CTTĐT - Tại phiên làm việc sáng 5/5, Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2018 - 2023, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có bài phát biểu chỉ đạo Đại hội. Cổng Thông tin điện tử tỉnh trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy:
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
Thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội,
Kính thưa đồng chí Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo chủ chốt tỉnh, các đồng chí lãnh đạo công đoàn các tỉnh bạn,
Thưa các vị đại biểu khách qúy,
Thưa Đại hội!
Hôm nay, trong không khí của những ngày Tháng 5 lịch sử, LĐLĐ tỉnh trọng thể tổ chức Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Thay mặt BCH Đảng bộ tỉnh, tôi trân trọng gửi tới đồng chí Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo qua các thời kỳ; các vị khách quý, cùng các đại biểu dự Đại hội lời chào mừng nồng nhiệt; qua các đồng chí đại biểu tiêu biểu ưu tú các cấp công đoàn trong tỉnh về dự Đại hội, tôi trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, lao động toàn tỉnh lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất!
Thưa các đồng chí,
Thưa Đại hội!
Ra đời ngay sau khi Đảng bộ tỉnh được thành lập, trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Yên Bái đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển quê hương, đất nước. Là tổ chức chính trị - xã hội quan trọng của giai cấp công nhân và người lao động, trong bất kỳ giai đoạn lịch sử cách mạng nào, các cấp công đoàn Yên Bái luôn phát huy tinh thần quốc tế cộng sản và vai trò, trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp vào thành tựu chung của tỉnh.
Đặc biệt trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ 18, công đoàn các cấp và công nhân, viên chức, lao động của tỉnh đã phát huy truyền thống tốt đẹp, bám sát sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và định hướng của Tổng LĐLĐ Việt Nam, vượt qua khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện.
Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục công chức, viên chức, công nhân, lao động chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp có tiến bộ. Vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động từng bước được nâng lên; việc thương lượng, ký kết các thoả ước lao động tập thể; giám sát việc thực hiện các quy định lao động ngày càng đi vào thực chất.
Các hoạt động từ thiện, hỗ trợ, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, người lao động được đặc biệt quan tâm, việc xây dựng các phong trào, Quỹ "Tấm lòng vàng”, hỗ trợ xây dựng "Mái ấm công đoàn”, nhất là "Tết sum vầy” và nhiều hoạt động xã hội từ thiện khác có hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lao động, về công nhân, công đoàn... được tăng cường. Tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Công tác phát triển đoàn viên gắn với nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh được đặc biệt quan tâm, có bước tiến bộ (phát triển đoàn viên mới trong nhiệm kỳ vượt 71 %; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng vượt 55% so với mục tiêu đề ra); chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở được nâng lên (tỷ lệ công đoàn cơ sở đạt vững mạnh hằng năm trên 83%, vượt 3% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội và tăng so với nhiệm kỳ trước).
Nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp có nhiều đổi mới theo hướng sâu sát, cụ thể, hướng mạnh về cơ sở, lấy đoàn viên, người lao động làm trung tâm, khơi dậy và phát huy tiềm năng to lớn của công nhân, viên chức, người lao động tích cực lao động, sản xuất, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước của Công đoàn, như: Phong trào "Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, "Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp vì đời sống, việc làm của người lao động”, phong trào "Thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” gắn với Cuộc vận động “Chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, các cấp công đoàn và công nhân, viên chức, lao động của tỉnh đã vinh dự được tặng thưởng nhiều Huân chương lao động, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua, bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam và UBND tỉnh.
Đó là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước, của tỉnh với những đóng góp của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Yên Bái trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Thay mặt BCH Đảng bộ tỉnh, tôi nhiệt liệt biểu dương và trân trọng cảm ơn những thành tích mà các cấp công đoàn và công nhân, viên chức, lao động của tỉnh đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua.
Cũng nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ các phong trào công nhân viên chức và hoạt động của Công đoàn tỉnh Yên Bái; cảm ơn sự phối hợp có hiệu quả của Liên đoàn Lao động các tỉnh bạn, rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ nhiều hơn nữa của các đồng chí trong thời gian tới.
Thưa toàn thể Đại hội!
Bên cạnh những kết quả đạt được, tôi đồng tình với những tồn tại, hạn chế trong nhiệm kỳ qua mà Báo cáo chính trị đã thẳng thắn nhìn nhận: Hoạt động công đoàn có mặt chưa theo kịp sự vận động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục công chức, viên chức, công nhân, lao động học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế. Việc nắm bắt, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa lao động và người sử dụng lao động có lúc, có nơi chưa kịp thời (nợ BHXH, vi phạm an toàn lao động, an toàn VSTP...).
Hoạt động tư vấn pháp luật có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa đạt kết quả như mong muốn. Công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước chưa đạt yêu cầu đề ra nhất là doanh nghiệp tư nhân còn khó khăn, hạn chế... Tại Đại hội này, đề nghị các đại biểu thẳng thắn trao đổi, thảo luận, đánh giá và nhìn nhận khách quan về những vấn đề nêu trên để có giải pháp khắc phục thiết thực, hiệu quả hơn trong nhiệm kỳ tới.
Thưa các đồng chí,
Thưa Đại hội!
Đất nước nói chung và tỉnh Yên Bái chúng ta nói riêng đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 và xu hướng tất yếu của hội nhập quốc tế sẽ mang lại những thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức đối với đội ngũ công nhân, viên chức, lao động trong việc tiếp cận khai thác, vận dụng vào thực tiễn công tác, lao động và cuộc sống. Đặc biệt đối với lực lượng công nhân Yên Bái những năm tới có xu hướng tăng mạnh hơn nhưng rất hạn chế về nhận thức, trình độ nghề nghiệp và kinh nghiệm lao động, đây là trở lực lớn nhất về năng suất lao động và kỹ thuật lao động.
Là tổ chức "của người lao động”, "chăm lo, bảo vệ cho người lao động”, công đoàn các cấp cần phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của mình, không ngừng đổi mới, tập hợp, đoàn kết, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, cùng với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiệu "Xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc” mà Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Với mong muốn đó, tôi xin gợi mở một số nhiệm vụ trọng tâm để Đại hội thảo luận như sau:
Một: Tập trung làm tốt hơn nữa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Các cấp Công đoàn cần nhận thức sâu sắc và hành động thiết thực giúp công chức, viên chức, công nhân, lao động nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trước yêu cầu tình hình mới, mà trọng tâm là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh, Kết luận số 79 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 20 của BCH Trung ương khóa X về "Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, Luật Lao động, Luật Công đoàn... để mỗi đoàn viên, người lao động hiểu rõ, nắm chắc quyền lợi, nghĩa vụ của bản thân, từ đó nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước; rèn luyện tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cho công chức, viên chức, công nhân, lao động; đồng thời thường xuyên nắm bắt, chủ động đề xuất, phối hợp với các cấp chính quyền quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để công nhân lao động tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tri thức mới, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Nâng cao hiệu quả các hoạt động hướng dẫn, tư vấn cho người lao động; nhất là trong các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh sử dụng số lượng lao động lớn như tập đoàn, doanh nghiệp các công ty may mặc Hàn Quốc, các doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; tích cực tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện các quy định về lao động; nâng cao số lượng và chất lượng ký kết các thỏa ước lao động tập thể giữa lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, trong đó lấy lợi ích của người lao động làm trung tâm, làm nền tảng.
Thường xuyên đồng hành, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức, lao động; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, nhất là về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động...; kịp thời phát hiện và giải quyết (hoặc kiến nghị giải quyết) thỏa đáng các mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên để phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động.
Hai: Tích cực đổi mới, tạo bước đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong thu hút, tập hợp đoàn viên, củng cố, phát triển công đoàn cơ sở với yêu cầu "ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức công đoàn”. Lấy quyền và lợi ích của công nhân, viên chức, lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ làm mục tiêu, tôn chỉ phát triển hoạt động công đoàn.
Đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, tăng cường các hoạt động xã hội, đổi mới công tác tuyên truyền, vận động theo hướng sâu sát, phù hợp, hiệu quả. Tranh thủ tối đa sự lãnh đạo của cấp ủy, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền các cấp; đồng thời làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động công đoàn nói chung, công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở nói riêng; chú trọng củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức công đoàn tại các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ba: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp theo tinh thần Kết luận số 62 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội”. Đa dạng hoá nội dung hoạt động nhằm đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả nhu cầu của công nhân, viên chức, lao động theo hướng tập trung hoạt động về cơ sở và tới từng đoàn viên.
Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, tâm huyết; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng thuyết phục, là tấm gương, trung tâm đoàn kết, tập hợp công nhân, viên chức, người lao động, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Phối hợp với MTTQ và các đoàn thể thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội; tham gia đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Quan tâm, làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình hoạt động hiệu quả vào thực tế cuộc sống.
Bốn: Phát huy hơn nữa vị trí, vai trò, trách nhiệm trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần Nghị định số 200 ngày 26/11/2013 của Chính phủ. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động; phối hợp các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật; đồng thời làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến cho người lao động, kết hợp với giám sát việc triển khai thực hiện.
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị để phối hợp phát động và tổ chức hiệu quả các phong trào, cuộc vận động trong cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động với nội dung và hình thức phù hợp, hướng vào mục tiêu bảo vệ, chăm lo, nâng cao đời sống của người lao động, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm: Tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn thực sự trong sạch, vững mạnh, là hạt nhân, trung tâm đoàn kết, tập hợp đoàn viên; trong đó trọng tâm là việc quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng", gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong cán bộ, công nhân, viên chức, lao động toàn tỉnh; góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, công nhân lao động và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền và hoạt động của các cấp công đoàn.
Tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy công đoàn các cấp tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18 của BCH Trung ương Đảng. Tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, rèn luyện, đặc biệt là trong các doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án của BTV Tỉnh ủy về "Xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, phát triển đảng viên trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2020”.
Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, sở, ngành, đoàn thể quan tâm hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với các cấp công đoàn; tạo điều kiện hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới.
Thưa toàn thể Đại hội!
Một nhiệm vụ hết sức quan trọng tại Đại hội của chúng ta là bầu BCH LĐLĐ tỉnh khóa mới và Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ XII. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng: Với trách nhiệm của mình, Đại hội sẽ dân chủ thảo luận, sáng suốt lựa chọn những đồng chí tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, có uy tín và khả năng đóng góp vào sự nghiệp phát triển công đoàn, để bầu vào BCH LĐLĐ tỉnh khóa XIX và bầu những đồng chí tiêu biểu đại diện cho công nhân, viên chức, lao động tỉnh Yên Bái tham gia Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, đóng góp tích cực vào sự thành công của Đại hội.
Thưa các đồng chí đại biểu,
Thưa toàn thể Đại hội!
BCH Đảng bộ tin tưởng rằng, với vai trò, vị trí và tiềm năng to lớn của mình, trong thời gian tới, công nhân, viên chức, lao động và các cấp công đoàn tỉnh ta sẽ tiếp tục phát huy phẩm chất chính trị và truyền thống cách mạng kiên cường, phấn đấu đạt nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc xây dựng quê hương Yên Bái của chúng ta ngày càng văn minh, phát triển.
Một lần nữa xin kính chúc các đồng chí đại biểu, khách quý sức khoẻ, hạnh phúc, chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!
856 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại phiên làm việc sáng 5/5, Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2018 - 2023, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có bài phát biểu chỉ đạo Đại hội. Cổng Thông tin điện tử tỉnh trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy:Thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội,
Kính thưa đồng chí Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo chủ chốt tỉnh, các đồng chí lãnh đạo công đoàn các tỉnh bạn,
Thưa các vị đại biểu khách qúy,
Thưa Đại hội!
Hôm nay, trong không khí của những ngày Tháng 5 lịch sử, LĐLĐ tỉnh trọng thể tổ chức Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Thay mặt BCH Đảng bộ tỉnh, tôi trân trọng gửi tới đồng chí Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo qua các thời kỳ; các vị khách quý, cùng các đại biểu dự Đại hội lời chào mừng nồng nhiệt; qua các đồng chí đại biểu tiêu biểu ưu tú các cấp công đoàn trong tỉnh về dự Đại hội, tôi trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, lao động toàn tỉnh lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất!
Thưa các đồng chí,
Thưa Đại hội!
Ra đời ngay sau khi Đảng bộ tỉnh được thành lập, trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Yên Bái đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển quê hương, đất nước. Là tổ chức chính trị - xã hội quan trọng của giai cấp công nhân và người lao động, trong bất kỳ giai đoạn lịch sử cách mạng nào, các cấp công đoàn Yên Bái luôn phát huy tinh thần quốc tế cộng sản và vai trò, trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp vào thành tựu chung của tỉnh.
Đặc biệt trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ 18, công đoàn các cấp và công nhân, viên chức, lao động của tỉnh đã phát huy truyền thống tốt đẹp, bám sát sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và định hướng của Tổng LĐLĐ Việt Nam, vượt qua khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện.
Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục công chức, viên chức, công nhân, lao động chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp có tiến bộ. Vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động từng bước được nâng lên; việc thương lượng, ký kết các thoả ước lao động tập thể; giám sát việc thực hiện các quy định lao động ngày càng đi vào thực chất.
Các hoạt động từ thiện, hỗ trợ, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, người lao động được đặc biệt quan tâm, việc xây dựng các phong trào, Quỹ "Tấm lòng vàng”, hỗ trợ xây dựng "Mái ấm công đoàn”, nhất là "Tết sum vầy” và nhiều hoạt động xã hội từ thiện khác có hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lao động, về công nhân, công đoàn... được tăng cường. Tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Công tác phát triển đoàn viên gắn với nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở và tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh được đặc biệt quan tâm, có bước tiến bộ (phát triển đoàn viên mới trong nhiệm kỳ vượt 71 %; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng vượt 55% so với mục tiêu đề ra); chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở được nâng lên (tỷ lệ công đoàn cơ sở đạt vững mạnh hằng năm trên 83%, vượt 3% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội và tăng so với nhiệm kỳ trước).
Nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp có nhiều đổi mới theo hướng sâu sát, cụ thể, hướng mạnh về cơ sở, lấy đoàn viên, người lao động làm trung tâm, khơi dậy và phát huy tiềm năng to lớn của công nhân, viên chức, người lao động tích cực lao động, sản xuất, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước của Công đoàn, như: Phong trào "Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, "Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp vì đời sống, việc làm của người lao động”, phong trào "Thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” gắn với Cuộc vận động “Chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, các cấp công đoàn và công nhân, viên chức, lao động của tỉnh đã vinh dự được tặng thưởng nhiều Huân chương lao động, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua, bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam và UBND tỉnh.
Đó là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước, của tỉnh với những đóng góp của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Yên Bái trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Thay mặt BCH Đảng bộ tỉnh, tôi nhiệt liệt biểu dương và trân trọng cảm ơn những thành tích mà các cấp công đoàn và công nhân, viên chức, lao động của tỉnh đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua.
Cũng nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ các phong trào công nhân viên chức và hoạt động của Công đoàn tỉnh Yên Bái; cảm ơn sự phối hợp có hiệu quả của Liên đoàn Lao động các tỉnh bạn, rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ nhiều hơn nữa của các đồng chí trong thời gian tới.
Thưa toàn thể Đại hội!
Bên cạnh những kết quả đạt được, tôi đồng tình với những tồn tại, hạn chế trong nhiệm kỳ qua mà Báo cáo chính trị đã thẳng thắn nhìn nhận: Hoạt động công đoàn có mặt chưa theo kịp sự vận động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục công chức, viên chức, công nhân, lao động học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế. Việc nắm bắt, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa lao động và người sử dụng lao động có lúc, có nơi chưa kịp thời (nợ BHXH, vi phạm an toàn lao động, an toàn VSTP...).
Hoạt động tư vấn pháp luật có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa đạt kết quả như mong muốn. Công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước chưa đạt yêu cầu đề ra nhất là doanh nghiệp tư nhân còn khó khăn, hạn chế... Tại Đại hội này, đề nghị các đại biểu thẳng thắn trao đổi, thảo luận, đánh giá và nhìn nhận khách quan về những vấn đề nêu trên để có giải pháp khắc phục thiết thực, hiệu quả hơn trong nhiệm kỳ tới.
Thưa các đồng chí,
Thưa Đại hội!
Đất nước nói chung và tỉnh Yên Bái chúng ta nói riêng đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 và xu hướng tất yếu của hội nhập quốc tế sẽ mang lại những thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức đối với đội ngũ công nhân, viên chức, lao động trong việc tiếp cận khai thác, vận dụng vào thực tiễn công tác, lao động và cuộc sống. Đặc biệt đối với lực lượng công nhân Yên Bái những năm tới có xu hướng tăng mạnh hơn nhưng rất hạn chế về nhận thức, trình độ nghề nghiệp và kinh nghiệm lao động, đây là trở lực lớn nhất về năng suất lao động và kỹ thuật lao động.
Là tổ chức "của người lao động”, "chăm lo, bảo vệ cho người lao động”, công đoàn các cấp cần phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của mình, không ngừng đổi mới, tập hợp, đoàn kết, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, cùng với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiệu "Xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc” mà Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Với mong muốn đó, tôi xin gợi mở một số nhiệm vụ trọng tâm để Đại hội thảo luận như sau:
Một: Tập trung làm tốt hơn nữa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Các cấp Công đoàn cần nhận thức sâu sắc và hành động thiết thực giúp công chức, viên chức, công nhân, lao động nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trước yêu cầu tình hình mới, mà trọng tâm là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh, Kết luận số 79 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 20 của BCH Trung ương khóa X về "Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, Luật Lao động, Luật Công đoàn... để mỗi đoàn viên, người lao động hiểu rõ, nắm chắc quyền lợi, nghĩa vụ của bản thân, từ đó nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước; rèn luyện tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cho công chức, viên chức, công nhân, lao động; đồng thời thường xuyên nắm bắt, chủ động đề xuất, phối hợp với các cấp chính quyền quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để công nhân lao động tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tri thức mới, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Nâng cao hiệu quả các hoạt động hướng dẫn, tư vấn cho người lao động; nhất là trong các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh sử dụng số lượng lao động lớn như tập đoàn, doanh nghiệp các công ty may mặc Hàn Quốc, các doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; tích cực tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện các quy định về lao động; nâng cao số lượng và chất lượng ký kết các thỏa ước lao động tập thể giữa lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, trong đó lấy lợi ích của người lao động làm trung tâm, làm nền tảng.
Thường xuyên đồng hành, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức, lao động; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, nhất là về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động...; kịp thời phát hiện và giải quyết (hoặc kiến nghị giải quyết) thỏa đáng các mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên để phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động.
Hai: Tích cực đổi mới, tạo bước đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong thu hút, tập hợp đoàn viên, củng cố, phát triển công đoàn cơ sở với yêu cầu "ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức công đoàn”. Lấy quyền và lợi ích của công nhân, viên chức, lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ làm mục tiêu, tôn chỉ phát triển hoạt động công đoàn.
Đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, tăng cường các hoạt động xã hội, đổi mới công tác tuyên truyền, vận động theo hướng sâu sát, phù hợp, hiệu quả. Tranh thủ tối đa sự lãnh đạo của cấp ủy, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền các cấp; đồng thời làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động công đoàn nói chung, công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở nói riêng; chú trọng củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức công đoàn tại các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ba: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp theo tinh thần Kết luận số 62 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội”. Đa dạng hoá nội dung hoạt động nhằm đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả nhu cầu của công nhân, viên chức, lao động theo hướng tập trung hoạt động về cơ sở và tới từng đoàn viên.
Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, tâm huyết; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng thuyết phục, là tấm gương, trung tâm đoàn kết, tập hợp công nhân, viên chức, người lao động, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Phối hợp với MTTQ và các đoàn thể thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội; tham gia đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Quan tâm, làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình hoạt động hiệu quả vào thực tế cuộc sống.
Bốn: Phát huy hơn nữa vị trí, vai trò, trách nhiệm trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần Nghị định số 200 ngày 26/11/2013 của Chính phủ. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động; phối hợp các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật; đồng thời làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến cho người lao động, kết hợp với giám sát việc triển khai thực hiện.
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị để phối hợp phát động và tổ chức hiệu quả các phong trào, cuộc vận động trong cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động với nội dung và hình thức phù hợp, hướng vào mục tiêu bảo vệ, chăm lo, nâng cao đời sống của người lao động, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm: Tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn thực sự trong sạch, vững mạnh, là hạt nhân, trung tâm đoàn kết, tập hợp đoàn viên; trong đó trọng tâm là việc quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng", gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong cán bộ, công nhân, viên chức, lao động toàn tỉnh; góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, công nhân lao động và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền và hoạt động của các cấp công đoàn.
Tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy công đoàn các cấp tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18 của BCH Trung ương Đảng. Tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, rèn luyện, đặc biệt là trong các doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án của BTV Tỉnh ủy về "Xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, phát triển đảng viên trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2020”.
Nhân dịp này, tôi đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, sở, ngành, đoàn thể quan tâm hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với các cấp công đoàn; tạo điều kiện hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới.
Thưa toàn thể Đại hội!
Một nhiệm vụ hết sức quan trọng tại Đại hội của chúng ta là bầu BCH LĐLĐ tỉnh khóa mới và Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ XII. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng: Với trách nhiệm của mình, Đại hội sẽ dân chủ thảo luận, sáng suốt lựa chọn những đồng chí tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, có uy tín và khả năng đóng góp vào sự nghiệp phát triển công đoàn, để bầu vào BCH LĐLĐ tỉnh khóa XIX và bầu những đồng chí tiêu biểu đại diện cho công nhân, viên chức, lao động tỉnh Yên Bái tham gia Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, đóng góp tích cực vào sự thành công của Đại hội.
Thưa các đồng chí đại biểu,
Thưa toàn thể Đại hội!
BCH Đảng bộ tin tưởng rằng, với vai trò, vị trí và tiềm năng to lớn của mình, trong thời gian tới, công nhân, viên chức, lao động và các cấp công đoàn tỉnh ta sẽ tiếp tục phát huy phẩm chất chính trị và truyền thống cách mạng kiên cường, phấn đấu đạt nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc xây dựng quê hương Yên Bái của chúng ta ngày càng văn minh, phát triển.
Một lần nữa xin kính chúc các đồng chí đại biểu, khách quý sức khoẻ, hạnh phúc, chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!