Ngày 5-9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp thẩm tra Đề án thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh.
Theo tờ trình về việc xây dựng đề án thực hiện thí điểm hợp nhất 3 văn phòng, việc hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Kết quả thí điểm hợp nhất các văn phòng tại một số địa phương sẽ là cơ sở để đánh giá, tổng kết trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật liên quan.
Đề án đưa ra 3 phương án, sau khi phân tích ưu điểm và hạn chế của từng phương án, trên cơ sở tham gia ý kiến đóng góp của các đại biểu, ban soạn thảo đề xuất, tên gọi là Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đề án đề xuất, Văn phòng có 1 chánh văn phòng và không quá 4 phó chánh văn phòng (riêng TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không quá 5 phó chánh văn phòng).
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản đồng ý và thống nhất, đề án đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và ban hành Nghị quyết thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh.
1084 lượt xem
Theo HNMO
Ngày 5-9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp thẩm tra Đề án thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh.Theo tờ trình về việc xây dựng đề án thực hiện thí điểm hợp nhất 3 văn phòng, việc hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Kết quả thí điểm hợp nhất các văn phòng tại một số địa phương sẽ là cơ sở để đánh giá, tổng kết trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật liên quan.
Đề án đưa ra 3 phương án, sau khi phân tích ưu điểm và hạn chế của từng phương án, trên cơ sở tham gia ý kiến đóng góp của các đại biểu, ban soạn thảo đề xuất, tên gọi là Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đề án đề xuất, Văn phòng có 1 chánh văn phòng và không quá 4 phó chánh văn phòng (riêng TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không quá 5 phó chánh văn phòng).
Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản đồng ý và thống nhất, đề án đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và ban hành Nghị quyết thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh.