Vụ lúa đông xuân 2018, toàn tỉnh dự kiến đưa vào gieo cấy 18.700 ha. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, khuyến cáo nông dân chuẩn bị cho mùa vụ thật chu đáo, đảm bảo ăn chắc vụ lúa này.
Che ấm cho mạ là một trong những biện pháp hữu hiệu bảo vệ và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa xuân.
Theo kế hoạch, vụ đông xuân này, toàn tỉnh đưa vào sản xuất trên 18.600 ha lúa xuân. Tuy nhiên, theo dự báo, đây là vụ xuân có nhiều khó khăn như thời tiết bất thường, chi phí đầu vào cao, gây ảnh hưởng tới đầu tư sản xuất của nông dân. Đặc biệt, mưa lũ năm 2017 đã tàn phá các công trình thủy lợi nên nguy cơ thiếu nước hiện hữu. Thống kê sơ bộ diện tích có nguy cơ thiếu nước cho sản xuất vụ xuân 2018 do các công trình bị mưa lũ tàn phá là 718 ha.
Ông Nguyễn Thành Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: "Vụ xuân 2018, Trạm Tấu dự kiến gieo cấy 1.450 ha, do 182 công trình thủy lợi bị tàn phá, nên nhiều diện tích có nguy cơ thiếu nước tập trung ở các xã trọng điểm lúa của huyện như: Hát Lừu, Xà Hồ, Trạm Tấu cùng với đó là mấy chục héc - ta ruộng bị đất đá vùi lấp, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất vụ xuân”.
Lường trước những khó khăn, để thực hiện thắng lợi vụ lúa xuân 2018, ngay từ rất sớm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất và kịp thời đề ra các giải pháp hết sức cụ thể. Theo đó, các địa phương tập trung nạo vét kênh mương, làm thủy lợi nội đồng, tu bổ, sửa chữa các công trình thủy lợi; tích nước sớm trong các ao hồ, kênh mương; bám sát lịch xả nước từ các hồ thủy điện để có kế hoạch lấy nước đổ ải, làm đất, gieo cấy lúa đảm bảo thời vụ.
Đặc biệt, rút kinh nghiệm vụ xuân 2017, ở một số địa phương như: Hạnh Sơn, Thanh Lương, Sơn A, huyện Văn Chấn; phường Tân An, Cầu Thia và xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ nông dân đã gieo cấy sớm hơn so với lịch thời vụ từ 15 - 25 ngày nên dẫn đến năng suất thấp. Ngoài ra, nhiều nông dân đã tự ý đưa giống BC15 vào gieo cấy nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, nhiều nhà thậm chí bị mất mùa.
Vì vậy, Sở cũng đã xây dựng bộ cơ cấu giống phù hợp trên cơ sở là các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái các vùng, các huyện thị, nông dân sử dụng các giống lúa xác nhận, trong đó giống lúa lai chủ lực là: Nhị ưu 838, Syn6, Nghi hương 2308, Nghi hương 305; lúa thuần tập trung vào các giống lúa: Hương chiêm, ĐS1, Séng cù. Các địa phương quan tâm xây dựng vùng sản xuất giống lúa đặc sản, chất lượng cao, xây dựng kế hoạch sản xuất và chăm sóc để quản lý dịch hại, bảo vệ năng suất, sản lượng và an toàn cho sản xuất các vụ sau.
Để đảm bảo đủ giống tốt phục vụ cho sản xuất ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các huyện thị nắm bắt nhu cầu từng loại giống, số lượng giống chủ động liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng cung ứng đủ giống kịp thời cho sản xuất.
Bên cạnh đó, việc cấy đúng khung thời vụ được thực hiện nghiêm ngặt, các địa phương phải căn cứ tiểu vùng khí hậu để chỉ đạo bà con gieo cấy hợp lý, nếu cấy sớm quá khi lúa trỗ gặp rét nàng Bân thì khó được thu hoạch.
Cụ thể, đối với các huyện vùng thấp, trà I gieo mạ từ ngày 10/1/2018 - 15/1/2018; trà II từ ngày 15/1 - 25/1/2018; các huyện vùng cao trà I dự kiến gieo mạ từ 20/12/2017 - 30/12/2017; trà II từ ngày 10/1 đến ngày 15/1. Bên cạnh xác định rõ cơ cấu giống, lịch thời vụ, các huyện, thị đẩy mạnh tuyên truyền, với phương châm "sáng ngô đông, chiều lúa xuân”, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như làm mạ khay, giống lúa phù hợp, bón phân cân đối.
Để tránh rét cho lúa xuân, ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương hạn chế tối đa gieo cấy trà xuân sớm, tập trung gieo cấy trà xuân chính vụ và mở rộng tối đa trà xuân muộn. Mở rộng diện tích lúa gieo thẳng bằng dụng cụ sạ hàng hoặc gieo bằng tay trên chân đất vàn và vàn cao.
Để tránh rét ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo không gieo mạ hoặc gieo thẳng cấy lúa những ngày trời rét đậm, nhiệt độ dưới 15 độ C; 100% diện tích mạ được che phủ bằng nilon để chống rét và hạn chế sự nhiễm bệnh vàng xoắn lá, lùn sọc đen hại lúa; chuẩn bị giống dự phòng bằng những giống lúa ngắn ngày để ứng phó kịp thời nếu gặp điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại.
928 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Vụ lúa đông xuân 2018, toàn tỉnh dự kiến đưa vào gieo cấy 18.700 ha. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, khuyến cáo nông dân chuẩn bị cho mùa vụ thật chu đáo, đảm bảo ăn chắc vụ lúa này.Theo kế hoạch, vụ đông xuân này, toàn tỉnh đưa vào sản xuất trên 18.600 ha lúa xuân. Tuy nhiên, theo dự báo, đây là vụ xuân có nhiều khó khăn như thời tiết bất thường, chi phí đầu vào cao, gây ảnh hưởng tới đầu tư sản xuất của nông dân. Đặc biệt, mưa lũ năm 2017 đã tàn phá các công trình thủy lợi nên nguy cơ thiếu nước hiện hữu. Thống kê sơ bộ diện tích có nguy cơ thiếu nước cho sản xuất vụ xuân 2018 do các công trình bị mưa lũ tàn phá là 718 ha.
Ông Nguyễn Thành Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: "Vụ xuân 2018, Trạm Tấu dự kiến gieo cấy 1.450 ha, do 182 công trình thủy lợi bị tàn phá, nên nhiều diện tích có nguy cơ thiếu nước tập trung ở các xã trọng điểm lúa của huyện như: Hát Lừu, Xà Hồ, Trạm Tấu cùng với đó là mấy chục héc - ta ruộng bị đất đá vùi lấp, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất vụ xuân”.
Lường trước những khó khăn, để thực hiện thắng lợi vụ lúa xuân 2018, ngay từ rất sớm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất và kịp thời đề ra các giải pháp hết sức cụ thể. Theo đó, các địa phương tập trung nạo vét kênh mương, làm thủy lợi nội đồng, tu bổ, sửa chữa các công trình thủy lợi; tích nước sớm trong các ao hồ, kênh mương; bám sát lịch xả nước từ các hồ thủy điện để có kế hoạch lấy nước đổ ải, làm đất, gieo cấy lúa đảm bảo thời vụ.
Đặc biệt, rút kinh nghiệm vụ xuân 2017, ở một số địa phương như: Hạnh Sơn, Thanh Lương, Sơn A, huyện Văn Chấn; phường Tân An, Cầu Thia và xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ nông dân đã gieo cấy sớm hơn so với lịch thời vụ từ 15 - 25 ngày nên dẫn đến năng suất thấp. Ngoài ra, nhiều nông dân đã tự ý đưa giống BC15 vào gieo cấy nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, nhiều nhà thậm chí bị mất mùa.
Vì vậy, Sở cũng đã xây dựng bộ cơ cấu giống phù hợp trên cơ sở là các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái các vùng, các huyện thị, nông dân sử dụng các giống lúa xác nhận, trong đó giống lúa lai chủ lực là: Nhị ưu 838, Syn6, Nghi hương 2308, Nghi hương 305; lúa thuần tập trung vào các giống lúa: Hương chiêm, ĐS1, Séng cù. Các địa phương quan tâm xây dựng vùng sản xuất giống lúa đặc sản, chất lượng cao, xây dựng kế hoạch sản xuất và chăm sóc để quản lý dịch hại, bảo vệ năng suất, sản lượng và an toàn cho sản xuất các vụ sau.
Để đảm bảo đủ giống tốt phục vụ cho sản xuất ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các huyện thị nắm bắt nhu cầu từng loại giống, số lượng giống chủ động liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng cung ứng đủ giống kịp thời cho sản xuất.
Bên cạnh đó, việc cấy đúng khung thời vụ được thực hiện nghiêm ngặt, các địa phương phải căn cứ tiểu vùng khí hậu để chỉ đạo bà con gieo cấy hợp lý, nếu cấy sớm quá khi lúa trỗ gặp rét nàng Bân thì khó được thu hoạch.
Cụ thể, đối với các huyện vùng thấp, trà I gieo mạ từ ngày 10/1/2018 - 15/1/2018; trà II từ ngày 15/1 - 25/1/2018; các huyện vùng cao trà I dự kiến gieo mạ từ 20/12/2017 - 30/12/2017; trà II từ ngày 10/1 đến ngày 15/1. Bên cạnh xác định rõ cơ cấu giống, lịch thời vụ, các huyện, thị đẩy mạnh tuyên truyền, với phương châm "sáng ngô đông, chiều lúa xuân”, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như làm mạ khay, giống lúa phù hợp, bón phân cân đối.
Để tránh rét cho lúa xuân, ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương hạn chế tối đa gieo cấy trà xuân sớm, tập trung gieo cấy trà xuân chính vụ và mở rộng tối đa trà xuân muộn. Mở rộng diện tích lúa gieo thẳng bằng dụng cụ sạ hàng hoặc gieo bằng tay trên chân đất vàn và vàn cao.
Để tránh rét ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo không gieo mạ hoặc gieo thẳng cấy lúa những ngày trời rét đậm, nhiệt độ dưới 15 độ C; 100% diện tích mạ được che phủ bằng nilon để chống rét và hạn chế sự nhiễm bệnh vàng xoắn lá, lùn sọc đen hại lúa; chuẩn bị giống dự phòng bằng những giống lúa ngắn ngày để ứng phó kịp thời nếu gặp điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại.