Hiện nay, tỉnh Yên Bái có 13 chương trình tín dụng ưu đãi (CSTDƯĐ) được triển khai theo Nghị định 78/CP. Bên cạnh các chương trình cho vay phát triển sản xuất như: hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn.
Đồng chí Phan Văn Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ kiểm tra, đánh giá hiệu quả của vốn tín dụng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Động Quan, huyện Lục Yên.
Các chương trình cho vay đảm bảo an sinh ngày càng đa dạng như các chương trình làm nhà (nhà ở cho người nghèo), chương trình cho vay cải thiện điều kiện sống (nước sạch và vệ sinh môi trường); cho vay tạo việc làm, chương trình cho vay xuất khẩu lao động ngày càng mở rộng để phục vụ thêm nhiều đối tượng.
Nhóm các chương trình cho vay tạo sinh kế cho người DTTS gắn với trồng trọt, chăn nuôi, phục vụ chuyển đổi nghề cho người thiếu đất sản xuất cũng được đặc biệt quan tâm.
Trong tổng dư nợ và khách hàng đang vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay thì dư nợ của nhóm khách hàng là người DTTS đến 31/5/2018, đạt 1.654 tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ; số khách hàng là DTTS hiện đang vay vốn là 55.202 hộ, chiếm 64% số hộ vay vốn, dư nợ bình quân 30 triệu đồng/hộ.
Ngoài các ưu đãi khi vay vốn các chương trình tín dụng như các đối tượng khác, đồng bào DTTS được thụ hưởng riêng một số chương trình tín dụng đặc thù với mức lãi suất và thời gian rất ưu đãi; đồng bào chấp hành nghiêm túc các quy định về sử dụng vốn, trả nợ, trả lãi khi đến hạn.
Do vậy, chất lượng dư nợ của khách hàng là người DTTS nằm trong phạm vi chất lượng chung toàn tỉnh và đến 31/5/2018, tỷ lệ nợ quá hạn của nhóm khách hàng DTTS chỉ có 0,05% (0,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% nợ quá hạn toàn tỉnh).
Trong 13 chương trình tín dụng hiện đang được triển khai trên địa bàn tỉnh có 3 chương trình tín dụng dành riêng cho vay đồng bào DTTS: cho vay hộ đồng bào DTTS để phát triển sản xuất theo Quyết định số 54; cho vay hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS theo Quyết định số 755; cho vay phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi theo Quyết định số 2085.
Doanh số cho vay theo 3 chương trình trên là 69,1 tỷ đồng với 9.623 lượt hộ vay vốn, đã có 4.300 hộ trả nợ đúng hạn hoặc trước hạn, 22 hộ được xóa nợ do gặp rủi ro khách quan. Đến 31/5/2018, còn 5.301 hộ đang có dư nợ số tiền 46 tỷ đồng, trong đó, chỉ có 8 hộ nợ quá hạn số tiền 38 triệu đồng (0,1%), 9 hộ đang được khoanh nợ số tiền 68 triệu đồng (0,14%).
Nhờ phương pháp tiếp cận phù hợp, thủ tục đơn giản nhưng đảm bảo sự chặt chẽ, đồng thời, phát huy tối đa những điểm ưu việt của hệ thống, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đã chuyển tải trên 5.595 tỷ đồng với lãi suất và thời hạn ưu đãi đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác để đầu tư sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Với nguồn vốn cho vay từ CSTDƯĐ trên địa bàn tỉnh trong 15 năm qua, các khách hàng vay vốn đã đầu tư: chăm sóc, cải tạo, trồng mới 164.010 ha rừng, 10.120 ha chè, 570 ha cây ăn quả; mua 124 ngàn con trâu, bò; 110 ngàn con lợn, dê; hơn 200 ngàn con giống gia súc, gia cầm khác.
Đồng thời mở rộng hàng chục ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo 43.873 công trình nước sạch, 43.103 công trình vệ sinh; 40.678 học sinh sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập, hỗ trợ 7.760 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 18.993 việc làm mới cho người lao động...
Vốn CSTDƯĐ đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo; góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh mỗi năm từ 3 - 4%.
Điều quan trọng hơn nữa là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS đã dần thay đổi tư duy làm ăn kinh tế, không còn trông chờ, phụ thuộc vào các chính sách trợ cấp của Nhà nước. Đã có rất nhiều gương điển hình là hộ DTTS từ chỗ là hộ nghèo, được vay vốn CSTDƯĐ đã chịu khó làm ăn, nỗ lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo trở thành hộ khá, giàu.
Có mô hình kinh tế đa dạng như vừa chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm, vừa đầu tư vào trồng rừng hoặc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có thế mạnh của địa phương, mở xưởng sản xuất nhỏ thu hút thêm lao động.
Những gương điển hình ở mỗi thôn, bản, xã, phường có sức lan tỏa rất lớn, là mô hình để những hộ khác học tập, là động lực để cho hộ nghèo vươn lên.
Mới đây, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc Chính phủ và các nhà nghiên cứu kinh tế đã có chuyến khảo sát, đánh giá hiệu quả của vốn CSTDƯĐ đối với đồng bào DTTS tại huyện Văn Yên và Lục Yên.
Đoàn công tác đã đánh giá cao công tác CSTDƯĐ mà cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh đã triển khai để nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng chính sách nói chung, đồng bào DTTS nói riêng.
Kết quả khảo sát tại Yên Bái và một số địa phương là cơ sở quan trọng để Đoàn công tác tham mưu với Chính phủ xây dựng và triển khai CSTDƯĐ với đồng bào DTTS trong giai đoạn tiếp theo.
809 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hiện nay, tỉnh Yên Bái có 13 chương trình tín dụng ưu đãi (CSTDƯĐ) được triển khai theo Nghị định 78/CP. Bên cạnh các chương trình cho vay phát triển sản xuất như: hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn.Các chương trình cho vay đảm bảo an sinh ngày càng đa dạng như các chương trình làm nhà (nhà ở cho người nghèo), chương trình cho vay cải thiện điều kiện sống (nước sạch và vệ sinh môi trường); cho vay tạo việc làm, chương trình cho vay xuất khẩu lao động ngày càng mở rộng để phục vụ thêm nhiều đối tượng.
Nhóm các chương trình cho vay tạo sinh kế cho người DTTS gắn với trồng trọt, chăn nuôi, phục vụ chuyển đổi nghề cho người thiếu đất sản xuất cũng được đặc biệt quan tâm.
Trong tổng dư nợ và khách hàng đang vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay thì dư nợ của nhóm khách hàng là người DTTS đến 31/5/2018, đạt 1.654 tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ; số khách hàng là DTTS hiện đang vay vốn là 55.202 hộ, chiếm 64% số hộ vay vốn, dư nợ bình quân 30 triệu đồng/hộ.
Ngoài các ưu đãi khi vay vốn các chương trình tín dụng như các đối tượng khác, đồng bào DTTS được thụ hưởng riêng một số chương trình tín dụng đặc thù với mức lãi suất và thời gian rất ưu đãi; đồng bào chấp hành nghiêm túc các quy định về sử dụng vốn, trả nợ, trả lãi khi đến hạn.
Do vậy, chất lượng dư nợ của khách hàng là người DTTS nằm trong phạm vi chất lượng chung toàn tỉnh và đến 31/5/2018, tỷ lệ nợ quá hạn của nhóm khách hàng DTTS chỉ có 0,05% (0,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% nợ quá hạn toàn tỉnh).
Trong 13 chương trình tín dụng hiện đang được triển khai trên địa bàn tỉnh có 3 chương trình tín dụng dành riêng cho vay đồng bào DTTS: cho vay hộ đồng bào DTTS để phát triển sản xuất theo Quyết định số 54; cho vay hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS theo Quyết định số 755; cho vay phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi theo Quyết định số 2085.
Doanh số cho vay theo 3 chương trình trên là 69,1 tỷ đồng với 9.623 lượt hộ vay vốn, đã có 4.300 hộ trả nợ đúng hạn hoặc trước hạn, 22 hộ được xóa nợ do gặp rủi ro khách quan. Đến 31/5/2018, còn 5.301 hộ đang có dư nợ số tiền 46 tỷ đồng, trong đó, chỉ có 8 hộ nợ quá hạn số tiền 38 triệu đồng (0,1%), 9 hộ đang được khoanh nợ số tiền 68 triệu đồng (0,14%).
Nhờ phương pháp tiếp cận phù hợp, thủ tục đơn giản nhưng đảm bảo sự chặt chẽ, đồng thời, phát huy tối đa những điểm ưu việt của hệ thống, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đã chuyển tải trên 5.595 tỷ đồng với lãi suất và thời hạn ưu đãi đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác để đầu tư sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Với nguồn vốn cho vay từ CSTDƯĐ trên địa bàn tỉnh trong 15 năm qua, các khách hàng vay vốn đã đầu tư: chăm sóc, cải tạo, trồng mới 164.010 ha rừng, 10.120 ha chè, 570 ha cây ăn quả; mua 124 ngàn con trâu, bò; 110 ngàn con lợn, dê; hơn 200 ngàn con giống gia súc, gia cầm khác.
Đồng thời mở rộng hàng chục ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ; làm mới và cải tạo 43.873 công trình nước sạch, 43.103 công trình vệ sinh; 40.678 học sinh sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập, hỗ trợ 7.760 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 18.993 việc làm mới cho người lao động...
Vốn CSTDƯĐ đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo; góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, góp phần vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh mỗi năm từ 3 - 4%.
Điều quan trọng hơn nữa là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS đã dần thay đổi tư duy làm ăn kinh tế, không còn trông chờ, phụ thuộc vào các chính sách trợ cấp của Nhà nước. Đã có rất nhiều gương điển hình là hộ DTTS từ chỗ là hộ nghèo, được vay vốn CSTDƯĐ đã chịu khó làm ăn, nỗ lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo trở thành hộ khá, giàu.
Có mô hình kinh tế đa dạng như vừa chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm, vừa đầu tư vào trồng rừng hoặc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có thế mạnh của địa phương, mở xưởng sản xuất nhỏ thu hút thêm lao động.
Những gương điển hình ở mỗi thôn, bản, xã, phường có sức lan tỏa rất lớn, là mô hình để những hộ khác học tập, là động lực để cho hộ nghèo vươn lên.
Mới đây, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc Chính phủ và các nhà nghiên cứu kinh tế đã có chuyến khảo sát, đánh giá hiệu quả của vốn CSTDƯĐ đối với đồng bào DTTS tại huyện Văn Yên và Lục Yên.
Đoàn công tác đã đánh giá cao công tác CSTDƯĐ mà cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh đã triển khai để nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng chính sách nói chung, đồng bào DTTS nói riêng.
Kết quả khảo sát tại Yên Bái và một số địa phương là cơ sở quan trọng để Đoàn công tác tham mưu với Chính phủ xây dựng và triển khai CSTDƯĐ với đồng bào DTTS trong giai đoạn tiếp theo.