CTTĐT - Sở Nội vụ vừa tiến hành khảo sát chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (gọi tắt tiếng Anh là SIPAS) trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2017 (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2017). Theo khảo sát, sự mong đợi của người dân, tổ chức về ưu tiên cải cách đối với cơ quan hành chính nhà nước tập trung ở 3 nội dung: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính (67,94% số người được hỏi); Mở rộng các hình thức thông tin (59,70% số người được hỏi); Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (37,39% số người được hỏi).
Nội dung khảo sát sự hài lòng gồm 5 yếu tố: Chỉ số hài lòng về tiếp cận dịch vụ, thủ tục hành chính, hài lòng về công chức, cung ứng dịch vụ, tiếp nhận xử lý ý kiến góp ý
Việc tổ chức thực hiện và lấy kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính là một những kênh thông tin, tiêu chí để đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước, từ đó có các giải pháp hữu hiệu hơn trong việc nâng cao tinh thần, trách nhiệm, chất lượng đội ngũ công chức để ngày càng phục vụ tốt hơn trong công tác giải quyết TTHC đối với người dân, tổ chức.
Sở Nội vụ đã phối hợp với Bưu điện tỉnh Yên Bái, UBND Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2017 trên địa bàn tỉnh. Đối tượng khảo sát gồm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã có cung ứng dịch vụ - hành chính công cho người dân, tổ chức và có phát sinh giao dịch của người dân, tổ chức với cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2017.
Đối với cấp sở đã khảo sát 160 phiếu, trong đó có 40 phiếu lĩnh vực Người có công - Việc làm thuộc Sở Lao động TBXH, 40 phiếu lĩnh vực Công nghiệp - Thương mại thuộc Sở Công thương, 40 phiếu lĩnh vực Thành lập và hoạt động Doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, 40 phiếu lĩnh vực Thành lập và hoạt động thuộc liên minh hợp tác xã, 40 phiếu lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh; Dược, mỹ phẩm thuộc Sở Y tế; Cấp huyện đã khảo sát 03 đơn vị tương ứng với 360 phiếu với 05 lĩnh vực: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tư pháp; Lao động TBXH; Xây dựng; cấp giấy phép kinh doanh; Cấp xã đã khảo sát 15 đơn vị, tương ứng 555 phiếu với 05 lĩnh vực: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tư pháp; Lao động TBXH; Xây dựng; cấp giấy phép kinh doanh.
Với tổng số phiếu khảo sát trên 1.000 phiếu. Trong đó, đại diện cho tổ chức chiếm 5,03%; người dân chiếm trên 94,7%; Độ tuổi từ 25 đến dưới 50 tuổi chiếm 65,6%, khác 34,4%; Cấp 2, cấp 3 chiếm 45,8%; Trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm 36,4%; trên đại học chiếm 1,15%; khác trên 16%. Nghề nghiệp: làm nội trợ và lao động tự do chiến 58,1%; cán bộ, công chức chiếm 17,6%; khác trên 24%. Nơi sinh sống: Nông thôn, miền núi chiếm trên 90%.
Bằng phương pháp điều tra xã hội học, phân tích các thông tin, chỉ số cho thấy SIPAS 2017 đã cung cấp một hệ thống thông tin đánh giá khách quan, tương đối toàn diện từ phía người dân, tổ chức về chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của từng cấp hành chính ở địa phương và từng lĩnh vực dịch vụ hành chính công.
Kết quả khảo sát 95% người dân được hỏi và trả lời biết việc giải quyết các TTHC tại Bộ phận một cửa hoặc cơ quan hành chính; Biết thông tin giải quvết TTHC: qua chính quyền địa phương 77,4%; qua người thân, báo, đài 22,6%. Số lần đi lại để giải quyết thủ tục hành chính: từ 1 đến 2 lần chiếm 89,07%; khác 10,03%. Công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết TTHC: không chiếm 97,3%; khác 2,7%. Công chức gợi ý nộp thêm ngoài phí/lệ phí: không 97,83%; khác 2,17%. Cơ quan hành chính nhà nước trả kết quả đúng hẹn: 96,6%; khác 3,4%. Cơ quan hành chính nhà nước thông báo trước về trễ hẹn trả kết quả: có 0,80%; không 1,61%. Cơ quan có thư xin lỗi: có 0,50%; không 1,31%.
Ngoài các chỉ số phản ánh nhận định, chỉ số hài lòng ở trên, SIPAS 2017 còn đưa ra các chỉ số phản ánh sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với cơ quan hành chính nhà nước trong việc ưu tiên cải cách nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức. Sự mong đợi của người dân, tổ chức về ưu tiên cải cách đối với cơ quan hành chính nhà nước nói chung tập trung ở 3 nội dung (sắp xếp theo thứ tự từ mong đợi nhiều nhất): (1) Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính (67,94% số người được hỏi); (2) Mở rộng các hình thức thông tin (59,70% số người được hỏi); (3) Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (37,39% số người được hỏi).
Chỉ số hài lòng về tiếp cận dịch vụ
Các chỉ số hài lòng theo từng tiêu chí về tiếp cận dịch vụ gồm chỉ số hài lòng về nơi ngồi chờ có đủ chỗ ngồi 77,45%; chỉ số hài lòng về trang thiết bị đầy đủ 71,76%; chỉ số hài lòng về trang thiết bị hiện đại 64,75%; chỉ số hài lòng về trang thiết bị dễ sử dụng 67,75%.
Yếu tố tiếp cận dịch vụ có chỉ số hài lòng thấp thứ 2 trong số 5 yếu tố của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công (Tiếp cận dịch vụ, thủ tục hành chính, công chức, kết quả cung ứng dịch vụ và tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị). Nhìn chung, các kênh thông tin để người dân, tổ chức tiếp cận dịch vụ, cơ quan cung ứng dịch vụ hiện nay khá đa dạng nhưng chưa thực sự dễ dàng, thuận tiện cho người dân, tổ chức; trang thiết bị để nguời dân, tổ chức sử dụng trong quá trình giải quyết công việc khá đầy đủ nhưng chưa thực sự hiện đại, dễ sử dụng.
Chỉ số hài lòng về thủ tục hành chính
Kết quả cho thấy 81,17% số người dân, tổ chức được hỏi trên địa bàn tỉnh hài lòng về việc cơ quan niêm yết thủ tục hành chính công khai, đầy đủ; 80,75% hài lòng về việc cơ quan niêm yết thủ tục chính xác; 85,15% hài lòng về việc nộp thành phần hồ sơ đúng theo quy định; 84,46% hài lòng về việc nộp phí/lệ phí theo đúng quy định và 83,16% hài lòng về việc thời hạn giải quyết hồ sơ đúng quy định.
Kết quả phân tích cho thấy chỉ số hài lòng về yếu tố thủ tục hành chính cao thứ nhất trong số 5 chỉ số hài lòng yếu tố của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công mà SIPAS 2017 đo lường. Điều này thể hiện việc giải quyết thủ Tục hành chính ở các cơ quan, địa phương đang ngày càng dễ dàng, thuận lợi hơn cho người dân, tổ chức theo hướng: số lần đi lại của người dân, tổ chức trong quá trình giải quyết công việc giảm, phần lớn người dân, tổ chức chỉ cần đi lại 1-2 lần; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đầy đủ, chính xác; thành phần hồ sơ, phí/Lệ phí, thời hạn giải quyết công việc được tuân thủ đúng quy định.
Chỉ số hài lòng về công chức
Nhìn chung, người dân, tổ chức khá hài lòng với công chức trực tiếp giải quyết công việc trong giao dịch TTHC. 79,58% số người được hỏi hài lòng về công chức có thái độ giao tiếp lịch sự; 76,58% hài lòng về công chức chú ý lắng nghe; 76,77% hài lòng về công chức trả lời, giải đáp đầy đủ; 19,12% hài lòng về công chức hướng dẫn kê khai hồ sơ tận tình, chu đáo; 81,44% hài lòng về công chức hướng dẫn hồ sơ dễ hiểu; 82,64% hài lòng về công chức tuân thủ đúng quy định.
Chỉ số hài lòng về công chức cao thứ 3 trong số 5 chỉ số hài lòng của SIPAS 2017. Điều đó cho thấy những nỗ lực của các địa phương trong việc tăng cường nâng cao năng lực, trách nhiệm, kỹ năng, nghiệp vụ và tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; từng bước chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức đã giúp chính quyền trở nên gần dân hơn, tạo đức niềm tin đối với người dân, tổ chức và được người dân, tổ chức đánh giá tích cực hơn.
Chỉ số hài lòng về kết quả cung ứng dịch vụ
79,61% số người được hỏi trên địa bàn tỉnh hài lòng về kết quả đúng quy định; 83,15% hài lòng về kết quả có thông tin đầy đủ; 84,64% hài lòng về kết quả có thông tin chính xác.
Kết quả cung ứng dịch vụ là nhóm chỉ số cao thứ 2 trong 5 nhóm chỉ số hài lòng của SIPAS 2017.
Chỉ số hài lòng việc tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị
Có 38,9% số người được điều tra trên địa bàn tỉnh đã từng có góp ý, phản ánh, kiến nghị về việc cung ứng dịch vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Trong số những người đã từng góp ý, phản ánh, kiến nghị có 64,34% hài lòng về việc cơ quan có bố trí hình thức tiếp nhận ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị; 65,71% hài lòng về việc dễ dàng thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị; 62,99% hài lòng về việc cơ quan tiếp nhận, xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị một cách tích cực; 64,04% hài lòng về việc cơ quan thông báo kết quả xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị kịp thời.
Chỉ số hài lòng về yếu tố tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị là nhóm chỉ số thấp nhất trong 5 nhóm chỉ số hài lòng theo từng yếu tố của SIPAS 2017. Qua đó, có thể thấy việc tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của các cơ quan hành chính ở địa phương chưa được quan tâm, giải quyết đúng mức; các cơ quan chưa thực sự lắng nghe, có trách nhiệm giải trình đối với người dân, tổ chức. Điều này thể hiện ở tất cả các khía cạnh từ việc cơ quan bố trí hình thức tiếp nhận ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị; tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị; công bố kết quả tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị tới đến người dân, tổ chức thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị.
Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính
Về kết quả, chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh là 76,25%. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính cao nhất là 85,15% (Thành phần hồ sơ phải nộp là đúng quy định) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính thấp nhất là 62,99% (Cơ quan tiếp nhận và xử lý tích cực các góp ý, phản ánh, kiến nghị).
Kết quả này cho thấy, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đã đáp ứng được mục tiêu đề ra, điều đó thể hiện nỗ lực cải cách hành chính của các đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, với sự chênh lệnh tương đối cao giữa Chỉ số hài lòng cao nhất và thấp nhất (22,16%), điều này cho thấy trong công tác cải cách hành chính hiện nay của tỉnh, cần tập trung thực hiện tốt hơn nữa về các chỉ số phục vụ của các cơ quan nhà nước đối với người dân. Từ đó giúp các cơ quan hành chính Nhà nước xác định các giải pháp phù hợp, khách quan nhằm khắc phục yếu kém, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Có thể thấy công tác cải cách hành chính nói chung, việc đo lường xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói riêng đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm. Nền hành chính đã có chuyển biến tích cực theo hướng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, trách nhiệm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân và xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1312 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Nội vụ vừa tiến hành khảo sát chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (gọi tắt tiếng Anh là SIPAS) trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2017 (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2017). Theo khảo sát, sự mong đợi của người dân, tổ chức về ưu tiên cải cách đối với cơ quan hành chính nhà nước tập trung ở 3 nội dung: Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính (67,94% số người được hỏi); Mở rộng các hình thức thông tin (59,70% số người được hỏi); Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (37,39% số người được hỏi). Việc tổ chức thực hiện và lấy kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính là một những kênh thông tin, tiêu chí để đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước, từ đó có các giải pháp hữu hiệu hơn trong việc nâng cao tinh thần, trách nhiệm, chất lượng đội ngũ công chức để ngày càng phục vụ tốt hơn trong công tác giải quyết TTHC đối với người dân, tổ chức.
Sở Nội vụ đã phối hợp với Bưu điện tỉnh Yên Bái, UBND Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2017 trên địa bàn tỉnh. Đối tượng khảo sát gồm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã có cung ứng dịch vụ - hành chính công cho người dân, tổ chức và có phát sinh giao dịch của người dân, tổ chức với cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2017.
Đối với cấp sở đã khảo sát 160 phiếu, trong đó có 40 phiếu lĩnh vực Người có công - Việc làm thuộc Sở Lao động TBXH, 40 phiếu lĩnh vực Công nghiệp - Thương mại thuộc Sở Công thương, 40 phiếu lĩnh vực Thành lập và hoạt động Doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, 40 phiếu lĩnh vực Thành lập và hoạt động thuộc liên minh hợp tác xã, 40 phiếu lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh; Dược, mỹ phẩm thuộc Sở Y tế; Cấp huyện đã khảo sát 03 đơn vị tương ứng với 360 phiếu với 05 lĩnh vực: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tư pháp; Lao động TBXH; Xây dựng; cấp giấy phép kinh doanh; Cấp xã đã khảo sát 15 đơn vị, tương ứng 555 phiếu với 05 lĩnh vực: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tư pháp; Lao động TBXH; Xây dựng; cấp giấy phép kinh doanh.
Với tổng số phiếu khảo sát trên 1.000 phiếu. Trong đó, đại diện cho tổ chức chiếm 5,03%; người dân chiếm trên 94,7%; Độ tuổi từ 25 đến dưới 50 tuổi chiếm 65,6%, khác 34,4%; Cấp 2, cấp 3 chiếm 45,8%; Trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm 36,4%; trên đại học chiếm 1,15%; khác trên 16%. Nghề nghiệp: làm nội trợ và lao động tự do chiến 58,1%; cán bộ, công chức chiếm 17,6%; khác trên 24%. Nơi sinh sống: Nông thôn, miền núi chiếm trên 90%.
Bằng phương pháp điều tra xã hội học, phân tích các thông tin, chỉ số cho thấy SIPAS 2017 đã cung cấp một hệ thống thông tin đánh giá khách quan, tương đối toàn diện từ phía người dân, tổ chức về chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của từng cấp hành chính ở địa phương và từng lĩnh vực dịch vụ hành chính công.
Kết quả khảo sát 95% người dân được hỏi và trả lời biết việc giải quyết các TTHC tại Bộ phận một cửa hoặc cơ quan hành chính; Biết thông tin giải quvết TTHC: qua chính quyền địa phương 77,4%; qua người thân, báo, đài 22,6%. Số lần đi lại để giải quyết thủ tục hành chính: từ 1 đến 2 lần chiếm 89,07%; khác 10,03%. Công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết TTHC: không chiếm 97,3%; khác 2,7%. Công chức gợi ý nộp thêm ngoài phí/lệ phí: không 97,83%; khác 2,17%. Cơ quan hành chính nhà nước trả kết quả đúng hẹn: 96,6%; khác 3,4%. Cơ quan hành chính nhà nước thông báo trước về trễ hẹn trả kết quả: có 0,80%; không 1,61%. Cơ quan có thư xin lỗi: có 0,50%; không 1,31%.
Ngoài các chỉ số phản ánh nhận định, chỉ số hài lòng ở trên, SIPAS 2017 còn đưa ra các chỉ số phản ánh sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với cơ quan hành chính nhà nước trong việc ưu tiên cải cách nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức. Sự mong đợi của người dân, tổ chức về ưu tiên cải cách đối với cơ quan hành chính nhà nước nói chung tập trung ở 3 nội dung (sắp xếp theo thứ tự từ mong đợi nhiều nhất): (1) Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính (67,94% số người được hỏi); (2) Mở rộng các hình thức thông tin (59,70% số người được hỏi); (3) Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (37,39% số người được hỏi).
Chỉ số hài lòng về tiếp cận dịch vụ
Các chỉ số hài lòng theo từng tiêu chí về tiếp cận dịch vụ gồm chỉ số hài lòng về nơi ngồi chờ có đủ chỗ ngồi 77,45%; chỉ số hài lòng về trang thiết bị đầy đủ 71,76%; chỉ số hài lòng về trang thiết bị hiện đại 64,75%; chỉ số hài lòng về trang thiết bị dễ sử dụng 67,75%.
Yếu tố tiếp cận dịch vụ có chỉ số hài lòng thấp thứ 2 trong số 5 yếu tố của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công (Tiếp cận dịch vụ, thủ tục hành chính, công chức, kết quả cung ứng dịch vụ và tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị). Nhìn chung, các kênh thông tin để người dân, tổ chức tiếp cận dịch vụ, cơ quan cung ứng dịch vụ hiện nay khá đa dạng nhưng chưa thực sự dễ dàng, thuận tiện cho người dân, tổ chức; trang thiết bị để nguời dân, tổ chức sử dụng trong quá trình giải quyết công việc khá đầy đủ nhưng chưa thực sự hiện đại, dễ sử dụng.
Chỉ số hài lòng về thủ tục hành chính
Kết quả cho thấy 81,17% số người dân, tổ chức được hỏi trên địa bàn tỉnh hài lòng về việc cơ quan niêm yết thủ tục hành chính công khai, đầy đủ; 80,75% hài lòng về việc cơ quan niêm yết thủ tục chính xác; 85,15% hài lòng về việc nộp thành phần hồ sơ đúng theo quy định; 84,46% hài lòng về việc nộp phí/lệ phí theo đúng quy định và 83,16% hài lòng về việc thời hạn giải quyết hồ sơ đúng quy định.
Kết quả phân tích cho thấy chỉ số hài lòng về yếu tố thủ tục hành chính cao thứ nhất trong số 5 chỉ số hài lòng yếu tố của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công mà SIPAS 2017 đo lường. Điều này thể hiện việc giải quyết thủ Tục hành chính ở các cơ quan, địa phương đang ngày càng dễ dàng, thuận lợi hơn cho người dân, tổ chức theo hướng: số lần đi lại của người dân, tổ chức trong quá trình giải quyết công việc giảm, phần lớn người dân, tổ chức chỉ cần đi lại 1-2 lần; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đầy đủ, chính xác; thành phần hồ sơ, phí/Lệ phí, thời hạn giải quyết công việc được tuân thủ đúng quy định.
Chỉ số hài lòng về công chức
Nhìn chung, người dân, tổ chức khá hài lòng với công chức trực tiếp giải quyết công việc trong giao dịch TTHC. 79,58% số người được hỏi hài lòng về công chức có thái độ giao tiếp lịch sự; 76,58% hài lòng về công chức chú ý lắng nghe; 76,77% hài lòng về công chức trả lời, giải đáp đầy đủ; 19,12% hài lòng về công chức hướng dẫn kê khai hồ sơ tận tình, chu đáo; 81,44% hài lòng về công chức hướng dẫn hồ sơ dễ hiểu; 82,64% hài lòng về công chức tuân thủ đúng quy định.
Chỉ số hài lòng về công chức cao thứ 3 trong số 5 chỉ số hài lòng của SIPAS 2017. Điều đó cho thấy những nỗ lực của các địa phương trong việc tăng cường nâng cao năng lực, trách nhiệm, kỹ năng, nghiệp vụ và tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; từng bước chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức đã giúp chính quyền trở nên gần dân hơn, tạo đức niềm tin đối với người dân, tổ chức và được người dân, tổ chức đánh giá tích cực hơn.
Chỉ số hài lòng về kết quả cung ứng dịch vụ
79,61% số người được hỏi trên địa bàn tỉnh hài lòng về kết quả đúng quy định; 83,15% hài lòng về kết quả có thông tin đầy đủ; 84,64% hài lòng về kết quả có thông tin chính xác.
Kết quả cung ứng dịch vụ là nhóm chỉ số cao thứ 2 trong 5 nhóm chỉ số hài lòng của SIPAS 2017.
Chỉ số hài lòng việc tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị
Có 38,9% số người được điều tra trên địa bàn tỉnh đã từng có góp ý, phản ánh, kiến nghị về việc cung ứng dịch vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Trong số những người đã từng góp ý, phản ánh, kiến nghị có 64,34% hài lòng về việc cơ quan có bố trí hình thức tiếp nhận ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị; 65,71% hài lòng về việc dễ dàng thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị; 62,99% hài lòng về việc cơ quan tiếp nhận, xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị một cách tích cực; 64,04% hài lòng về việc cơ quan thông báo kết quả xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị kịp thời.
Chỉ số hài lòng về yếu tố tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị là nhóm chỉ số thấp nhất trong 5 nhóm chỉ số hài lòng theo từng yếu tố của SIPAS 2017. Qua đó, có thể thấy việc tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của các cơ quan hành chính ở địa phương chưa được quan tâm, giải quyết đúng mức; các cơ quan chưa thực sự lắng nghe, có trách nhiệm giải trình đối với người dân, tổ chức. Điều này thể hiện ở tất cả các khía cạnh từ việc cơ quan bố trí hình thức tiếp nhận ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị; tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị; công bố kết quả tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị tới đến người dân, tổ chức thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị.
Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính
Về kết quả, chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh là 76,25%. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính cao nhất là 85,15% (Thành phần hồ sơ phải nộp là đúng quy định) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính thấp nhất là 62,99% (Cơ quan tiếp nhận và xử lý tích cực các góp ý, phản ánh, kiến nghị).
Kết quả này cho thấy, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đã đáp ứng được mục tiêu đề ra, điều đó thể hiện nỗ lực cải cách hành chính của các đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, với sự chênh lệnh tương đối cao giữa Chỉ số hài lòng cao nhất và thấp nhất (22,16%), điều này cho thấy trong công tác cải cách hành chính hiện nay của tỉnh, cần tập trung thực hiện tốt hơn nữa về các chỉ số phục vụ của các cơ quan nhà nước đối với người dân. Từ đó giúp các cơ quan hành chính Nhà nước xác định các giải pháp phù hợp, khách quan nhằm khắc phục yếu kém, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Có thể thấy công tác cải cách hành chính nói chung, việc đo lường xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói riêng đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm. Nền hành chính đã có chuyển biến tích cực theo hướng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, trách nhiệm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân và xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.