Việc thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa 8) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng như thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã giúp làng bản người Mông xóa bỏ nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, khơi dậy và lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa tốt đẹp, từng bước xây dựng đời sống mới.
Đồng bào dân tộc Mông ở Mù Cang Chải có nhiều nét đẹp văn hóa cần được lưu giữ, song vẫn còn những hủ tục cần tiếp tục tuyên truyền để loại bỏ hướng tới cuộc sống văn minh. (Ảnh minh họa của Vũ Đồng)
Dù vậy, trong đồng bào dân tộc Mông, nhiều nơi vẫn còn những hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ hoàn toàn, cần được tiếp tục tuyên truyền, vận động để xóa bỏ, trong đó có những hủ tục trong việc tang của đồng bào Mông ở Mù Cang Chải.
Chuyến lên Mù Cang Chải lần này của chúng tôi với mong muốn tìm hiểu rõ những phong tục của đồng bào Mông trong việc tang, nguyên nhân xuất hiện những phong tục ấy; từ đó, góp nên tiếng nói, tìm ra những giải pháp để đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc anh em thực sự đậm đà bản sắc mà không kém phần tiến bộ. Tiết trời đã chuyển hẳn sang đông, vượt đèo Khau Phạ, xuyên rừng thông Púng Luông, qua khu Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, quê hương vùng cao chìm trong sương mờ.
Hơn 9 giờ sáng, nắng mới lên xuyên màn sương dày để lộ rừng nguyên sinh đang hồi phục mạnh mẽ sau mấy vụ rét đậm, rét hại với băng tuyết và sương muối, thi thoảng lại điểm những tán lá nhuộm sắc đỏ, đặc thù của giống cây xứ lạnh.
Mải ngắm phong cảnh vùng cao, xe đã lên đến thị trấn - trung tâm huyện lỵ. Đúng là Mù Cang Chải đổi mới thật, thị trấn vùng cao khá sầm uất, cửa hàng, cửa hiệu mọc lên san sát; đồng bào Mông xuống chợ khá đông, ăn mặc tươm tất, đi bằng những chiếc xe máy tốt, rất nhiều người gọi nhau bằng điện thoại Smartphone đắt tiền.
Hảng A Kỷ - anh cán bộ người Mông học hành tiến bộ, luân chuyển qua nhiều vị trí công tác, hiện nay giữ cương vị Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Mù Cang Chải đón chúng tôi bằng câu nói: "Bất ngờ vì vùng cao thay đổi nhanh đúng không?” - anh nói rất tự nhiên, tự tin và tự hào.
Rồi anh lại bảo: "Mù Cang Chải vẫn còn nhiều yếu kém lắm, cần được cấp trên quan tâm giúp đỡ, bản thân cũng cần cố gắng vươn lên. Chuyện lạc hậu trong việc tang mà các anh tìm hiểu hôm nay cũng là một ví dụ!”. Những cuộc trò chuyện với anh em người dân tộc Mông và cả những người quan tâm đến đời sống bà con vùng cao đã dần giải đáp cho chúng tôi những thắc mắc như: việc tang của người Mông lạc hậu thế nào, vì sao lại có những phong tục ấy? Khi đã nhận diện được thì cũng không quá khó để có những giải pháp xóa bỏ.
Thông thường, khi một người Mông "nằm xuống”, người thân cho nổ 3 phát súng kíp, trong suốt quá trình diễn ra tang lễ, đồng bào còn bắn nhiều phát nữa, đó là cái lạc hậu đầu tiên; thứ hai là, đồng bào sẽ bắt một con gà, dùng tay bóp chết rồi để gần người chết trong suốt quá trình làm ma; ban tổ chức tang lễ không tiến hành khâm liệm, đưa thi hài vào áo quan mà buộc dựng người chết vào cột nhà, cột gỗ, hoặc cho nằm trên chiếc ky được đan bằng tre, nứa rồi treo trên tường nhà; tiếp đến là chuyện đưa người chết ra phơi nắng, làm ma kéo dài ba, bốn ngày, có đám lên đến năm, bảy ngày; rồi thì mổ trâu chia thịt cho người tham gia ban tang lễ và tổ chức ăn uống linh đình.
Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: Chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu xem từ đâu mà nảy sinh ra những phong tục đó và câu trả lời đơn giản là: ba phát súng đầu tiên là âm thanh thông báo cho dân bản biết có người qua đời; những phát súng tiếp theo khi mổ trâu, khi ăn cơm, khi đưa tang qua hẻm núi, bìa rừng... là tiếng súng đuổi thú dữ.
Đối với việc bóp chết con gà là quan niệm, người chết cần có con vật gần gũi như con gà để làm bạn
đường đi đến cõi tiên. Quá trình tìm hiểu những phong tục trong tang lễ người Mông, chúng tôi thấy câu chuyện "mổ trâu” được mọi người nhắc đến như một căn nguyên của nhiều hủ tục lạc hậu. Với quan niệm, người già là người có nhiều công lao sinh thành và dạy bảo con cháu làm ăn nên khi chết đi, con cháu mổ con trâu để tạ ơn; con trâu còn được người chết mang sang thế giới bên kia.
Bên cạnh đó, việc mổ trâu còn có mục đích lấy thịt chia cho những người tham gia tổ chức tang lễ như: người chỉ huy trực tiếp, người chỉ đạo đường lối, người đánh trống, đánh thanh la, người thổi khèn, làm bếp, lấy nước, giữ lửa... Do việc mổ trâu ở ngoài sân nên lúc mổ trâu, ban tang lễ đưa người chết từ nhà ra chỗ mổ để thổi khèn, làm lễ... và đây chính là lý do dẫn đến tập tục phơi nắng người chết.
Chuyện người chết không được đưa vào quan tài ngay là bởi hai lý do chính: thứ nhất, muốn đưa được người chết vào áo quan, phải có người thổi được bài khèn dẫn dụ linh hồn người chết vào áo quan, đây là nghi lễ có tính chất bắt buộc đối với nhiều dòng họ, nhiều làng bản, chuyện trở nên phức tạp khi nhiều dòng họ, làng bản không có người thực hiện được bài khèn nhập quan hoặc không thuê được người từ dòng họ khác. Quan tài làm bằng gỗ tốt, ván dày 6 đến 7 cm trong khi nơi chôn cất lại quá xa nhà, đường đi dèo, dốc, hiểm trở... gây khó khăn trong việc khiêng linh cữu nên đồng bào đề ra giải pháp đơn giản là, không có người thổi khèn thì thôi không đưa vào áo quan; quan tài nặng, đường xa, khó đi thì thôi không vội ghép 6 tấm ván, để mỗi người một tấm vác ra huyệt mộ mới ghép lại rồi đưa người chết vào rồi mới chôn lấp.
Là bác sỹ hiện đang công tác tại Trung tâm Y tế Mù Cang Chải, anh Giàng A Lu khá buồn khi nói về những hủ tục trong việc tang của dân tộc mình: "Buồn lắm anh ạ, người chết, gà chết để lâu ngày mùi hôi thối, rất mất vệ sinh, càng nguy hiểm hơn khi người chết do những bệnh lây nhiễm, chưa kể ăn uống linh đình, tốn kém. Em đã vận động, tuyên truyền, giải thích nhiều lần nhưng người già ở quê không chịu nghe”.
Đúng là việc tang của đồng bào Mông ở nhiều nơi còn nhiều hủ tục gây tốn kém, lãng phí, thậm chí là vi phạm pháp luật và rất nguy hiểm. Thời buổi văn minh, với điện thoại, internet, để thông tin cho nhau bà con có thể không cần đến bắn súng báo hiệu; cũng không sợ gì hổ báo về bản bắt "người”. Đồng bào làm việc hiếu nghĩa để tạ ơn người thân khi qua đời là việc rất cần nhưng có nên giết trâu lấy thịt? Ai cũng hiểu rõ việc đến giúp nhà hiếu là cần thiết nhưng đâu cần phải trả ơn. Hơn nữa trả ơn bằng cả thịt để qua ngày đã ôi thiu cũng có nên? Nếu việc cảm ơn chỉ mang tính tượng trưng thôi thì nên dùng thứ khác để giản tiện, không mổ trâu sẽ bớt đi nhiều thủ tục rườm rà khác.
Bài khèn nhập quan được nhiều dòng tộc coi trọng, thiếu nó, việc tổ chức tang lễ gặp khó khăn, vì vậy, cơ quan văn hóa huyện cần tập hợp những nghệ nhân dân gian, những người có khả năng thổi và truyền dạy bài khèn đó để phổ biến cho mọi người lưu giữ cũng như thực hiện khi làng bản, dòng họ có người nằm xuống.
Một vấn đề hết sức quan trọng khác, đó là, thông qua những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cần sớm quy hoạch nghĩa trang nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường và yếu tố văn hóa tâm linh, không để tình trạng việc chôn cất phụ thuộc việc ý thức chủ quan của mỗi người, chấm dứt những câu chuyện như mang người chết từ Tà Dông đến quá trưa mới tới Nả Háng bằng đường mòn trên núi để chôn cất.
Vẫn biết, việc xóa bỏ những phong tục đã được lưu truyền qua nhiều đời là rất khó, nhưng như đã phân tích ở trên, nó chứa đựng quá nhiều vấn đề lạc hậu, vi phạm pháp luật và nguy hiểm, nên cần sự chung tay, gắng sức của các cấp, các ngành; vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, trưởng ban công tác Mặt trận... cần được thể hiện.
3496 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Việc thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa 8) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng như thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã giúp làng bản người Mông xóa bỏ nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, khơi dậy và lưu giữ nhiều bản sắc văn hóa tốt đẹp, từng bước xây dựng đời sống mới. Dù vậy, trong đồng bào dân tộc Mông, nhiều nơi vẫn còn những hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ hoàn toàn, cần được tiếp tục tuyên truyền, vận động để xóa bỏ, trong đó có những hủ tục trong việc tang của đồng bào Mông ở Mù Cang Chải.
Chuyến lên Mù Cang Chải lần này của chúng tôi với mong muốn tìm hiểu rõ những phong tục của đồng bào Mông trong việc tang, nguyên nhân xuất hiện những phong tục ấy; từ đó, góp nên tiếng nói, tìm ra những giải pháp để đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc anh em thực sự đậm đà bản sắc mà không kém phần tiến bộ. Tiết trời đã chuyển hẳn sang đông, vượt đèo Khau Phạ, xuyên rừng thông Púng Luông, qua khu Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, quê hương vùng cao chìm trong sương mờ.
Hơn 9 giờ sáng, nắng mới lên xuyên màn sương dày để lộ rừng nguyên sinh đang hồi phục mạnh mẽ sau mấy vụ rét đậm, rét hại với băng tuyết và sương muối, thi thoảng lại điểm những tán lá nhuộm sắc đỏ, đặc thù của giống cây xứ lạnh.
Mải ngắm phong cảnh vùng cao, xe đã lên đến thị trấn - trung tâm huyện lỵ. Đúng là Mù Cang Chải đổi mới thật, thị trấn vùng cao khá sầm uất, cửa hàng, cửa hiệu mọc lên san sát; đồng bào Mông xuống chợ khá đông, ăn mặc tươm tất, đi bằng những chiếc xe máy tốt, rất nhiều người gọi nhau bằng điện thoại Smartphone đắt tiền.
Hảng A Kỷ - anh cán bộ người Mông học hành tiến bộ, luân chuyển qua nhiều vị trí công tác, hiện nay giữ cương vị Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Mù Cang Chải đón chúng tôi bằng câu nói: "Bất ngờ vì vùng cao thay đổi nhanh đúng không?” - anh nói rất tự nhiên, tự tin và tự hào.
Rồi anh lại bảo: "Mù Cang Chải vẫn còn nhiều yếu kém lắm, cần được cấp trên quan tâm giúp đỡ, bản thân cũng cần cố gắng vươn lên. Chuyện lạc hậu trong việc tang mà các anh tìm hiểu hôm nay cũng là một ví dụ!”. Những cuộc trò chuyện với anh em người dân tộc Mông và cả những người quan tâm đến đời sống bà con vùng cao đã dần giải đáp cho chúng tôi những thắc mắc như: việc tang của người Mông lạc hậu thế nào, vì sao lại có những phong tục ấy? Khi đã nhận diện được thì cũng không quá khó để có những giải pháp xóa bỏ.
Thông thường, khi một người Mông "nằm xuống”, người thân cho nổ 3 phát súng kíp, trong suốt quá trình diễn ra tang lễ, đồng bào còn bắn nhiều phát nữa, đó là cái lạc hậu đầu tiên; thứ hai là, đồng bào sẽ bắt một con gà, dùng tay bóp chết rồi để gần người chết trong suốt quá trình làm ma; ban tổ chức tang lễ không tiến hành khâm liệm, đưa thi hài vào áo quan mà buộc dựng người chết vào cột nhà, cột gỗ, hoặc cho nằm trên chiếc ky được đan bằng tre, nứa rồi treo trên tường nhà; tiếp đến là chuyện đưa người chết ra phơi nắng, làm ma kéo dài ba, bốn ngày, có đám lên đến năm, bảy ngày; rồi thì mổ trâu chia thịt cho người tham gia ban tang lễ và tổ chức ăn uống linh đình.
Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: Chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu xem từ đâu mà nảy sinh ra những phong tục đó và câu trả lời đơn giản là: ba phát súng đầu tiên là âm thanh thông báo cho dân bản biết có người qua đời; những phát súng tiếp theo khi mổ trâu, khi ăn cơm, khi đưa tang qua hẻm núi, bìa rừng... là tiếng súng đuổi thú dữ.
Đối với việc bóp chết con gà là quan niệm, người chết cần có con vật gần gũi như con gà để làm bạn
đường đi đến cõi tiên. Quá trình tìm hiểu những phong tục trong tang lễ người Mông, chúng tôi thấy câu chuyện "mổ trâu” được mọi người nhắc đến như một căn nguyên của nhiều hủ tục lạc hậu. Với quan niệm, người già là người có nhiều công lao sinh thành và dạy bảo con cháu làm ăn nên khi chết đi, con cháu mổ con trâu để tạ ơn; con trâu còn được người chết mang sang thế giới bên kia.
Bên cạnh đó, việc mổ trâu còn có mục đích lấy thịt chia cho những người tham gia tổ chức tang lễ như: người chỉ huy trực tiếp, người chỉ đạo đường lối, người đánh trống, đánh thanh la, người thổi khèn, làm bếp, lấy nước, giữ lửa... Do việc mổ trâu ở ngoài sân nên lúc mổ trâu, ban tang lễ đưa người chết từ nhà ra chỗ mổ để thổi khèn, làm lễ... và đây chính là lý do dẫn đến tập tục phơi nắng người chết.
Chuyện người chết không được đưa vào quan tài ngay là bởi hai lý do chính: thứ nhất, muốn đưa được người chết vào áo quan, phải có người thổi được bài khèn dẫn dụ linh hồn người chết vào áo quan, đây là nghi lễ có tính chất bắt buộc đối với nhiều dòng họ, nhiều làng bản, chuyện trở nên phức tạp khi nhiều dòng họ, làng bản không có người thực hiện được bài khèn nhập quan hoặc không thuê được người từ dòng họ khác. Quan tài làm bằng gỗ tốt, ván dày 6 đến 7 cm trong khi nơi chôn cất lại quá xa nhà, đường đi dèo, dốc, hiểm trở... gây khó khăn trong việc khiêng linh cữu nên đồng bào đề ra giải pháp đơn giản là, không có người thổi khèn thì thôi không đưa vào áo quan; quan tài nặng, đường xa, khó đi thì thôi không vội ghép 6 tấm ván, để mỗi người một tấm vác ra huyệt mộ mới ghép lại rồi đưa người chết vào rồi mới chôn lấp.
Là bác sỹ hiện đang công tác tại Trung tâm Y tế Mù Cang Chải, anh Giàng A Lu khá buồn khi nói về những hủ tục trong việc tang của dân tộc mình: "Buồn lắm anh ạ, người chết, gà chết để lâu ngày mùi hôi thối, rất mất vệ sinh, càng nguy hiểm hơn khi người chết do những bệnh lây nhiễm, chưa kể ăn uống linh đình, tốn kém. Em đã vận động, tuyên truyền, giải thích nhiều lần nhưng người già ở quê không chịu nghe”.
Đúng là việc tang của đồng bào Mông ở nhiều nơi còn nhiều hủ tục gây tốn kém, lãng phí, thậm chí là vi phạm pháp luật và rất nguy hiểm. Thời buổi văn minh, với điện thoại, internet, để thông tin cho nhau bà con có thể không cần đến bắn súng báo hiệu; cũng không sợ gì hổ báo về bản bắt "người”. Đồng bào làm việc hiếu nghĩa để tạ ơn người thân khi qua đời là việc rất cần nhưng có nên giết trâu lấy thịt? Ai cũng hiểu rõ việc đến giúp nhà hiếu là cần thiết nhưng đâu cần phải trả ơn. Hơn nữa trả ơn bằng cả thịt để qua ngày đã ôi thiu cũng có nên? Nếu việc cảm ơn chỉ mang tính tượng trưng thôi thì nên dùng thứ khác để giản tiện, không mổ trâu sẽ bớt đi nhiều thủ tục rườm rà khác.
Bài khèn nhập quan được nhiều dòng tộc coi trọng, thiếu nó, việc tổ chức tang lễ gặp khó khăn, vì vậy, cơ quan văn hóa huyện cần tập hợp những nghệ nhân dân gian, những người có khả năng thổi và truyền dạy bài khèn đó để phổ biến cho mọi người lưu giữ cũng như thực hiện khi làng bản, dòng họ có người nằm xuống.
Một vấn đề hết sức quan trọng khác, đó là, thông qua những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cần sớm quy hoạch nghĩa trang nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường và yếu tố văn hóa tâm linh, không để tình trạng việc chôn cất phụ thuộc việc ý thức chủ quan của mỗi người, chấm dứt những câu chuyện như mang người chết từ Tà Dông đến quá trưa mới tới Nả Háng bằng đường mòn trên núi để chôn cất.
Vẫn biết, việc xóa bỏ những phong tục đã được lưu truyền qua nhiều đời là rất khó, nhưng như đã phân tích ở trên, nó chứa đựng quá nhiều vấn đề lạc hậu, vi phạm pháp luật và nguy hiểm, nên cần sự chung tay, gắng sức của các cấp, các ngành; vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, trưởng ban công tác Mặt trận... cần được thể hiện.