CTTĐT - Sáng 27/6, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc”. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ đã thẳng thắng chỉ ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi vị trí công tác, lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật… giải quyết công việc không đúng quy định, công bằng, khách quan gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung Chỉ thị phân tích rõ nguyên nhân của thực trạng này là do trách nhiệm người đứng đầu chưa được đề cao, thực hiện chưa tốt; tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ công chức, viên chức nhiều nơi vẫn còn kém; vẫn còn khe hở của cơ chế chính sách, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn rườm rà, thiếu công khai, minh bạch, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc còn yếu kém; việc tiếp nhận phản ánh, góp ý, phê bình tố cáo của người dân, cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế; một số doanh nghiệp, người dân nhận thức và chấp hành pháp luật còn chưa tốt… Do đó, để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các giải pháp gồm: tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý; tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện hành vi…
Tham luận tại Hội nghị, lãnh đạo một số bộ, ngành và các địa phương đã nêu lên thực trạng nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc tại địa phương, đơn vị, đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường xử lý, ngăn chặn một cách hiệu quả.
Với phương châm không có vùng cấm, phát hiện đến đâu xử lý đến đó, tạo sự đồng thuận trong xã hội; Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị cần triển khai các giải pháp để thực hiện Chỉ thị số 10 một cách thực chất, đạt hiệu quả cao góp phần xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; nhanh chóng tạo được sự chuyển biến thực chất, tích cực, rõ nét, tiến tới thay đổi căn bản tình hình trong thời gian tới.
Sau hội nghị này mỗi ngành, địa phương phải có kế hoạch cụ thể để triển khai đồng bộ các nội dung của Chỉ thị số 10 trong đó xác định rõ trọng tâm, trọng điểm phù hợp với lĩnh vực quản lý; chú trọng việc quán triệt Chỉ thị số 10 gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia; Xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực, tham nhũng; lấy việc thực hiện Chỉ thị số 10 làm tiêu chí để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hằng năm tại các cơ quan, đơn vị.
716 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 27/6, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc”. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ đã thẳng thắng chỉ ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi vị trí công tác, lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật… giải quyết công việc không đúng quy định, công bằng, khách quan gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung Chỉ thị phân tích rõ nguyên nhân của thực trạng này là do trách nhiệm người đứng đầu chưa được đề cao, thực hiện chưa tốt; tinh thần, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ công chức, viên chức nhiều nơi vẫn còn kém; vẫn còn khe hở của cơ chế chính sách, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn rườm rà, thiếu công khai, minh bạch, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc còn yếu kém; việc tiếp nhận phản ánh, góp ý, phê bình tố cáo của người dân, cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế; một số doanh nghiệp, người dân nhận thức và chấp hành pháp luật còn chưa tốt… Do đó, để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các giải pháp gồm: tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý; tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện hành vi…
Tham luận tại Hội nghị, lãnh đạo một số bộ, ngành và các địa phương đã nêu lên thực trạng nhũng nhiễu, tham nhũng vặt, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc tại địa phương, đơn vị, đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường xử lý, ngăn chặn một cách hiệu quả.
Với phương châm không có vùng cấm, phát hiện đến đâu xử lý đến đó, tạo sự đồng thuận trong xã hội; Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị cần triển khai các giải pháp để thực hiện Chỉ thị số 10 một cách thực chất, đạt hiệu quả cao góp phần xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; nhanh chóng tạo được sự chuyển biến thực chất, tích cực, rõ nét, tiến tới thay đổi căn bản tình hình trong thời gian tới.
Sau hội nghị này mỗi ngành, địa phương phải có kế hoạch cụ thể để triển khai đồng bộ các nội dung của Chỉ thị số 10 trong đó xác định rõ trọng tâm, trọng điểm phù hợp với lĩnh vực quản lý; chú trọng việc quán triệt Chỉ thị số 10 gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia; Xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực, tham nhũng; lấy việc thực hiện Chỉ thị số 10 làm tiêu chí để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hằng năm tại các cơ quan, đơn vị.