sống ổn định của người dân vùng lũ.