Yên Bình xác định, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là nhiệm vụ then chốt trong phát triển kinh tế của địa phương. Do đó, cùng với những thế mạnh sẵn có, huyện đã thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các đơn vị, doanh nghiệp, nhà đầu tư tích cực tham gia phát triển lĩnh vực này.
Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành sản xuất ván bóc.
Ngay những ngày đầu xuân Mậu Tuất 2018, Ban Giám đốc cùng gần 100 lao động của Công ty cổ phần Yên Thành ra quân sản xuất với khí thế lao động tấp nập, khẩn trương chuẩn bị cho những đơn hàng lớn ngay những ngày đầu năm mới. Đây là động lực quan trọng để Công ty thực hiện thành công kế hoạch sản xuất năm 2018.
Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty phấn khởi cho biết: "Năm 2017, mặc dù gặp không ít khó khăn, song Công ty đã sản xuất và tiêu thụ được trên 7 nghìn m3 gỗ rừng trồng, chế biến được trên 3 nghìn tấn măng tre Bát độ với tổng doanh thu đạt gần 45 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 1 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 80 lao động với mức thu nhập từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng”.
Hiện nay, huyện Yên Bình có 113 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), trong đó, có 46 công ty TNHH, 14 công ty cổ phần, 14 doanh nghiệp tư nhân, 39 HTX.
Cùng với đó là gần 3.000 hộ kinh doanh cá thể tham gia hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực như: khai thác khoáng sản, chế biến gỗ, may mặc, vận tải, hàng tạp hóa… Đặc biệt, hiện nay, huyện đã hình thành 2 khu, cụm công nghiệp là Khu cụm công nghiệp Thịnh Hưng và Cụm công nghiệp Mông Sơn.
Những năm qua, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huyện Yên Bình đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…
Cùng đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu quảng bá những tiềm năng thế mạnh của địa phương tới các doanh nghiệp; đồng thời, cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh thông qua việc nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp để kịp thời đề xuất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt, tập trung rà soát các dự án đầu tư chậm tiến độ để tham mưu với các cấp chính quyền có giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp đi vào hoạt động hiệu quả; thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án hoạt động không hiệu quả hoặc hoạt động kém hiệu quả. Những động thái tích cực này của chính quyền địa phương đã tạo ra những hiệu ứng tốt, kích cầu doanh nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, không thể không nói đến sự chủ động, nhạy bén nắm bắt thị trường, tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo hướng hiện đại; chú trọng cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tạo lập uy tín với bạn hàng của chính các doanh nghiệp trên địa bàn.
Nhờ có sự quan tâm cấp ủy, chính quyền cộng với sự năng động nhạy bén của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nên trong năm 2017 mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng hầu hết các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều hoạt động có hiệu quả.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2017 của huyện đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước; giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt trên 23,3 triệu USD; tạo việc làm cho hàng nghìn lao động và đóng góp nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa phương.
Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể là việc ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất ở một số đơn vị còn chậm; sản phẩm vẫn dừng ở công đoạn thô và mới bước đầu thực hiện chế biến sâu nên giá thành còn thấp; vốn đầu tư của các doanh nghiệp không cao; doanh nghiệp quy mô nhỏ; tay nghề của người lao động tại một số doanh nghiệp chưa cao...
Đó là những vấn đề cần được tập trung khắc phục tích cực để tiến tới hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2018, ngay từ những ngày đầu xuân Mậu Tuất 2018.
979 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Yên Bình xác định, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là nhiệm vụ then chốt trong phát triển kinh tế của địa phương. Do đó, cùng với những thế mạnh sẵn có, huyện đã thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các đơn vị, doanh nghiệp, nhà đầu tư tích cực tham gia phát triển lĩnh vực này.Ngay những ngày đầu xuân Mậu Tuất 2018, Ban Giám đốc cùng gần 100 lao động của Công ty cổ phần Yên Thành ra quân sản xuất với khí thế lao động tấp nập, khẩn trương chuẩn bị cho những đơn hàng lớn ngay những ngày đầu năm mới. Đây là động lực quan trọng để Công ty thực hiện thành công kế hoạch sản xuất năm 2018.
Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty phấn khởi cho biết: "Năm 2017, mặc dù gặp không ít khó khăn, song Công ty đã sản xuất và tiêu thụ được trên 7 nghìn m3 gỗ rừng trồng, chế biến được trên 3 nghìn tấn măng tre Bát độ với tổng doanh thu đạt gần 45 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 1 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 80 lao động với mức thu nhập từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng”.
Hiện nay, huyện Yên Bình có 113 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), trong đó, có 46 công ty TNHH, 14 công ty cổ phần, 14 doanh nghiệp tư nhân, 39 HTX.
Cùng với đó là gần 3.000 hộ kinh doanh cá thể tham gia hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực như: khai thác khoáng sản, chế biến gỗ, may mặc, vận tải, hàng tạp hóa… Đặc biệt, hiện nay, huyện đã hình thành 2 khu, cụm công nghiệp là Khu cụm công nghiệp Thịnh Hưng và Cụm công nghiệp Mông Sơn.
Những năm qua, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huyện Yên Bình đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…
Cùng đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu quảng bá những tiềm năng thế mạnh của địa phương tới các doanh nghiệp; đồng thời, cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh thông qua việc nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp để kịp thời đề xuất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt, tập trung rà soát các dự án đầu tư chậm tiến độ để tham mưu với các cấp chính quyền có giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp đi vào hoạt động hiệu quả; thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án hoạt động không hiệu quả hoặc hoạt động kém hiệu quả. Những động thái tích cực này của chính quyền địa phương đã tạo ra những hiệu ứng tốt, kích cầu doanh nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, không thể không nói đến sự chủ động, nhạy bén nắm bắt thị trường, tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo hướng hiện đại; chú trọng cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tạo lập uy tín với bạn hàng của chính các doanh nghiệp trên địa bàn.
Nhờ có sự quan tâm cấp ủy, chính quyền cộng với sự năng động nhạy bén của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nên trong năm 2017 mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng hầu hết các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều hoạt động có hiệu quả.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2017 của huyện đạt hơn 3 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước; giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt trên 23,3 triệu USD; tạo việc làm cho hàng nghìn lao động và đóng góp nguồn thu không nhỏ cho ngân sách địa phương.
Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể là việc ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất ở một số đơn vị còn chậm; sản phẩm vẫn dừng ở công đoạn thô và mới bước đầu thực hiện chế biến sâu nên giá thành còn thấp; vốn đầu tư của các doanh nghiệp không cao; doanh nghiệp quy mô nhỏ; tay nghề của người lao động tại một số doanh nghiệp chưa cao...
Đó là những vấn đề cần được tập trung khắc phục tích cực để tiến tới hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm 2018, ngay từ những ngày đầu xuân Mậu Tuất 2018.