Với mục đích nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân để thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, huyện Văn Yên đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tạo điều kiện cho người dân mở rộng quy mô chăn nuôi có đầu tư lớn.
Mô hình nuôi bò bán công nghiệp của gia đình ông Phạm Xuân Tính ở thôn 2, xã Yên Hưng cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Đỗ Văn Cầu ở thôn 6, xã Yên Phú, nhận thấy việc chăn nuôi trâu, bò là hướng phát triển kinh tế có hiệu quả, tháng 5 năm 2017 gia đình ông mạnh dạn đăng ký với xã nhận mức hỗ trợ 15 triệu đồng để nuôi quy mô 10 con bò, đến nay, đàn bò của gia đình ông đã có 15 con.
Ông Cầu cho biết: "Nuôi bò chỉ cần chú trọng đến công tác phòng chống dịch bệnh là yên tâm, một bò nái thì một năm lại thêm một bò con, giá bò giống dao động từ 15 - 17 triệu đồng thì chỉ hai năm là có lãi”.
Để tiếp tục nâng cao thu nhập cho nhân dân, những năm qua, xã Yên Phú đã tích cực phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn để chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi cho người dân, khuyến khích nông dân phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa, triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ cho nhân dân theo Đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh. Nhờ đó, đến nay, xã Yên Phú có 517 con trâu, bò; 6.500 con lợn, gần 33.000 con gia cầm, hiện tại xã có gần 20 mô hình chăn nuôi quy mô lớn cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Ngô Quyết Chiến – Phó Chủ tịch UBND xã Yên Phú cho biết: "Nghị quyết số 21/NQ-ĐU ngày 20/3/2018 của Đảng ủy xã nêu rõ phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là phát triển chăn nuôi trâu, bò bán công nghiệp là một trong những mục tiêu trọng tâm hàng đầu để nâng cao thu nhập cho nhân dân. Bởi vậy, xã đã tập trung tuyên truyền vận động, khuyến khích nhân dân mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhóm hộ, chú trọng đến vấn đề hình thành mối liên kết, bao tiêu sản phẩm trong chăn nuôi để tạo đầu ra ổn định”.
Với mục tiêu đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, những năm qua, huyện Văn Yên đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa có đầu tư, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để tăng giá trị kinh tế của ngành, đồng thời thực hiện tốt chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
Nhờ đó, đến nay, toàn huyện Văn Yên đã giải ngân hỗ trợ cho 168 cơ sở chăn nuôi. Mức hỗ trợ cụ thể: mô hình chăn nuôi lợn kết hợp quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt trở lên mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ; chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 1.000 con trở lên, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ; chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con trở lên, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ; chăn nuôi trâu, bò từ 30 con trở lên, mức hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ; chăn nuôi lợn nái có quy mô từ 15 con trở lên, lợn thịt quy mô 100 con trở lên mức hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ.
Tính riêng trong năm 2017, huyện đã giải ngân hỗ trợ 73 cơ sở chăn nuôi với tổng kinh phí 1 tỷ 550 triệu đồng, góp phần đưa tổng đàn gia súc chính của huyện lên gần 112.000 con; trong đó, trâu trên 19.000 con, bò trên 1.100 con, lợn trên 91.000 con, gia cầm gần 700.100 con.
Ông Doãn Văn Thủy - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: "Để việc thực hiện Đề án có hiệu quả và bảo đảm tính nhân rộng cao, huyện đã giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ đúng nhu cầu của các hộ, chỉ đạo các địa phương phối hợp với khối nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công tác phòng chống dịch bệnh cho người chăn nuôi, tạo chuỗi liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm tạo đầu ra ổn định cho người chăn nuôi. Qua đó, nâng cao thu nhập, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu bằng tiềm năng kinh tế địa phương”.
1246 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với mục đích nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân để thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, huyện Văn Yên đã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tạo điều kiện cho người dân mở rộng quy mô chăn nuôi có đầu tư lớn.Ông Đỗ Văn Cầu ở thôn 6, xã Yên Phú, nhận thấy việc chăn nuôi trâu, bò là hướng phát triển kinh tế có hiệu quả, tháng 5 năm 2017 gia đình ông mạnh dạn đăng ký với xã nhận mức hỗ trợ 15 triệu đồng để nuôi quy mô 10 con bò, đến nay, đàn bò của gia đình ông đã có 15 con.
Ông Cầu cho biết: "Nuôi bò chỉ cần chú trọng đến công tác phòng chống dịch bệnh là yên tâm, một bò nái thì một năm lại thêm một bò con, giá bò giống dao động từ 15 - 17 triệu đồng thì chỉ hai năm là có lãi”.
Để tiếp tục nâng cao thu nhập cho nhân dân, những năm qua, xã Yên Phú đã tích cực phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn để chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi cho người dân, khuyến khích nông dân phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa, triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ cho nhân dân theo Đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh. Nhờ đó, đến nay, xã Yên Phú có 517 con trâu, bò; 6.500 con lợn, gần 33.000 con gia cầm, hiện tại xã có gần 20 mô hình chăn nuôi quy mô lớn cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Ngô Quyết Chiến – Phó Chủ tịch UBND xã Yên Phú cho biết: "Nghị quyết số 21/NQ-ĐU ngày 20/3/2018 của Đảng ủy xã nêu rõ phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là phát triển chăn nuôi trâu, bò bán công nghiệp là một trong những mục tiêu trọng tâm hàng đầu để nâng cao thu nhập cho nhân dân. Bởi vậy, xã đã tập trung tuyên truyền vận động, khuyến khích nhân dân mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhóm hộ, chú trọng đến vấn đề hình thành mối liên kết, bao tiêu sản phẩm trong chăn nuôi để tạo đầu ra ổn định”.
Với mục tiêu đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, những năm qua, huyện Văn Yên đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa có đầu tư, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để tăng giá trị kinh tế của ngành, đồng thời thực hiện tốt chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.
Nhờ đó, đến nay, toàn huyện Văn Yên đã giải ngân hỗ trợ cho 168 cơ sở chăn nuôi. Mức hỗ trợ cụ thể: mô hình chăn nuôi lợn kết hợp quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt trở lên mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ; chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 1.000 con trở lên, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ; chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con trở lên, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ; chăn nuôi trâu, bò từ 30 con trở lên, mức hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ; chăn nuôi lợn nái có quy mô từ 15 con trở lên, lợn thịt quy mô 100 con trở lên mức hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ.
Tính riêng trong năm 2017, huyện đã giải ngân hỗ trợ 73 cơ sở chăn nuôi với tổng kinh phí 1 tỷ 550 triệu đồng, góp phần đưa tổng đàn gia súc chính của huyện lên gần 112.000 con; trong đó, trâu trên 19.000 con, bò trên 1.100 con, lợn trên 91.000 con, gia cầm gần 700.100 con.
Ông Doãn Văn Thủy - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: "Để việc thực hiện Đề án có hiệu quả và bảo đảm tính nhân rộng cao, huyện đã giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn đối tượng là các cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ đúng nhu cầu của các hộ, chỉ đạo các địa phương phối hợp với khối nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công tác phòng chống dịch bệnh cho người chăn nuôi, tạo chuỗi liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm tạo đầu ra ổn định cho người chăn nuôi. Qua đó, nâng cao thu nhập, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu bằng tiềm năng kinh tế địa phương”.