Toàn tỉnh có 42 xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa, không có tệ nạn xã hội; 100% xã, phường, thị trấn thành lập được Ban Thanh tra nhân dân.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” góp phần làm thay đổi các vùng quê, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. (Ảnh: Phụ nữ xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn).
Là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, địa hình núi cao, đồi dốc, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân cư không đồng đều... Yên Bái là nơi sinh sống của 75 vạn người, với 30 dân tộc chung sống tại 180 xã, phường, thị trấn, 2.306 làng, bản, tổ dân phố.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) luôn được cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội quan tâm triển khai thực hiện và được nhân dân các dân tộc trong tỉnh hưởng ứng.
Với sự vào cuộc của hệ thống mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức thành viên và ngành văn hóa, thể thao và du lịch, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu qua chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Từ đó, đã góp phần quan trọng để năm 2017 có 15 xã trong tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh là 33 xã, vượt 8 xã so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh; giảm 5% hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn 21,9%.
Từ thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời tích cực tham gia các chương trình phòng, chống các tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đoàn kết các dân tộc.
Qua xây dựng cộng đồng an toàn, không có tệ nạn xã hội, đến nay, toàn tỉnh có 42 xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa, không có tệ nạn xã hội; 100% xã, phường, thị trấn thành lập được Ban Thanh tra nhân dân; duy trì 2.248 tổ an ninh nhân dân, 3.036 tổ tự quản, 2.394 tổ hòa giải; củng cố duy trì 1.740 hòm thư góp ý về an ninh trật tự, trình báo và tố giác tội phạm; 2.163 điểm trình báo tạm trú, tạm vắng; duy trì 132 mô hình tiên tiến về công tác bảo đảm an ninh trật tự...
Từ việc xây dựng môi trường văn hóa, hầu hết các cơ quan, đơn vị, thôn, bản, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn đều có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Qua bình xét năm 2017, toàn tỉnh có 1.117/ 1.409 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, thực hiện tốt nếp sống văn hóa kỷ cương pháp luật; 1.268/ 2.306 làng, bản, tổ dân phố xây dựng được quy ước văn hóa; 42 xã, phường, thị trấn ra mắt xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa.
Từ phong trào xây dựng gia đình, thôn, bản văn hóa, năm 2017, có 180.830/ 204.820 gia đình, đạt 88,4% số hộ gia đình trong toàn tỉnh đăng ký xây dựng gia đình văn hóa.
Qua bình xét, có 152.465 gia đình (74,4%) đạt tiêu chuẩn văn hóa, vượt 0,4% so với kế hoạch; có 59% khu dân cư (1.151 khu dân cư) đạt tiêu chuẩn văn hóa. Hết năm 2017, toàn tỉnh có 1.605 nhà văn hóa, trong đó 83/180 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; có 1.169 đội văn nghệ quần chúng, trong đó có 595 đội văn nghệ hoạt động thường xuyên...
Có thể khẳng định, phong trào "TDĐKXDĐSVH” đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, làm thay đổi bộ mặt mỗi địa phương từ vùng thấp đến vùng cao; góp phần xây dựng nông thôn mới thành công; là yếu tố quan trọng củng cố mối đoàn kết dân tộc, tình làng nghĩa xóm, duy trì ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, đưa xã hội ngày càng phát triển theo hướng tốt đẹp.
Từ những kết quả đạt được, năm 2018 tỉnh đề ra mục tiêu: 76% gia đình văn hóa, 58% làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 3 - 5 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 1 - 2 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; mỗi huyện, thị xã, thành phố ra mắt xây dựng từ 2 -3 làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; chọn 1 (mô hình) chỉ đạo thực hiện mô hình điểm tiêu biểu xuất sắc về xây dựng làng, thôn, bản, tổ dân phố (khu dân cư) văn hóa...
Để đạt được mục tiêu trên, Ban Chỉ đạo Phong trào "TDĐKXDĐSVH” của tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 173/KH - BCĐ về thực hiện Phong trào "TDĐKXDĐSVH” năm 2018, nhiệm vụ đề ra là đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sâu rộng, hiệu quả thiết thực về hiệu quả mà Phong trào đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là Nghị quyết số 33/NQ - TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Phong trào "TDĐKXDĐSVH” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới.
Qua công tác tuyên truyền tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của Phong trào "TDĐKXDĐSVH” trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở để triển khai thực hiện hiệu quả.
Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành thành viên ban chỉ đạo các cấp trong chỉ đạo thực hiện phong trào xây dựng gia đình, thôn, làng, bản, tổ dân phố, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Để Phong trào "TDĐKXDĐSVH” phát triển sâu rộng nhưng thực chất, hiệu quả thiết thực, phải gắn chặt chẽ Phong trào với phong trào xây dựng nông thôn mới và công tác chỉ đạo thực hiện phải gắn với kiểm tra, quản lý của cơ quan chuyên môn và các cấp, các ngành, các địa phương.
969 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Toàn tỉnh có 42 xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa, không có tệ nạn xã hội; 100% xã, phường, thị trấn thành lập được Ban Thanh tra nhân dân. Là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, địa hình núi cao, đồi dốc, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân cư không đồng đều... Yên Bái là nơi sinh sống của 75 vạn người, với 30 dân tộc chung sống tại 180 xã, phường, thị trấn, 2.306 làng, bản, tổ dân phố.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) luôn được cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội quan tâm triển khai thực hiện và được nhân dân các dân tộc trong tỉnh hưởng ứng.
Với sự vào cuộc của hệ thống mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức thành viên và ngành văn hóa, thể thao và du lịch, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu qua chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Từ đó, đã góp phần quan trọng để năm 2017 có 15 xã trong tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh là 33 xã, vượt 8 xã so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh; giảm 5% hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn 21,9%.
Từ thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời tích cực tham gia các chương trình phòng, chống các tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đoàn kết các dân tộc.
Qua xây dựng cộng đồng an toàn, không có tệ nạn xã hội, đến nay, toàn tỉnh có 42 xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa, không có tệ nạn xã hội; 100% xã, phường, thị trấn thành lập được Ban Thanh tra nhân dân; duy trì 2.248 tổ an ninh nhân dân, 3.036 tổ tự quản, 2.394 tổ hòa giải; củng cố duy trì 1.740 hòm thư góp ý về an ninh trật tự, trình báo và tố giác tội phạm; 2.163 điểm trình báo tạm trú, tạm vắng; duy trì 132 mô hình tiên tiến về công tác bảo đảm an ninh trật tự...
Từ việc xây dựng môi trường văn hóa, hầu hết các cơ quan, đơn vị, thôn, bản, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn đều có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Qua bình xét năm 2017, toàn tỉnh có 1.117/ 1.409 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, thực hiện tốt nếp sống văn hóa kỷ cương pháp luật; 1.268/ 2.306 làng, bản, tổ dân phố xây dựng được quy ước văn hóa; 42 xã, phường, thị trấn ra mắt xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa.
Từ phong trào xây dựng gia đình, thôn, bản văn hóa, năm 2017, có 180.830/ 204.820 gia đình, đạt 88,4% số hộ gia đình trong toàn tỉnh đăng ký xây dựng gia đình văn hóa.
Qua bình xét, có 152.465 gia đình (74,4%) đạt tiêu chuẩn văn hóa, vượt 0,4% so với kế hoạch; có 59% khu dân cư (1.151 khu dân cư) đạt tiêu chuẩn văn hóa. Hết năm 2017, toàn tỉnh có 1.605 nhà văn hóa, trong đó 83/180 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; có 1.169 đội văn nghệ quần chúng, trong đó có 595 đội văn nghệ hoạt động thường xuyên...
Có thể khẳng định, phong trào "TDĐKXDĐSVH” đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, làm thay đổi bộ mặt mỗi địa phương từ vùng thấp đến vùng cao; góp phần xây dựng nông thôn mới thành công; là yếu tố quan trọng củng cố mối đoàn kết dân tộc, tình làng nghĩa xóm, duy trì ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, đưa xã hội ngày càng phát triển theo hướng tốt đẹp.
Từ những kết quả đạt được, năm 2018 tỉnh đề ra mục tiêu: 76% gia đình văn hóa, 58% làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa, 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 3 - 5 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 1 - 2 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; mỗi huyện, thị xã, thành phố ra mắt xây dựng từ 2 -3 làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; chọn 1 (mô hình) chỉ đạo thực hiện mô hình điểm tiêu biểu xuất sắc về xây dựng làng, thôn, bản, tổ dân phố (khu dân cư) văn hóa...
Để đạt được mục tiêu trên, Ban Chỉ đạo Phong trào "TDĐKXDĐSVH” của tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 173/KH - BCĐ về thực hiện Phong trào "TDĐKXDĐSVH” năm 2018, nhiệm vụ đề ra là đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sâu rộng, hiệu quả thiết thực về hiệu quả mà Phong trào đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là Nghị quyết số 33/NQ - TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Phong trào "TDĐKXDĐSVH” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới.
Qua công tác tuyên truyền tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của Phong trào "TDĐKXDĐSVH” trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở để triển khai thực hiện hiệu quả.
Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành thành viên ban chỉ đạo các cấp trong chỉ đạo thực hiện phong trào xây dựng gia đình, thôn, làng, bản, tổ dân phố, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Để Phong trào "TDĐKXDĐSVH” phát triển sâu rộng nhưng thực chất, hiệu quả thiết thực, phải gắn chặt chẽ Phong trào với phong trào xây dựng nông thôn mới và công tác chỉ đạo thực hiện phải gắn với kiểm tra, quản lý của cơ quan chuyên môn và các cấp, các ngành, các địa phương.