Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 322/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân từ 8%/năm trở lên giai đoạn 2021-2030.
Trung tâm Km5, thành phố Yên Bái
Khu trung tâm thành phố Yên Bái
Yên Bái đặt mục tiêu GRDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2020 đạt 50 triệu đồng trở lên; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 200 triệu USD; mục tiêu đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt trên 200 triệu đồng; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 700 triệu USD.
Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 25%; tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới khoảng 40%, tỷ lệ các huyện đạt tiêu chí nông thôn mới 14,3% đến năm 2020; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt khoảng 35%; tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới khoảng 70%.
Về môi trường, tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt khoảng 63%; tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt khoảng 80% (dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%); tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 90% vào năm 2020. Đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng ổn định 63%; tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98% vào năm 2030.
Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung
Về nông, lâm, thủy sản, Yên Bái phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản (giá so sánh 2010) tăng bình quân 5,2%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 5,4%/năm giai đoạn 2021 - 2030.
Đến năm 2020, diện tích lúa cả năm khoảng 42.810 ha, lúa chất lượng cao chiếm 50% sản lượng, còn lại là lúa năng suất cao; ổn định diện tích ngô khoảng 30.000 ha, trong đó ngô lai chiếm 95%. Xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn, diện tích rau, củ, quả thực phẩm khoảng 9.400 ha; mở rộng diện tích cây dược liệu lên khoảng 10.300 ha chủ yếu trồng dưới tán rừng tự nhiên. Tăng diện tích cây ăn quả lên 9.500 ha; diện tích cây sơn tra khoảng 9.800 ha chủ yếu trồng dưới tán rừng phòng hộ, trồng thay thế rừng nghèo ở vùng cao. Củng cố các vùng chè, vùng quế có điều kiện phát triển gắn với nhà máy, cơ sở chế biến tiêu thụ, diện tích chè khoảng 8.500 ha, diện tích quế khoảng 76.000 ha; tăng diện tích tre măng bát độ lên khoảng 10.000 ha.
Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung bò thịt, trâu thịt, lợn hướng nạc, lợn sữa, chăn nuôi gà an toàn sinh học, nuôi con đặc sản gắn với các trung tâm giết mổ, chế biến tiêu thụ và chợ đầu mối nông sản. Thu hút dự án đầu tư hình thành các trang trại, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương thức công nghiệp. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất nông nghiệp vào năm 2020 và khoảng 44% vào năm 2030...
Hình thành chuỗi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Về phát triển công nghiệp, tỉnh tiếp tục xác định phát triển công nghiệp là khâu đột phá tạo động lực cho phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, từng bước hình thành chuỗi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khoáng, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm khoảng 72% giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2020; tăng tỷ trọng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, hình thành các mô hình làng nghề gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng vùng, từng địa bàn nông thôn. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị làm cơ sở cho kế hoạch hóa đầu tư và triển khai các dự án đầu tư xây dựng.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) tăng bình quân 11,6%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 12%/năm giai đoạn 2021 - 2030.
Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã
Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp; khuyến khích thu hút và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông lâm sản, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh ở những địa bàn khó khăn. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.840 doanh nghiệp; bình quân mỗi năm thành lập mới khoảng 110 doanh nghiệp.
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, thành lập mới các tổ hợp tác, mở rộng các dịch vụ của hợp tác xã. Xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, xây dựng chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng. Phấn đấu bình quân mỗi năm thành lập mới khoảng 20 hợp tác xã, đến năm 2020 có trên 280 hợp tác xã hoạt động hiệu quả...
1209 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 322/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân từ 8%/năm trở lên giai đoạn 2021-2030.Khu trung tâm thành phố Yên Bái
Yên Bái đặt mục tiêu GRDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2020 đạt 50 triệu đồng trở lên; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 200 triệu USD; mục tiêu đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt trên 200 triệu đồng; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 700 triệu USD.
Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 25%; tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới khoảng 40%, tỷ lệ các huyện đạt tiêu chí nông thôn mới 14,3% đến năm 2020; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt khoảng 35%; tỷ lệ các xã đạt tiêu chí nông thôn mới khoảng 70%.
Về môi trường, tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt khoảng 63%; tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt khoảng 80% (dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%); tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 90% vào năm 2020. Đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng ổn định 63%; tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98% vào năm 2030.
Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung
Về nông, lâm, thủy sản, Yên Bái phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản (giá so sánh 2010) tăng bình quân 5,2%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 5,4%/năm giai đoạn 2021 - 2030.
Đến năm 2020, diện tích lúa cả năm khoảng 42.810 ha, lúa chất lượng cao chiếm 50% sản lượng, còn lại là lúa năng suất cao; ổn định diện tích ngô khoảng 30.000 ha, trong đó ngô lai chiếm 95%. Xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn, diện tích rau, củ, quả thực phẩm khoảng 9.400 ha; mở rộng diện tích cây dược liệu lên khoảng 10.300 ha chủ yếu trồng dưới tán rừng tự nhiên. Tăng diện tích cây ăn quả lên 9.500 ha; diện tích cây sơn tra khoảng 9.800 ha chủ yếu trồng dưới tán rừng phòng hộ, trồng thay thế rừng nghèo ở vùng cao. Củng cố các vùng chè, vùng quế có điều kiện phát triển gắn với nhà máy, cơ sở chế biến tiêu thụ, diện tích chè khoảng 8.500 ha, diện tích quế khoảng 76.000 ha; tăng diện tích tre măng bát độ lên khoảng 10.000 ha.
Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung bò thịt, trâu thịt, lợn hướng nạc, lợn sữa, chăn nuôi gà an toàn sinh học, nuôi con đặc sản gắn với các trung tâm giết mổ, chế biến tiêu thụ và chợ đầu mối nông sản. Thu hút dự án đầu tư hình thành các trang trại, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương thức công nghiệp. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất nông nghiệp vào năm 2020 và khoảng 44% vào năm 2030...
Hình thành chuỗi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Về phát triển công nghiệp, tỉnh tiếp tục xác định phát triển công nghiệp là khâu đột phá tạo động lực cho phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, từng bước hình thành chuỗi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khoáng, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm khoảng 72% giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2020; tăng tỷ trọng công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, hình thành các mô hình làng nghề gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng vùng, từng địa bàn nông thôn. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị làm cơ sở cho kế hoạch hóa đầu tư và triển khai các dự án đầu tư xây dựng.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) tăng bình quân 11,6%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 12%/năm giai đoạn 2021 - 2030.
Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã
Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp; khuyến khích thu hút và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông lâm sản, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh ở những địa bàn khó khăn. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.840 doanh nghiệp; bình quân mỗi năm thành lập mới khoảng 110 doanh nghiệp.
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, thành lập mới các tổ hợp tác, mở rộng các dịch vụ của hợp tác xã. Xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, xây dựng chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng. Phấn đấu bình quân mỗi năm thành lập mới khoảng 20 hợp tác xã, đến năm 2020 có trên 280 hợp tác xã hoạt động hiệu quả...