CTTĐT - Ngày 2/7 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương trong cả nước đánh giá tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành có liên quan.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình kinh tế xã hội của cả nước tiếp tục có những diễn biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2011 trở lại đây cho thấy sự đúng đắn trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng chung là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng hơn 13%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân được kiểm soát ở mức 3,29%; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 747 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt trên 41%. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, trong 6 tháng đầu năm cả nước đã thành lập mới trên 64 nghìn doanh nghiệp, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân tiếp tục được đảm bảo; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường;…
Tuy nhiên theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nền kinh tế của cả nước vẫn còn một số vấn đề cần được quan tâm. Mô hình tốc độ tăng GDP năm 2018 có xu hướng giảm dần. Lạm phát tuy vẫn trong tầm kiểm soát song chỉ số giá tiêu dùng CPI đang có chiều hướng tăng mạnh trong các tháng 5 và 6 của năm 2018, nếu tiếp tục theo diễn biến này sẽ khó có thể kiểm soát mục tiêu CPI bình quân cả năm dưới 4%. Việc dự phòng trước các phương án, đối sách để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và mức tăng trưởng kinh tế hợp lý là rất cần thiết; trong đó tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển về chất lượng trong tất cả các ngành, lĩnh vực, qua đó tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích làm rõ tình hình 6 tháng đầu năm 2018, những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, yếu kém và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Riêng trong lĩnh vực phát triển kinh tế, các đại biểu đã thảo luận làm rõ về sức ép lạm phát 6 tháng cuối năm; đưa ra các giải pháp cụ thể để kiểm soát lạm phát ở một số lĩnh vực; cải thiện tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng ở một số ngành, lĩnh vực…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị (nguồn Chinhphu.vn)
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của các bộ, ngành và các địa phương trong việc chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ Tướng Chính phủ nêu rõ mặc dù tăng trưởng tăng cao, nhưng vẫn tiếp tục phải có nhiều giải pháp để mức tăng trưởng kinh tế cao hơn nữa, chất lượng tăng trưởng tốt hơn, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân. Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương trong 6 tháng cuối năm 2018 cần tập trung khắc phục các tồn tại, hạn chế; tiếp tục năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018. Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trong năm 2018; Thúc đẩy phát triển nhanh những lĩnh vực chủ chốt, những dự án lớn, đóng vai trò động lực của tăng trưởng nền kinh tế. Phải coi cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ chính trị; cải cách thủ tục hành chính phải thực chất, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
Yêu cầu các địa phương, các ngành nghiêm túc triển khai thực hiện và áp dụng các Luật mới có hiệu lực từ 11/7/2018.
Bên cạnh giữ gìn kinh tế vĩ mô cần giữ gìn ổn định chính trị; phải chăm lo cho dân, hướng về dân đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông; tập trung tuyên truyền tốt để người dân hiểu các chủ trương của Đảng và Nhà nước; đấu tranh phản bác thông tin sai lệch, gây hoang mang dư luận, định hướng thông tin dư luận đúng đắn.
819 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 2/7 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương trong cả nước đánh giá tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành có liên quan.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình kinh tế xã hội của cả nước tiếp tục có những diễn biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2011 trở lại đây cho thấy sự đúng đắn trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Động lực chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng chung là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng hơn 13%; chỉ số giá tiêu dùng bình quân được kiểm soát ở mức 3,29%; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 747 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt trên 41%. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, trong 6 tháng đầu năm cả nước đã thành lập mới trên 64 nghìn doanh nghiệp, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân tiếp tục được đảm bảo; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường;…
Tuy nhiên theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nền kinh tế của cả nước vẫn còn một số vấn đề cần được quan tâm. Mô hình tốc độ tăng GDP năm 2018 có xu hướng giảm dần. Lạm phát tuy vẫn trong tầm kiểm soát song chỉ số giá tiêu dùng CPI đang có chiều hướng tăng mạnh trong các tháng 5 và 6 của năm 2018, nếu tiếp tục theo diễn biến này sẽ khó có thể kiểm soát mục tiêu CPI bình quân cả năm dưới 4%. Việc dự phòng trước các phương án, đối sách để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và mức tăng trưởng kinh tế hợp lý là rất cần thiết; trong đó tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển về chất lượng trong tất cả các ngành, lĩnh vực, qua đó tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích làm rõ tình hình 6 tháng đầu năm 2018, những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, yếu kém và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Riêng trong lĩnh vực phát triển kinh tế, các đại biểu đã thảo luận làm rõ về sức ép lạm phát 6 tháng cuối năm; đưa ra các giải pháp cụ thể để kiểm soát lạm phát ở một số lĩnh vực; cải thiện tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng ở một số ngành, lĩnh vực…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị (nguồn Chinhphu.vn)
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của các bộ, ngành và các địa phương trong việc chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ Tướng Chính phủ nêu rõ mặc dù tăng trưởng tăng cao, nhưng vẫn tiếp tục phải có nhiều giải pháp để mức tăng trưởng kinh tế cao hơn nữa, chất lượng tăng trưởng tốt hơn, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, cải thiện đời sống nhân dân. Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương trong 6 tháng cuối năm 2018 cần tập trung khắc phục các tồn tại, hạn chế; tiếp tục năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018. Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trong năm 2018; Thúc đẩy phát triển nhanh những lĩnh vực chủ chốt, những dự án lớn, đóng vai trò động lực của tăng trưởng nền kinh tế. Phải coi cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ chính trị; cải cách thủ tục hành chính phải thực chất, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
Yêu cầu các địa phương, các ngành nghiêm túc triển khai thực hiện và áp dụng các Luật mới có hiệu lực từ 11/7/2018.
Bên cạnh giữ gìn kinh tế vĩ mô cần giữ gìn ổn định chính trị; phải chăm lo cho dân, hướng về dân đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông; tập trung tuyên truyền tốt để người dân hiểu các chủ trương của Đảng và Nhà nước; đấu tranh phản bác thông tin sai lệch, gây hoang mang dư luận, định hướng thông tin dư luận đúng đắn.