Cuối tuần qua, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia tổ thảo luận cùng với Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Cao Bằng, Thừa Thiên - Huế và Sóc Trăng về Dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã cho ý kiến về công an nghĩa vụ.
Đại biểu Giàng A Chu phát biểu thảo luận.
Cơ bản nhất trí với các đại biểu, trong thảo luận ở tổ, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho ý kiến về công an nghĩa vụ.
Đại biểu cho rằng trong điều 7 Dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi) có đưa ra việc giảm thời gian từ 3 năm xuống 2 năm là phù hợp.
"Thời phát triển kinh tế chúng ta không nhất thiết phải kéo dài thời gian nghĩa vụ đối với công dân nên giảm 1 năm là phù hợp. Và nếu trường hợp cần thiết phải kéo dài thì dự thảo cũng đã nêu kéo dài không quá 6 tháng. Với những điều kiện tương đối chặt chẽ thì như vậy cũng là phù hợp” - đại biểu Chu bày tỏ.
Đại biểu Giàng A Chu cùng đa số đại biểu nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật Công an nhân dân (sửa đổi) nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng lực lượng công an nhân dân trong giai đoạn mới.
Đồng thời, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về nhiều quy định mới của dự thảo Luật như: hệ thống tổ chức của công an nhân dân; quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan công an nhân dân; quy định về hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, sĩ quan công an nhân dân; công nghiệp an ninh…
Luật đã quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng phù hợp với kiện toàn bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức của cả nước nói chung, trong đó có lực lượng công an nhân dân.
Điểm mới là Luật đưa lực lượng công an xã lên chính quy vì xã, phường, thị trấn là nơi biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực và là nơi hàng ngày lực lượng này trực tiếp đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng băn khoăn trong giải quyết số lượng công an xã cũng như làm sao để bảo đảm được về phương tiện, trang bị, cơ sở vật chất, chính sách đối với công an chính quy về làm việc ở xã.
1518 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Cuối tuần qua, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia tổ thảo luận cùng với Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Cao Bằng, Thừa Thiên - Huế và Sóc Trăng về Dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã cho ý kiến về công an nghĩa vụ.Cơ bản nhất trí với các đại biểu, trong thảo luận ở tổ, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Giàng A Chu - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho ý kiến về công an nghĩa vụ.
Đại biểu cho rằng trong điều 7 Dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi) có đưa ra việc giảm thời gian từ 3 năm xuống 2 năm là phù hợp.
"Thời phát triển kinh tế chúng ta không nhất thiết phải kéo dài thời gian nghĩa vụ đối với công dân nên giảm 1 năm là phù hợp. Và nếu trường hợp cần thiết phải kéo dài thì dự thảo cũng đã nêu kéo dài không quá 6 tháng. Với những điều kiện tương đối chặt chẽ thì như vậy cũng là phù hợp” - đại biểu Chu bày tỏ.
Đại biểu Giàng A Chu cùng đa số đại biểu nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật Công an nhân dân (sửa đổi) nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng lực lượng công an nhân dân trong giai đoạn mới.
Đồng thời, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về nhiều quy định mới của dự thảo Luật như: hệ thống tổ chức của công an nhân dân; quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan công an nhân dân; quy định về hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, sĩ quan công an nhân dân; công nghiệp an ninh…
Luật đã quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng phù hợp với kiện toàn bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức của cả nước nói chung, trong đó có lực lượng công an nhân dân.
Điểm mới là Luật đưa lực lượng công an xã lên chính quy vì xã, phường, thị trấn là nơi biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực và là nơi hàng ngày lực lượng này trực tiếp đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng băn khoăn trong giải quyết số lượng công an xã cũng như làm sao để bảo đảm được về phương tiện, trang bị, cơ sở vật chất, chính sách đối với công an chính quy về làm việc ở xã.