CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Chỉ thị về nâng cao hiệu quả công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp đẩy mạnh tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và Chương trình PBGDPL, giai đoạn 2017-2021.
Trong những năm qua, quán triệt Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (viết tắt là Nghị quyết số 48-NQ/TW); Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/5/2006 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (viết tắt là Nghị quyết số 49-NQ/TW); Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW; định hướng công tác tư pháp giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tư pháp; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp, công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được triển khai đồng bộ và có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ quan Tư pháp các cấp đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền những giải pháp tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần cải cách thể chế, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương.
Tuy nhiên, công tác Tư pháp vẫn còn một số hạn chế cụ thể như: Tổ chức bộ máy tuy được kiện toàn nhưng đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng; trình độ chuyên môn, năng lực của một số cán bộ tư pháp, công chức pháp chế chưa ngang tầm nhiệm vụ; việc triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ mới về quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn lúng túng; công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng đầy đủ chủ trương xã hội hóa về hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tư pháp còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan như: công tác tư pháp bổ sung một số nhiệm vụ với mức độ phức tạp, yêu cầu chất lượng ngày càng cao; quy định của pháp luật trong các lĩnh vực như công tác quản xử lý vi phạm hành chính, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp…còn nhiều khó khăn, nhất là về phương thức tổ chức thực hiện. Sự quan tâm của các ngành, các cấp đối với công tác tư pháp, công tác pháp chế chưa tương xứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chất lượng nguồn nhân lực, kinh phí bảo đảm chưa đáp ứng yêu cầu. Việc tham mưu của cơ quan tư pháp, tổ chức pháp chế có thời điểm, có việc chưa kịp thời; sự phối hợp giữa cơ quan tư pháp với các cơ quan, ban, ngành có việc, có thời điểm chưa chặt chẽ; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành có lúc, có việc chưa sâu sát…
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp trong thời gian tới, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Tư pháp
Trên cơ sở tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW và các chỉ thị, nghị quyết, đề án, chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền tỉnh, Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Phối hợp với Sở Nội vụ và cơ quan liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở. Căn cứ Đề án và chỉ tiêu biên chế được giao, tổ chức sắp xếp, bố trí, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm nâng cao năng lực, hiệu quả, đáp ứng cao nhất yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
b) Tham mưu, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL; kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý các văn bản có sai sót, chồng chéo, mâu thuẫn nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống văn bản QPPL của địa phương với Hiến pháp năm 2013 và các văn bản QPPL của Trung ương.
c) Bảo đảm gắn kết giữa công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL với công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
d) Đẩy mạnh tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và Chương trình PBGDPL, giai đoạn 2017-2021. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức tiếp cận, sử dụng pháp luật làm công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, giai đoạn 2019-2021 theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và vận hành Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia theo Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
đ) Nâng cao hiệu quả công tác hành chính tư pháp. Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chương trình quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch, giai đoạn 2017-2024; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới, trong đó chú trọng thực hiện hiệu quả các quy trình liên thông thủ tục hành chính về: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thể bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ mai tang phí/hưởng mai tang phí. Xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến - dịch vụ công trực tuyến bảo đảm trình tự, thời hạn theo luật định;
e) Tăng cường chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp, bảo đảm lộ trình thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên bảo đảm phù hợp với nhu cầu công chứng của từng địa bàn cấp huyện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức. Sớm hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành Quy chế khai thác Cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định tại Điều 62 Luật Công chứng năm 2014. Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tăng cường tổ chức hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp tiến tới thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến khi có đủ điều kiện.
g) Đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý 2017; chú trọng hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý và nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
h) Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các hoạt động của Sở Tư pháp và Ngành Tư pháp trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nội vụ
Tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện việc bố trí công chức chuyên trách thực hiện công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; rà soát, kiện toàn công chức Tư pháp cấp huyện và đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của từng cơ quan, địa phương và yêu cầu kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch và các nhiệm vụ đột xuất khác về công tác Tư pháp; bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo quy định.
4. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, ban, ngành liên quan
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp để thực hiện tốt công tác Tư pháp trên địa bàn.
b) Bố trí công chức pháp chế chuyên trách bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức tiếp nhận, tổng hợp và xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp. Cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến đánh giá, sơ kết, tổng kết thi hành pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Rà soát, bố trí đủ số lượng, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng công chức Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; chú trọng công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ làm công tác Tư pháp cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
b) Đầu tư cơ sở vật chất, bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao của Tư pháp cấp huyện.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác Tư pháp có liên quan, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Tư pháp.
Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện Chỉ thị này./.
926 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Chỉ thị về nâng cao hiệu quả công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, quán triệt Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (viết tắt là Nghị quyết số 48-NQ/TW); Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/5/2006 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (viết tắt là Nghị quyết số 49-NQ/TW); Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW; định hướng công tác tư pháp giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tư pháp; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp, công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được triển khai đồng bộ và có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ quan Tư pháp các cấp đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền những giải pháp tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần cải cách thể chế, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương.
Tuy nhiên, công tác Tư pháp vẫn còn một số hạn chế cụ thể như: Tổ chức bộ máy tuy được kiện toàn nhưng đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng; trình độ chuyên môn, năng lực của một số cán bộ tư pháp, công chức pháp chế chưa ngang tầm nhiệm vụ; việc triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ mới về quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn lúng túng; công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng đầy đủ chủ trương xã hội hóa về hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tư pháp còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan như: công tác tư pháp bổ sung một số nhiệm vụ với mức độ phức tạp, yêu cầu chất lượng ngày càng cao; quy định của pháp luật trong các lĩnh vực như công tác quản xử lý vi phạm hành chính, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp…còn nhiều khó khăn, nhất là về phương thức tổ chức thực hiện. Sự quan tâm của các ngành, các cấp đối với công tác tư pháp, công tác pháp chế chưa tương xứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chất lượng nguồn nhân lực, kinh phí bảo đảm chưa đáp ứng yêu cầu. Việc tham mưu của cơ quan tư pháp, tổ chức pháp chế có thời điểm, có việc chưa kịp thời; sự phối hợp giữa cơ quan tư pháp với các cơ quan, ban, ngành có việc, có thời điểm chưa chặt chẽ; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành có lúc, có việc chưa sâu sát…
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp trong thời gian tới, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Tư pháp
Trên cơ sở tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW và các chỉ thị, nghị quyết, đề án, chương trình công tác của cấp ủy, chính quyền tỉnh, Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Phối hợp với Sở Nội vụ và cơ quan liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở. Căn cứ Đề án và chỉ tiêu biên chế được giao, tổ chức sắp xếp, bố trí, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm nâng cao năng lực, hiệu quả, đáp ứng cao nhất yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
b) Tham mưu, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL; kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý các văn bản có sai sót, chồng chéo, mâu thuẫn nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống văn bản QPPL của địa phương với Hiến pháp năm 2013 và các văn bản QPPL của Trung ương.
c) Bảo đảm gắn kết giữa công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL với công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
d) Đẩy mạnh tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và Chương trình PBGDPL, giai đoạn 2017-2021. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức tiếp cận, sử dụng pháp luật làm công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, giai đoạn 2019-2021 theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và vận hành Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia theo Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
đ) Nâng cao hiệu quả công tác hành chính tư pháp. Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chương trình quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch, giai đoạn 2017-2024; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới, trong đó chú trọng thực hiện hiệu quả các quy trình liên thông thủ tục hành chính về: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thể bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ mai tang phí/hưởng mai tang phí. Xây dựng Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến - dịch vụ công trực tuyến bảo đảm trình tự, thời hạn theo luật định;
e) Tăng cường chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp, bảo đảm lộ trình thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên bảo đảm phù hợp với nhu cầu công chứng của từng địa bàn cấp huyện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức. Sớm hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành Quy chế khai thác Cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định tại Điều 62 Luật Công chứng năm 2014. Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tăng cường tổ chức hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp tiến tới thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến khi có đủ điều kiện.
g) Đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý 2017; chú trọng hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý và nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
h) Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các hoạt động của Sở Tư pháp và Ngành Tư pháp trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nội vụ
Tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện việc bố trí công chức chuyên trách thực hiện công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; rà soát, kiện toàn công chức Tư pháp cấp huyện và đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của từng cơ quan, địa phương và yêu cầu kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch và các nhiệm vụ đột xuất khác về công tác Tư pháp; bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo quy định.
4. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, ban, ngành liên quan
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp để thực hiện tốt công tác Tư pháp trên địa bàn.
b) Bố trí công chức pháp chế chuyên trách bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức tiếp nhận, tổng hợp và xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp. Cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến đánh giá, sơ kết, tổng kết thi hành pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Rà soát, bố trí đủ số lượng, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng công chức Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; chú trọng công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ làm công tác Tư pháp cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
b) Đầu tư cơ sở vật chất, bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao của Tư pháp cấp huyện.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác Tư pháp có liên quan, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Tư pháp.
Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện Chỉ thị này./.