Trong những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái đã phát huy vai trò, là công cụ hữu hiệu thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh.
Thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tỉnh đang triển khai 12 chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh, gồm: cho vay hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; thương nhân vùng khó khăn và cho vay xuất khẩu lao động…
Tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng đạt hơn 2.530 tỷ đồng (tăng 245 tỷ đồng so với năm 2016). Cơ cấu dư nợ ngắn hạn chiếm 0,1%, nợ trung hạn chiếm 95,7%, nợ dài hạn chiếm 4,2%.
Hiện, toàn tỉnh có 84.903 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác đang vay vốn của NHCSXH. Trong năm 2017, NHCSXH tỉnh đã cho 20.287 lượt khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay với số tiền 639 tỷ đồng.
Nguồn vốn ưu đãi này đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư vào phát triển sản xuất; chăm sóc, cải tạo, trồng mới 11.208 ha rừng, 408 ha chè, 285 ha cây ăn quả; mua 10.975 con trâu, bò, 5.034 con lợn, 12.265 con giống gia súc, gia cầm; mở rộng hàng ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Đồng thời làm mới 4.118 công trình nước sạch, 4.118 công trình vệ sinh; 388 học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ 966 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 835 việc làm mới cho người lao động…
Với những kết quả đạt được cũng đã góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Đối với hoạt động ủy thác tín dụng chính sách, đến tháng 12/2017, NHCSXH tỉnh đã ký kết văn bản liên tịch ủy thác tín dụng với 4 tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn và 36 hội cấp huyện; ký hợp đồng ủy thác với 620 hội cấp xã; hợp đồng ủy nhiệm với 2.451 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở các thôn, bản.
Mạng lưới làm công tác ủy thác đã phủ rộng khắp ở 100% các thôn, bản trong tỉnh. Các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy thế mạnh trong việc tập hợp lực lượng, bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của các đối tượng thụ hưởng, do đó, chất lượng tín dụng ủy thác ngày một nâng lên.
Dạy nghề và cho vay vốn ưu đãi đã giúp nhiều thanh niên dân tộc Mông ở huyện Mù Cang Chải mở được cửa hiệu sửa chữa xe máy và nhiều ngành nghề khác.
Đến ngày 31/12/2017, toàn tỉnh có 620 hội, đoàn thể cấp xã ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH (tăng 25 đơn vị so với năm 2016); dư nợ ủy thác đạt 2.523.948 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 99,7% tổng dư nợ); các tổ chức hội, đoàn thể hiện đang quản lý 2.451 tổ TK&VV và 84.904 hộ vay.
Hoạt động cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội đã phản ánh tính tiên tiến của phương thức cho vay, đó là chuyển tải vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách, đồng thời quản lý vốn tín dụng chính sách công khai, dân chủ, xã hội hoá hoạt động của NHCSXH.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng về mọi mặt, phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ do NHCSXH cung cấp, thời gian tới, NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục triển khai đầy đủ, kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi mới của Chính phủ.
Chú trọng nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng chính sách; tranh thủ hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với hoạt động tín dụng chính sách; phối hợp chặt chẽ với các ngành tăng cường công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ về chính sách tín dụng ưu đãi.
Đồng thời tăng cường vai trò lãnh đạo của ban đại diện hội đồng quản trị các cấp, thường xuyên kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát nhằm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại; thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV đảm bảo theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện hoạt động trên từng địa bàn.
Chủ động phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
922 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái đã phát huy vai trò, là công cụ hữu hiệu thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh.
Thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tỉnh đang triển khai 12 chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh, gồm: cho vay hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; thương nhân vùng khó khăn và cho vay xuất khẩu lao động…
Tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng đạt hơn 2.530 tỷ đồng (tăng 245 tỷ đồng so với năm 2016). Cơ cấu dư nợ ngắn hạn chiếm 0,1%, nợ trung hạn chiếm 95,7%, nợ dài hạn chiếm 4,2%.
Hiện, toàn tỉnh có 84.903 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác đang vay vốn của NHCSXH. Trong năm 2017, NHCSXH tỉnh đã cho 20.287 lượt khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay với số tiền 639 tỷ đồng.
Nguồn vốn ưu đãi này đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư vào phát triển sản xuất; chăm sóc, cải tạo, trồng mới 11.208 ha rừng, 408 ha chè, 285 ha cây ăn quả; mua 10.975 con trâu, bò, 5.034 con lợn, 12.265 con giống gia súc, gia cầm; mở rộng hàng ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Đồng thời làm mới 4.118 công trình nước sạch, 4.118 công trình vệ sinh; 388 học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ 966 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 835 việc làm mới cho người lao động…
Với những kết quả đạt được cũng đã góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Đối với hoạt động ủy thác tín dụng chính sách, đến tháng 12/2017, NHCSXH tỉnh đã ký kết văn bản liên tịch ủy thác tín dụng với 4 tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn và 36 hội cấp huyện; ký hợp đồng ủy thác với 620 hội cấp xã; hợp đồng ủy nhiệm với 2.451 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở các thôn, bản.
Mạng lưới làm công tác ủy thác đã phủ rộng khắp ở 100% các thôn, bản trong tỉnh. Các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy thế mạnh trong việc tập hợp lực lượng, bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của các đối tượng thụ hưởng, do đó, chất lượng tín dụng ủy thác ngày một nâng lên.
Dạy nghề và cho vay vốn ưu đãi đã giúp nhiều thanh niên dân tộc Mông ở huyện Mù Cang Chải mở được cửa hiệu sửa chữa xe máy và nhiều ngành nghề khác.
Đến ngày 31/12/2017, toàn tỉnh có 620 hội, đoàn thể cấp xã ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH (tăng 25 đơn vị so với năm 2016); dư nợ ủy thác đạt 2.523.948 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 99,7% tổng dư nợ); các tổ chức hội, đoàn thể hiện đang quản lý 2.451 tổ TK&VV và 84.904 hộ vay.
Hoạt động cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội đã phản ánh tính tiên tiến của phương thức cho vay, đó là chuyển tải vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách, đồng thời quản lý vốn tín dụng chính sách công khai, dân chủ, xã hội hoá hoạt động của NHCSXH.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng về mọi mặt, phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ do NHCSXH cung cấp, thời gian tới, NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục triển khai đầy đủ, kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi mới của Chính phủ.
Chú trọng nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng chính sách; tranh thủ hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với hoạt động tín dụng chính sách; phối hợp chặt chẽ với các ngành tăng cường công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ về chính sách tín dụng ưu đãi.
Đồng thời tăng cường vai trò lãnh đạo của ban đại diện hội đồng quản trị các cấp, thường xuyên kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát nhằm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại; thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV đảm bảo theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện hoạt động trên từng địa bàn.
Chủ động phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.