CTTĐT - Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi mặc dù gặp nhiều khó khăn, song vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp; tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và ổn định đời sống khu vực nông thôn trong tỉnh.
Toàn tỉnh đã có trên 500 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 50 - 100 con
Qua 2 năm thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi, việc chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh được chú trọng đẩy mạnh và đạt được một số kết quả nổi bật. Trong đó, đã cải tạo đàn giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được 5.800 con trâu, bò; tỷ lệ đàn bò lai chiếm 45% tổng đàn, tăng 20% so với trước khi thực hiện Đề án, xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả 18 điểm truyền tinh nhân tạo cho trâu, bò để đáp ứng nhu cầu cải tạo giống tại các huyện vùng thấp của tỉnh. Công tác cải tạo giống lợn đã có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ đàn lợn lai, lợn ngoại tăng cao chiếm trên 70% tổng đàn tăng 30% so với trước khi thực hiện Đề án; đồng thời duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của 27 điểm thụ tinh nhân tạo cho lợn; tỷ lệ đàn lợn nái ngoại đạt trên 14% tổng đàn nái. Các giống gà lông màu được phát triển rộng rãi với quy mô nông hộ góp phần làm tăng số lượng đầu đàn và sản lượng thịt gia cầm của tỉnh.
Từng bước chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hướng trang trại, gia trại. Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án, từ tập quán chăn nuôi quảng canh, quy mô nhỏ lẻ từ 1 - 2 con/hộ chiếm chủ yếu đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 400 cơ sở chăn nuôi trâu, bò với quy mô từ 10 con trở lên; quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đã từng bước được ứng dụng thực hiện có hiệu quả như chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt (công nghiệp) và bán chăn thả (bán công nghiệp).
Đối với chăn nuôi lợn, cùng với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi vùng sản xuất hàng hoá của tỉnh, việc áp dụng quy trình chăn nuôi lợn tiên tiến đã được khuyến cáo và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp; toàn tỉnh đã có trên 500 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 50 - 100 con; có trên 400 cơ sở chăn nuôi lợn nái có quy mô từ 10 - 20 con. Đối với chăn nuôi gia cầm, các quy trình chăn nuôi công nghiệp đã được ứng dụng trong sản xuất, hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia cầm có quy mô trên 1.000 con.
Có thể nói việc chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi đã đảm bảo theo yêu cầu của Đề án. Tổng đàn gia súc chính năm 2017 đạt 637.142 con, đạt 85,41% kế hoạch; Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm đạt 48,514 tấn, đạt 105,47% so với kể hoạch đề án; tổng đàn gia cầm đạt 4,6 triệu con, sản lượng thịt xuất chuồng đạt 5.227 tấn.
Cùng với đó, ngành Nông nghiệp đang hoàn thiện Dự án Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020; đồng thời tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư tham gia xây đựng cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi trên địa bản tỉnh.
Trong thời gian tới, tỉnh đẩy mạnh phát triển đàn đại gia súc theo hướng bán chăn thả đối với các địa phương có thế mạnh về đồi rừng, đất trồng cây thực ăn thô xanh; phát triển đàn lợn và gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp; phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, quy mô phù hợp ngoài khu dân cư gần với cơ sở giết mổ, chế biến, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và có nơi tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn gia súc chính (trâu, bò, lợn) đạt 746.000 con, nâng tỷ trọng chăn nuôi chiếm 35% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Phát triển và ứng dụng quy trình chăn nuôi VietGAP; ứng dụng công nghệ chuồng kín trong chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp. Nghiên cứu lai tạo, du nhập giống bò thịt, lợn chất lượng cao, ứng dụng, cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ đông lạnh tinh, phôi.
997 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi mặc dù gặp nhiều khó khăn, song vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp; tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và ổn định đời sống khu vực nông thôn trong tỉnh.Qua 2 năm thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi, việc chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh được chú trọng đẩy mạnh và đạt được một số kết quả nổi bật. Trong đó, đã cải tạo đàn giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được 5.800 con trâu, bò; tỷ lệ đàn bò lai chiếm 45% tổng đàn, tăng 20% so với trước khi thực hiện Đề án, xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả 18 điểm truyền tinh nhân tạo cho trâu, bò để đáp ứng nhu cầu cải tạo giống tại các huyện vùng thấp của tỉnh. Công tác cải tạo giống lợn đã có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ đàn lợn lai, lợn ngoại tăng cao chiếm trên 70% tổng đàn tăng 30% so với trước khi thực hiện Đề án; đồng thời duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của 27 điểm thụ tinh nhân tạo cho lợn; tỷ lệ đàn lợn nái ngoại đạt trên 14% tổng đàn nái. Các giống gà lông màu được phát triển rộng rãi với quy mô nông hộ góp phần làm tăng số lượng đầu đàn và sản lượng thịt gia cầm của tỉnh.
Từng bước chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hướng trang trại, gia trại. Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án, từ tập quán chăn nuôi quảng canh, quy mô nhỏ lẻ từ 1 - 2 con/hộ chiếm chủ yếu đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 400 cơ sở chăn nuôi trâu, bò với quy mô từ 10 con trở lên; quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đã từng bước được ứng dụng thực hiện có hiệu quả như chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt (công nghiệp) và bán chăn thả (bán công nghiệp).
Đối với chăn nuôi lợn, cùng với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi vùng sản xuất hàng hoá của tỉnh, việc áp dụng quy trình chăn nuôi lợn tiên tiến đã được khuyến cáo và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp; toàn tỉnh đã có trên 500 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 50 - 100 con; có trên 400 cơ sở chăn nuôi lợn nái có quy mô từ 10 - 20 con. Đối với chăn nuôi gia cầm, các quy trình chăn nuôi công nghiệp đã được ứng dụng trong sản xuất, hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia cầm có quy mô trên 1.000 con.
Có thể nói việc chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi đã đảm bảo theo yêu cầu của Đề án. Tổng đàn gia súc chính năm 2017 đạt 637.142 con, đạt 85,41% kế hoạch; Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại năm đạt 48,514 tấn, đạt 105,47% so với kể hoạch đề án; tổng đàn gia cầm đạt 4,6 triệu con, sản lượng thịt xuất chuồng đạt 5.227 tấn.
Cùng với đó, ngành Nông nghiệp đang hoàn thiện Dự án Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020; đồng thời tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư tham gia xây đựng cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi trên địa bản tỉnh.
Trong thời gian tới, tỉnh đẩy mạnh phát triển đàn đại gia súc theo hướng bán chăn thả đối với các địa phương có thế mạnh về đồi rừng, đất trồng cây thực ăn thô xanh; phát triển đàn lợn và gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp; phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, quy mô phù hợp ngoài khu dân cư gần với cơ sở giết mổ, chế biến, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và có nơi tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn gia súc chính (trâu, bò, lợn) đạt 746.000 con, nâng tỷ trọng chăn nuôi chiếm 35% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Phát triển và ứng dụng quy trình chăn nuôi VietGAP; ứng dụng công nghệ chuồng kín trong chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp. Nghiên cứu lai tạo, du nhập giống bò thịt, lợn chất lượng cao, ứng dụng, cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ đông lạnh tinh, phôi.