Điểm nổi bật trong thời gian qua công tác xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu được chú trọng.
Người dân đến thăm quan, mua sắm tại Hội chợ Công thương khu vực Tây Bắc năm 2017.
Trong năm 2017, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến thị trường tiêu thụ một số sản phẩm bị thu hẹp; giá bán giảm trong khi chi phí đầu vào có xu hướng tăng; một số dự án đầu tư chậm tiến độ, chậm phát huy được công suất thiết kế; diễn biến thời tiết mưa lũ bất thường... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trước tình hình trên, tỉnh Yên Bái đã có những chỉ đạo quyết liệt, sát sao tới hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), trong đó công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm chủ lực của tỉnh cũng như kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Trong năm 2017, các ngành, địa phương đã xây dựng, phát hành 800 đĩa giới thiệu sản phẩm chế tác từ đá quý; 1.000 cuốn giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh bằng 2 ngôn ngữ Việt - Trung, Việt - Hàn; 3.000 tập gấp giới thiệu sản phẩm quế...
Thông qua việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đã giới thiệu, quảng bá được những tiềm năng thế mạnh, các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến với khách hàng trong nước và ngoài nước, thu hút được đông đảo người dân, doanh nghiệp quan tâm. Qua đó nhiều doanh nghiệp đã đến Yên Bái đầu tư, ký kết các hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp trong tỉnh. Trong năm 2017, tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư đối với 44 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 15.400 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất, kinh doanh đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tìm kiếm được nhiều đối tác, thị trường tiêu thụ. Đến nay, toàn tỉnh có 480 lượt doanh nghiệp và 1.500 lượt sản phẩm chào bán trên sàn giao dịch điện tử. Số lượt truy cập trên trang thông tin điện tử "sctyenbai.com” ngày một tăng. Dưới sự chỉ đạo của tỉnh, trong năm 2017, ngành công thương đã triển khai tư vấn, hỗ trợ 405 doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện hạ tầng thương mại điện tử, trong đó có 35 doanh nghiệp xuất khẩu.
Qua đó từng bước nâng cao được nhận thức, kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ, lãnh đạo các doanh nghiệp về ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tiếp cận với việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, có cơ hội kết nối được với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Điểm nổi bật trong thời gian qua công tác XTTM định hướng xuất khẩu được chú trọng. Theo đó, tỉnh Yên Bái đó tổ chức và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia 02 đoàn công tác khảo sát thị trường tại Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Hoa Kỳ; 02 đoàn công tác tham gia các giao dịch, hội nghị, hội thảo với nước ngoài tổ chức tại Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp đưa các sản phẩm của mình tham gia 08 hội chợ, triển lãm quốc tế tại thị trường nước ngoài.
Kết quả đã mời gọi được một số doanh nghiệp, tổ chức đến với Yên Bái tìm hiểu và đầu tư. Riêng trong năm qua, tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư cho 04 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đạt trên 5.250 tỷ đồng.
Ngoài ra, các hoạt động XTTM tại thị trường trong nước, trong tỉnh được quan tâm, triển khai sâu rộng. Tỉnh chỉ đạo ngành, địa phương tập hợp một số sản phẩm chủ lực, thế mạnh tham gia trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm tại 08 hội chợ trong nước; hỗ trợ các doanh nghiệp Yên Bái tham gia 10 hội chợ trong nước; tổ chức 02 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi; 03 hội chợ quảng bá các sản phẩm đặc sản cam, bưởi, quế tại các huyện Văn Chấn, Yên Bình và Văn Yên...
Đặc biệt, năm 2017 đã tổ chức thành công Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc và Hội nghị Kết nối cung cầu Yên Bái năm 2017 thu hút được 150 doanh nghiệp của 20 tỉnh, thành trong cả nước về trưng bày, giới thiệu các mặt hàng. Cùng với đó, công tác hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm được chú trọng, tập trung vào hỗ trợ và tư vấn về thủ tục đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu và thiết kế bao bì sản phẩm... giúp doanh nghiệp từng bước thực hiện xây dựng cho sản phẩm của mình.
Với những giải pháp trên, hoạt động XTTM đã góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả; tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông, lâm thổ sản địa phương, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2017 đạt 9.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên cán mốc 103,1 triệu USD…
734 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Điểm nổi bật trong thời gian qua công tác xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu được chú trọng. Trong năm 2017, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến thị trường tiêu thụ một số sản phẩm bị thu hẹp; giá bán giảm trong khi chi phí đầu vào có xu hướng tăng; một số dự án đầu tư chậm tiến độ, chậm phát huy được công suất thiết kế; diễn biến thời tiết mưa lũ bất thường... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trước tình hình trên, tỉnh Yên Bái đã có những chỉ đạo quyết liệt, sát sao tới hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), trong đó công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm chủ lực của tỉnh cũng như kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Trong năm 2017, các ngành, địa phương đã xây dựng, phát hành 800 đĩa giới thiệu sản phẩm chế tác từ đá quý; 1.000 cuốn giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh bằng 2 ngôn ngữ Việt - Trung, Việt - Hàn; 3.000 tập gấp giới thiệu sản phẩm quế...
Thông qua việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đã giới thiệu, quảng bá được những tiềm năng thế mạnh, các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến với khách hàng trong nước và ngoài nước, thu hút được đông đảo người dân, doanh nghiệp quan tâm. Qua đó nhiều doanh nghiệp đã đến Yên Bái đầu tư, ký kết các hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp trong tỉnh. Trong năm 2017, tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư đối với 44 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 15.400 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất, kinh doanh đã giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tìm kiếm được nhiều đối tác, thị trường tiêu thụ. Đến nay, toàn tỉnh có 480 lượt doanh nghiệp và 1.500 lượt sản phẩm chào bán trên sàn giao dịch điện tử. Số lượt truy cập trên trang thông tin điện tử "sctyenbai.com” ngày một tăng. Dưới sự chỉ đạo của tỉnh, trong năm 2017, ngành công thương đã triển khai tư vấn, hỗ trợ 405 doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện hạ tầng thương mại điện tử, trong đó có 35 doanh nghiệp xuất khẩu.
Qua đó từng bước nâng cao được nhận thức, kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ, lãnh đạo các doanh nghiệp về ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tiếp cận với việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, có cơ hội kết nối được với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Điểm nổi bật trong thời gian qua công tác XTTM định hướng xuất khẩu được chú trọng. Theo đó, tỉnh Yên Bái đó tổ chức và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia 02 đoàn công tác khảo sát thị trường tại Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Hoa Kỳ; 02 đoàn công tác tham gia các giao dịch, hội nghị, hội thảo với nước ngoài tổ chức tại Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp đưa các sản phẩm của mình tham gia 08 hội chợ, triển lãm quốc tế tại thị trường nước ngoài.
Kết quả đã mời gọi được một số doanh nghiệp, tổ chức đến với Yên Bái tìm hiểu và đầu tư. Riêng trong năm qua, tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư cho 04 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đạt trên 5.250 tỷ đồng.
Ngoài ra, các hoạt động XTTM tại thị trường trong nước, trong tỉnh được quan tâm, triển khai sâu rộng. Tỉnh chỉ đạo ngành, địa phương tập hợp một số sản phẩm chủ lực, thế mạnh tham gia trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm tại 08 hội chợ trong nước; hỗ trợ các doanh nghiệp Yên Bái tham gia 10 hội chợ trong nước; tổ chức 02 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi; 03 hội chợ quảng bá các sản phẩm đặc sản cam, bưởi, quế tại các huyện Văn Chấn, Yên Bình và Văn Yên...
Đặc biệt, năm 2017 đã tổ chức thành công Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc và Hội nghị Kết nối cung cầu Yên Bái năm 2017 thu hút được 150 doanh nghiệp của 20 tỉnh, thành trong cả nước về trưng bày, giới thiệu các mặt hàng. Cùng với đó, công tác hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm được chú trọng, tập trung vào hỗ trợ và tư vấn về thủ tục đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu và thiết kế bao bì sản phẩm... giúp doanh nghiệp từng bước thực hiện xây dựng cho sản phẩm của mình.
Với những giải pháp trên, hoạt động XTTM đã góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả; tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông, lâm thổ sản địa phương, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2017 đạt 9.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên cán mốc 103,1 triệu USD…