Ngày 26/10, đoàn công tác của tỉnh về thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” gồm các ngành thành viên: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin - Truyền thông, Hội Khuyến học tỉnh, Hội Nông dân tỉnh... đã kiểm tra kết quả triển khai Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” tại thành phố Yên Bái.
Đoàn công tác làm việc với Ban chỉ đạo Đề án của thành phố.
Thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”, thành phố Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp như: kiện toàn Ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên... Qua 5 năm đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Đến nay, toàn thành phố có 17 hội, 94 ban khuyến học; 348 chi hội thôn, tổ dân phố, nhà trường với tổng số 33.426 hội viên, chiếm tỷ lệ 33,6% dân số.
Từ quan tâm đến giáo dục, đến nay 17/17 xã, phường trên địa bàn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 5/17 xã, phường đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và 12/17 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3.
Công tác xóa mù chữ đạt kết quả với 99,91% số người từ 15 - 25 tuổi thuộc diện xóa mù biết chữ; tỉ lệ này là 99,7% với người từ 15 - 35 tuổi, 99,66% với người từ 15 - 60 tuổi.
Từ xây dựng xã hội học tập, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tham gia các chương trình học tập, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm cấp thành phố đạt 91,2%; cấp xã đạt 78,3%.
Tỷ lệ CBCCVC có trình độ ngoại ngữ bậc 2, 3 và tương đương đạt 41%; tỷ lệ công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa đạt 35%. Tỷ lệ CBCCVC được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn quy định đạt 100%. Tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất đạt 71,2%; tỷ lệ công nhân lao động qua đào tạo nghề đạt 76,5%...
Triển khai Đề án, năm 2017, toàn thành phố có 27.544 gia đình đăng ký danh hiệu gia đình học tập; 84 dòng học đăng ký danh hiệu dòng họ học tập; 506 cộng đồng đăng ký danh hiệu cộng đồng học tập; 86 đơn vị đăng ký danh hiệu đơn vị học tập...
Qua kiểm tra tại cơ sở và làm việc với Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án của thành phố, đoàn công tác của tỉnh đánh giá cao những kết quả mà thành phố đã đạt được. Cùng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, đoàn đã có những kiến nghị để công tác triển khai xây dựng xã hội học tập của thành phố trong thời gian tới đạt mục tiêu Đề án đã đề ra.
1020 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ngày 26/10, đoàn công tác của tỉnh về thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” gồm các ngành thành viên: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin - Truyền thông, Hội Khuyến học tỉnh, Hội Nông dân tỉnh... đã kiểm tra kết quả triển khai Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” tại thành phố Yên Bái.Thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”, thành phố Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp như: kiện toàn Ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên... Qua 5 năm đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Đến nay, toàn thành phố có 17 hội, 94 ban khuyến học; 348 chi hội thôn, tổ dân phố, nhà trường với tổng số 33.426 hội viên, chiếm tỷ lệ 33,6% dân số.
Từ quan tâm đến giáo dục, đến nay 17/17 xã, phường trên địa bàn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 5/17 xã, phường đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và 12/17 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3.
Công tác xóa mù chữ đạt kết quả với 99,91% số người từ 15 - 25 tuổi thuộc diện xóa mù biết chữ; tỉ lệ này là 99,7% với người từ 15 - 35 tuổi, 99,66% với người từ 15 - 60 tuổi.
Từ xây dựng xã hội học tập, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tham gia các chương trình học tập, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm cấp thành phố đạt 91,2%; cấp xã đạt 78,3%.
Tỷ lệ CBCCVC có trình độ ngoại ngữ bậc 2, 3 và tương đương đạt 41%; tỷ lệ công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa đạt 35%. Tỷ lệ CBCCVC được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn quy định đạt 100%. Tỷ lệ lao động nông thôn tham gia học tập, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất đạt 71,2%; tỷ lệ công nhân lao động qua đào tạo nghề đạt 76,5%...
Triển khai Đề án, năm 2017, toàn thành phố có 27.544 gia đình đăng ký danh hiệu gia đình học tập; 84 dòng học đăng ký danh hiệu dòng họ học tập; 506 cộng đồng đăng ký danh hiệu cộng đồng học tập; 86 đơn vị đăng ký danh hiệu đơn vị học tập...
Qua kiểm tra tại cơ sở và làm việc với Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án của thành phố, đoàn công tác của tỉnh đánh giá cao những kết quả mà thành phố đã đạt được. Cùng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, đoàn đã có những kiến nghị để công tác triển khai xây dựng xã hội học tập của thành phố trong thời gian tới đạt mục tiêu Đề án đã đề ra.