CTTĐT - Chiều 21/6, kỳ họp thứ 13 - HĐND tỉnh khóa XVIII tiếp tục làm việc với nội dung chất vấn và trả lời chất vấn. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà dự và chủ trì phiên họp.
Đại biểu HĐND tỉnh chất vấn các ngành tại kỳ họp.
Mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Triệu Thị Na - Tổ đại biểu huyện Lục Yên có ý kiến chất vấn về trách nhiệm và công tác quản lý đất đai và tài sản trên đất tại các điểm trường sau khi thực hiện việc sáp nhập các điểm trường theo Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020.
Ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn tại kỳ họp.
Về vấn đề này, ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau: Thực hiện trách nhiệm được giao tại các Quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản của các trường khi thực hiện đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 336/STNMT-QLĐĐ ngày 09/3/2018 về việc hoàn thiện các thủ tục về đất đai khi thực hiện phương án xử lý tài sản của Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố và Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố. Hướng dẫn các trường học thực hiện việc lập hồ sơ xin giao đất, hồ sơ đề nghị đăng ký biến động quyền sử dụng đất sau khi sáp nhập; tổng hợp diện tích của các điểm trường cần thực hiện thu hồi đất để mở rộng trường học sau khi sáp nhập, gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, báo cáo UBND tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm căn cứ thực hiện.
Ông Hồ Đức Hợp cho biết: Để khắc phục tình trạng quản lý, sử dụng đất đai chưa hiệu quả, lãng phí đối với các điểm trường không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng cho mục đích giáo dục đào tạo theo Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, UBND các huyện, thành phố, thị xã cần khẩn trương thực hiện xong các nội dung của Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã nhất là việc xây dựng phương án sử dụng đất của các điểm trường sau rà soát. Đề nghị Sở Giáo dục Đào tạo là cơ quan thường trực của tỉnh trong tổ chức thực hiện các nội dung của đề án quan tâm kiểm tra, chỉ đạo các huyện thực hiện hoàn thành các nội dung của đề án nhất là phương án sử dụng đất tại các điểm trường. Ngành Tài nguyên và Môi trường luôn đồng hành cùng các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chuẩn bị các điều kiện để đưa các điểm đất sau rà soát vào sử dụng có hiệu quả nhất như: quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và giao đất cho các đơn vị sau rà soát sắp xếp.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục; lãnh đạo Sở Tài chính, Sở GD&ĐT đã trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu về công tác quản lý quản lý đất đai và tài sản trên đất tại các điểm trường sau khi thực hiện việc sáp nhập các điểm trường theo Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020.
Ông Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo giải trình và làm rõ một số vấn đề đại biểu HĐND tỉnh chất vấn tại kỳ họp.
Đại biểu Triệu Thị Hồng Nhất - Tổ đại biểu huyện Lục Yên có ý kiến chất vấn như sau: Hiện nay nhiều thông tin trên mạng xã hội không được kiểm chứng, không ít thông tin không chính xác. Từ thực trạng trên đề nghị Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nêu rõ trách nhiệm của ngành trong tham mưu quản lý hoạt động thông tin trên mạng xã hội để đảm bảo định hướng thông tin lành mạnh góp phần xây dựng phát triển văn hóa con người trong thời kỳ mới?
Ông Hà Ngọc Văn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
Vấn đề này, ông Hà Ngọc Văn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trả lời như sau: Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về thông tin trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua, sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Đồng thời tích cực hướng dẫn đảm bảo an toàn an ninh thông tin cá nhân, khuyến cáo một số nội dung tới các tổ chức, cá nhân khi tham gia mạng xã hội. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định, quy chế về người phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, cho nhân dân. Đối với một số vụ việc nóng, được dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn tỉnh, sở Thông tin và Truyền thông đã bám sát định hướng của Ban Chỉ đạo 94 của tỉnh, chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Công an tỉnh, các đoàn thể, địa phương và đơn vị chuyên trách của Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra các biện pháp xử lý về nội dung thông tin tuyên truyền, mạng lưới kỹ thuật thông tin liên lạc, góp phần định hướng thông tin lành mạnh và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đến người dân.
Đại biểu Hoàng Thị Lan Hương, đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Trấn Yên chất vấn về các giải pháp của ngành Thông tin và Truyền thông để định hướng tốt hơn, giải quyết có hiệu quả hơn về quản lý hoạt động trên mạng xã hội với đặc thù tỉnh miền núi đa dân tộc như Yên Bái.
Vấn đề này Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục tập trung hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội, tích cực tham gia ý kiến và hướng dẫn triển khai bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng đang được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến và sẽ ban hành trong thời gian tới; tăng cường phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng, đặc biệt là trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia của Bộ Thông tin và Truyền thông để nắm bắt, theo dõi phân tích, kiểm tra và dự báo xu thế thông tin phát hiện sai phạm để nhắc nhở, xử lý nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng xã hội và hệ thống thông tin quan trọng của cơ quan Đảng, nhà nước. Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị cơ quan Công an, Tư pháp, Nội chính tiếp tục tăng cường triển khai hướng dẫn thực thi Luật An ninh mạng trên địa bàn tỉnh; các cơ quan báo chí của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tiếp tục đổi mới về nội dung và hình thức thông tin, tận dụng mọi ưu thế của mạng xã hội để truyền tải thông tin nhanh, kịp thời, chính xác đảm bảo định hướng thông tin lành mạnh tới mọi người dân.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Lan - Tổ đại biểu huyện Yên Bình có ý kiến chất vấn với nội dung như sau: “Sau khi sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của HĐND tỉnh, nhiều thôn, bản, tổ dân phố không đảm bảo quy định tiêu chí về danh hiệu đơn vị văn hóa. Đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết giải pháp cụ thể để công nhận, duy trì, nâng cao chất lượng danh hiệu thôn, bản, tổ dân phố văn hóa”.
Bà Lê Thị Thanh Bình - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái.
Về vấn đề này bà Lê Thị Thanh Bình - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Sau khi sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho BCĐ phong trào tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai, rà soát công nhận các danh hiệu văn hóa, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương rà soát các thôn, bản, tổ dân phố sau khi sáp nhập, nếu nơi nào đảm bảo đạt chuẩn theo quy định tại Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ thì đề nghị UBND huyện ra quyết định công nhận; nếu thôn, bản, tổ dân phố sáp nhập không đủ tiêu chuẩn thì hướng dẫn xây dựng để đảm bảo đủ điều kiện công nhận trong những năm tiếp theo.
Về giải pháp cụ thể để công nhận, duy trì, nâng cao chất lượng danh hiệu thôn, bản, tổ dân phố văn hóa trong thời gian tới, trước mắt, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn cho trưởng các thôn, bản, tổ dân phố (những nơi chưa có nhà văn hóa đảm bảo yêu cầu) tổ chức sinh hoạt theo nhóm hộ gia đình, cụm dân cư ở các nhà văn hóa… để sử dụng hiệu quả các nhà văn hoá hiện có trong việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng và tuyên truyền các các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước tới nhân dân.
Về lâu dài, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa; ưu tiên dành quỹ đất và huy động các nguồn lực cho việc xây dựng nâng cấp nhà văn hóa xã, phường, thị trấn, đặc biệt là nhà văn hoá các thôn, làng, bản, tổ dân phố để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân sau khi sáp nhập các thôn, bản, tổ dân phố.
Cũng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giải trình làm rõ một số nội dung đại biểu HĐND chất vấn liên quan đến chất lượng công nhận gia đình, cơ quan, đơn vị văn hóa trên địa bàn tỉnh còn những bất cập, hạn chế; giải pháp để khắc phục những vấn đề về nạn bạo lực gia đình, tình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ nhằm phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu HĐND tỉnh chất vấn tại kỳ họp.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận, đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Yên Bình chất vấn về nguyên nhân, trách nhiệm của Ngành Nông nghiệp trong công tác tham mưu cho UBND tỉnh và giải pháp thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.
Về giải pháp thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, đồng chí Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung trong sản xuất nông nghiệp, tham gia vào chuỗi giá tị sản xuất nông nghiệp tiến tới hình thành vùng chuyên canh sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, GlobalGap và sản xuất hữu cơ đảm bảo chất lượng, tăng giá trị hàng hóa và thu nhập; Sở Công thương đẩy mạnh công tác đánh giá, dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật, nắm chắc thông tin thị trường cung cầu hàng hóa nông sản; các huyện, thị xã thành phố phát huy tích cực hoạt động của trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại cơ sở; tăng cường kết nối việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với hợp tác xã nhằm xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững...
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Tiến phát biểu làm rõ các ý kiến đại biểu chất vấn tại kỳ họp.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh phát biểu làm rõ ý kiến chất vấn của đại biểu.
Tại phiên chất vấn, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh đã giải trình làm rõ ý kiến chất vấn của đại biểu và cử tri quan tâm liên quan đến việc quản lý hoạt động, thông tin trên mạng xã hội; công nhận, duy trì, nâng cao chất lượng danh hiệu thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi và giải pháp thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.
1329 lượt xem
Tiến Lập - Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 21/6, kỳ họp thứ 13 - HĐND tỉnh khóa XVIII tiếp tục làm việc với nội dung chất vấn và trả lời chất vấn. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà dự và chủ trì phiên họp.Mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Triệu Thị Na - Tổ đại biểu huyện Lục Yên có ý kiến chất vấn về trách nhiệm và công tác quản lý đất đai và tài sản trên đất tại các điểm trường sau khi thực hiện việc sáp nhập các điểm trường theo Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020.
Ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời chất vấn tại kỳ họp.
Về vấn đề này, ông Hồ Đức Hợp - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau: Thực hiện trách nhiệm được giao tại các Quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản của các trường khi thực hiện đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 336/STNMT-QLĐĐ ngày 09/3/2018 về việc hoàn thiện các thủ tục về đất đai khi thực hiện phương án xử lý tài sản của Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố và Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố. Hướng dẫn các trường học thực hiện việc lập hồ sơ xin giao đất, hồ sơ đề nghị đăng ký biến động quyền sử dụng đất sau khi sáp nhập; tổng hợp diện tích của các điểm trường cần thực hiện thu hồi đất để mở rộng trường học sau khi sáp nhập, gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, báo cáo UBND tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm căn cứ thực hiện.
Ông Hồ Đức Hợp cho biết: Để khắc phục tình trạng quản lý, sử dụng đất đai chưa hiệu quả, lãng phí đối với các điểm trường không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng cho mục đích giáo dục đào tạo theo Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, UBND các huyện, thành phố, thị xã cần khẩn trương thực hiện xong các nội dung của Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã nhất là việc xây dựng phương án sử dụng đất của các điểm trường sau rà soát. Đề nghị Sở Giáo dục Đào tạo là cơ quan thường trực của tỉnh trong tổ chức thực hiện các nội dung của đề án quan tâm kiểm tra, chỉ đạo các huyện thực hiện hoàn thành các nội dung của đề án nhất là phương án sử dụng đất tại các điểm trường. Ngành Tài nguyên và Môi trường luôn đồng hành cùng các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chuẩn bị các điều kiện để đưa các điểm đất sau rà soát vào sử dụng có hiệu quả nhất như: quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và giao đất cho các đơn vị sau rà soát sắp xếp.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục; lãnh đạo Sở Tài chính, Sở GD&ĐT đã trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu về công tác quản lý quản lý đất đai và tài sản trên đất tại các điểm trường sau khi thực hiện việc sáp nhập các điểm trường theo Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020.
Ông Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo giải trình và làm rõ một số vấn đề đại biểu HĐND tỉnh chất vấn tại kỳ họp.
Đại biểu Triệu Thị Hồng Nhất - Tổ đại biểu huyện Lục Yên có ý kiến chất vấn như sau: Hiện nay nhiều thông tin trên mạng xã hội không được kiểm chứng, không ít thông tin không chính xác. Từ thực trạng trên đề nghị Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nêu rõ trách nhiệm của ngành trong tham mưu quản lý hoạt động thông tin trên mạng xã hội để đảm bảo định hướng thông tin lành mạnh góp phần xây dựng phát triển văn hóa con người trong thời kỳ mới?
Ông Hà Ngọc Văn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
Vấn đề này, ông Hà Ngọc Văn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trả lời như sau: Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về thông tin trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua, sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Đồng thời tích cực hướng dẫn đảm bảo an toàn an ninh thông tin cá nhân, khuyến cáo một số nội dung tới các tổ chức, cá nhân khi tham gia mạng xã hội. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định, quy chế về người phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, cho nhân dân. Đối với một số vụ việc nóng, được dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn tỉnh, sở Thông tin và Truyền thông đã bám sát định hướng của Ban Chỉ đạo 94 của tỉnh, chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Công an tỉnh, các đoàn thể, địa phương và đơn vị chuyên trách của Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra các biện pháp xử lý về nội dung thông tin tuyên truyền, mạng lưới kỹ thuật thông tin liên lạc, góp phần định hướng thông tin lành mạnh và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đến người dân.
Đại biểu Hoàng Thị Lan Hương, đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Trấn Yên chất vấn về các giải pháp của ngành Thông tin và Truyền thông để định hướng tốt hơn, giải quyết có hiệu quả hơn về quản lý hoạt động trên mạng xã hội với đặc thù tỉnh miền núi đa dân tộc như Yên Bái.
Vấn đề này Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục tập trung hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội, tích cực tham gia ý kiến và hướng dẫn triển khai bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng đang được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến và sẽ ban hành trong thời gian tới; tăng cường phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng, đặc biệt là trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia của Bộ Thông tin và Truyền thông để nắm bắt, theo dõi phân tích, kiểm tra và dự báo xu thế thông tin phát hiện sai phạm để nhắc nhở, xử lý nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng xã hội và hệ thống thông tin quan trọng của cơ quan Đảng, nhà nước. Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị cơ quan Công an, Tư pháp, Nội chính tiếp tục tăng cường triển khai hướng dẫn thực thi Luật An ninh mạng trên địa bàn tỉnh; các cơ quan báo chí của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tiếp tục đổi mới về nội dung và hình thức thông tin, tận dụng mọi ưu thế của mạng xã hội để truyền tải thông tin nhanh, kịp thời, chính xác đảm bảo định hướng thông tin lành mạnh tới mọi người dân.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Lan - Tổ đại biểu huyện Yên Bình có ý kiến chất vấn với nội dung như sau: “Sau khi sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của HĐND tỉnh, nhiều thôn, bản, tổ dân phố không đảm bảo quy định tiêu chí về danh hiệu đơn vị văn hóa. Đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết giải pháp cụ thể để công nhận, duy trì, nâng cao chất lượng danh hiệu thôn, bản, tổ dân phố văn hóa”.
Bà Lê Thị Thanh Bình - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Yên Bái.
Về vấn đề này bà Lê Thị Thanh Bình - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Sau khi sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho BCĐ phong trào tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai, rà soát công nhận các danh hiệu văn hóa, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương rà soát các thôn, bản, tổ dân phố sau khi sáp nhập, nếu nơi nào đảm bảo đạt chuẩn theo quy định tại Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ thì đề nghị UBND huyện ra quyết định công nhận; nếu thôn, bản, tổ dân phố sáp nhập không đủ tiêu chuẩn thì hướng dẫn xây dựng để đảm bảo đủ điều kiện công nhận trong những năm tiếp theo.
Về giải pháp cụ thể để công nhận, duy trì, nâng cao chất lượng danh hiệu thôn, bản, tổ dân phố văn hóa trong thời gian tới, trước mắt, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn cho trưởng các thôn, bản, tổ dân phố (những nơi chưa có nhà văn hóa đảm bảo yêu cầu) tổ chức sinh hoạt theo nhóm hộ gia đình, cụm dân cư ở các nhà văn hóa… để sử dụng hiệu quả các nhà văn hoá hiện có trong việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng và tuyên truyền các các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước tới nhân dân.
Về lâu dài, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa; ưu tiên dành quỹ đất và huy động các nguồn lực cho việc xây dựng nâng cấp nhà văn hóa xã, phường, thị trấn, đặc biệt là nhà văn hoá các thôn, làng, bản, tổ dân phố để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân sau khi sáp nhập các thôn, bản, tổ dân phố.
Cũng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giải trình làm rõ một số nội dung đại biểu HĐND chất vấn liên quan đến chất lượng công nhận gia đình, cơ quan, đơn vị văn hóa trên địa bàn tỉnh còn những bất cập, hạn chế; giải pháp để khắc phục những vấn đề về nạn bạo lực gia đình, tình trạng ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ nhằm phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu HĐND tỉnh chất vấn tại kỳ họp.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận, đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Yên Bình chất vấn về nguyên nhân, trách nhiệm của Ngành Nông nghiệp trong công tác tham mưu cho UBND tỉnh và giải pháp thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.
Về giải pháp thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, đồng chí Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung trong sản xuất nông nghiệp, tham gia vào chuỗi giá tị sản xuất nông nghiệp tiến tới hình thành vùng chuyên canh sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, GlobalGap và sản xuất hữu cơ đảm bảo chất lượng, tăng giá trị hàng hóa và thu nhập; Sở Công thương đẩy mạnh công tác đánh giá, dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật, nắm chắc thông tin thị trường cung cầu hàng hóa nông sản; các huyện, thị xã thành phố phát huy tích cực hoạt động của trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại cơ sở; tăng cường kết nối việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với hợp tác xã nhằm xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững...
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Tiến phát biểu làm rõ các ý kiến đại biểu chất vấn tại kỳ họp.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh phát biểu làm rõ ý kiến chất vấn của đại biểu.
Tại phiên chất vấn, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh đã giải trình làm rõ ý kiến chất vấn của đại biểu và cử tri quan tâm liên quan đến việc quản lý hoạt động, thông tin trên mạng xã hội; công nhận, duy trì, nâng cao chất lượng danh hiệu thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi và giải pháp thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.