CTTĐT - Sáng 8/4, UBND tỉnh làm việc với các sở, ngành, địa phương về xây dựng Đề án điều chỉnh, sáp nhập 06 xã, 01 thị trấn nông trường của huyện Văn Chấn về thị xã Nghĩa Lộ (gồm xã Phù Nham, xã Sơn A, xã Hạnh Sơn, xã Phúc Sơn, xã Thanh Lương, xã Thạch Lương và thị trấn nông trường Nghĩa Lộ). Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo và các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghĩa Lộ đã báo cáo số liệu thống kê đánh giá, tự chấm điểm các tiêu chí về hiện trạng trước khi điều chỉnh và sau khi điều chỉnh địa giới hành chính của thị xã Nghĩa Lộ. Đồng thời giải trình các tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; nhóm các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị theo quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ngành của tỉnh có ý kiến đề nghị thị xã Nghĩa Lộ cần nghiên cứu kỹ hơn nội dung các Nghị quyết của Quốc hội về tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính, về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 và các hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng để làm căn cứ chấm điểm đánh giá đô thị đảm bảo chính xác và đầy đủ hơn.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các biểu giải trình đảm bảo đúng quy định theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; có biểu tổng hợp cụ thể, chi tiết hơn về hiện trạng khi chưa mở rộng và đã mở rộng địa giới hành chính; đồng thời xây dựng biểu giải trình ngắn gọn các tiêu chuẩn và có số liệu so sánh với tiêu chuẩn của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; kèm theo biểu chi tiết về tiêu chí, phương pháp tính toán số liệu từng tiêu chí…
Giao Sở Nội vụ, Sở Xây dựng cùng với thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn rà soát lại nội dung dự thảo Đề án; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện ngay Đề án đảm bảo đúng yêu cầu để báo cáo với UBND tỉnh và báo cáo xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy.
1222 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 8/4, UBND tỉnh làm việc với các sở, ngành, địa phương về xây dựng Đề án điều chỉnh, sáp nhập 06 xã, 01 thị trấn nông trường của huyện Văn Chấn về thị xã Nghĩa Lộ (gồm xã Phù Nham, xã Sơn A, xã Hạnh Sơn, xã Phúc Sơn, xã Thanh Lương, xã Thạch Lương và thị trấn nông trường Nghĩa Lộ). Đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo và các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND thị xã Nghĩa Lộ đã báo cáo số liệu thống kê đánh giá, tự chấm điểm các tiêu chí về hiện trạng trước khi điều chỉnh và sau khi điều chỉnh địa giới hành chính của thị xã Nghĩa Lộ. Đồng thời giải trình các tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; nhóm các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị theo quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ngành của tỉnh có ý kiến đề nghị thị xã Nghĩa Lộ cần nghiên cứu kỹ hơn nội dung các Nghị quyết của Quốc hội về tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính, về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 và các hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng để làm căn cứ chấm điểm đánh giá đô thị đảm bảo chính xác và đầy đủ hơn.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các biểu giải trình đảm bảo đúng quy định theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; có biểu tổng hợp cụ thể, chi tiết hơn về hiện trạng khi chưa mở rộng và đã mở rộng địa giới hành chính; đồng thời xây dựng biểu giải trình ngắn gọn các tiêu chuẩn và có số liệu so sánh với tiêu chuẩn của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; kèm theo biểu chi tiết về tiêu chí, phương pháp tính toán số liệu từng tiêu chí…
Giao Sở Nội vụ, Sở Xây dựng cùng với thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn rà soát lại nội dung dự thảo Đề án; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện ngay Đề án đảm bảo đúng yêu cầu để báo cáo với UBND tỉnh và báo cáo xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy.