CTTĐT - Ngày 12/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị nghe đơn vị tư vấn báo cáo về điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà chủ trì hội nghị nghe đơn vị tư vấn về điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận
Dự hội nghị có đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND - UBND tỉnh; lãnh đạo các một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Lãnh đạo các huyện Yên Bình, Trấn Yên và thành phố Yên Bái; Đại diện đơn vị tư vấn Công ty Nikken Sekkei Nhật Bản.
Mục tiêu của Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn 2060, nhằm xây dựng thành phố Yên Bái đạt các tiêu chí của đô thị loại II vào năm 2020; phát triển mở rộng thành phố ra vùng phụ cận, trong đó các xã Phúc Lộc, Văn Phú, Văn Tiến và Giới Phiên trở thành phường; hướng tới mục tiêu trong tương lai thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại I. Đồng thời, làm cơ sở để thu hút đầu tư, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng thành phố Yên Bái hiện đại, có bản sắc và phát triển bền vững; có sức cạnh tranh cao; có khả năng phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Làm cơ sở để lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực, các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khung trong đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch.
Đại diện đơn vị tư vấn trình bày báo cáo tại Hội nghị
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các sở, ban, ngành và Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh, đơn vị tư vấn - Công ty Nikken Sekkei Nhật Bản đã bổ sung, hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo đó, phạm vi và ranh giới quy hoạch có tổng diện tích đất tự nhiên là 31.915 ha (trong đó: toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Yên Bái 10.674 ha và vùng phụ cận gồm các xã Minh Tiến, Bảo Hưng, Minh Quân, Việt Cường, Vân Hội - huyện Trấn Yên và thị trấn Yên Bình, xã Đại Đồng, xã Thịnh Hưng, xã Phú Thịnh, xã Văn Lãng - huyện Yên Bình với 21.241 ha).
Về nội dung quy hoạch đã đưa ra phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng của thành phố Yên Bái; đưa ra nhận diện các vấn đề, tiềm năng và lợi thế để xây dựng thành phố Yên Bái xanh, bền vững trong thế kỷ 21; hình thành các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược phát triển thành phố Yên Bái mở rộng trở thành đô thị loại I thuộc tỉnh, thành phố xanh bền vững - bản sắc - cạnh tranh - thích ứng. Đơn vị tư vấn cũng đề xuất các giải pháp quy hoạch về mô hình cấu trúc đô thị; định hướng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng đất; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; phát triển hạ tầng kỹ thuật; đánh giá môi trường chiến lược và đề xuất các danh mục các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên.
Các đại biểu tham gia ý kiến vào đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận
Tại Hội nghị, các đại biểu đã có ý kiến phân tích đánh giá bổ sung thêm về quan điểm, tầm nhìn, tính chất và động lực phát triển đô thị để đơn vị tư vấn nhận diện đầy đủ rõ ví trí, vai trò cũng như vị thế của thành phố Yên Bái. Đồng thời các đại biểu đề nghị đơn vị tư vấn làm rõ hơn về hiện trạng kinh tế - xã hội, dân số, sử dụng đất đai, hạ tầng kỹ thuật, môi trường; những tác động đến vùng liên quan. Làm rõ thêm về giải pháp phát triển đô thị, tính chất đô thị và tầm nhìn đô thị; bổ sung mô hình cấu trúc đô thị, định hướng không gian đô thị; các giải pháp quy hoạch lĩnh vực, quy hoạch ngành; các phân khu chức năng...
Các đại biểu cũng đề nghị cần xem xét, nghiên cứu điều chỉnh về thời gian tầm nhìn của quy hoạch cho phù hợp; nghiên cứu phương án bố trí mở rộng trung tâm hành chính của tỉnh, của thành phố đảm bảo phù hợp, hài hòa.
Bên cạnh việc phát triển đô thị xanh, hướng tới phát triển bền vững cần tính toán đến việc phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc gắn với phát triển du lịch, thích ứng với biến đổi khí hậu, việc xây dựng thành phố Yên Bái phải gắn với môi trường và thân thiện với người dân; cần bổ sung thêm các điểm sinh hoạt cộng đồng, vui chơi, giải trí cho người dân; cần tính toán tần suất lũ và có nghiên cứu thêm phương án, giải pháp cụ thể kết hợp với công trình phòng chống lũ hiện có để phòng chống ngập lụt cho thành phố; cần đề cập đến định hướng về phát triển thương mại đảm bảo phân bổ đều trong thành phố; đơn vị tư vấn cũng cần xem xét, điều chỉnh lại các chỉ tiêu, số liệu trong đồ án cho phù hợp...
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: UBND tỉnh đã nhiều lần tổ chức lấy ý kiến tư vấn của các chuyên gia đầu ngành Trung ương và các Bộ, ngành xây dựng quy hoạch một cách thận trọng để đơn vị tư vấn tiếp thu, điều chỉnh, bổ sung vào đồ án. Do vậy, báo cáo điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Yên Bái đã cơ bản đầy đủ hơn và có nhiều điểm mới.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đề nghị đơn vị tư vấn cần phải làm rõ thêm về các luận chứng xác định về chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội cần phải tính toán khoa học, khách quan hơn; cần làm rõ hơn về quy mô dân số của thành phố và vùng phụ cận đến năm 2060; phân tích về kinh tế kỹ thuật phải nêu rõ cho cả vùng phụ cận và cả phạm vi nghiên cứu, đồng thời chỉ rõ về tăng tự nhiên và tăng cơ học; về thu hút đầu tư, về phát triển đô thị cần có nhận định cho phù hợp; thống nhất duy trì đô thị trung tâm với vị trí như hiện nay, tuy nhiên cần tính toán có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Về định hướng phát triển không gian đô thị Yên Bái, đơn vị tư vấn cần nhấn mạnh và làm rõ thêm về 3 trục không gian thể hiện quá trình phát triển của đô thị Yên Bái và đảm bảo được chức năng bổ trợ cho nhau đó là: trục lịch sử phát triển đô thị và thương mại, dịch vụ (từ cầu Yên Bái theo Quốc lộ 37); trục phát triển dọc theo hai bên sông Hồng là trục mới, năng động thu hút về dịch vụ…; trục Yên Bình đi Vân Hội là trục văn hóa du lịch và 12 phân khu chức năng.
Bên cạnh đó đơn vị tư vấn cần cập nhật thêm các dự án hiện nay đã được phê duyệt; cập nhật thêm các số liệu về cao trình thoát lũ…
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đánh giá cao sự nỗ lực của đơn vị tư vấn trong việc khảo sát hiện trạng, xây dựng các nội dung liên quan đến quan điểm, mục tiêu của Đồ án để có được báo cáo hoàn thiện trình bày tại hội nghị.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Đơn vị tư vấn đã nghiên cứu toàn diện đầy đủ, tiếp cận sâu, đã phát huy được những giá trị tích cực, những ưu thế, lợi thế của quy hoạch trước, bước đầu cơ bản đáp ứng được mong muốn. Nhìn tổng thể chung, quy hoạch này tính toán đến 2040 tầm nhìn 2060 là phù hợp với xu thế phát triển đô thị, phù hợp với vị trí, vai trò, vị thế của thành phố Yên Bái cũng như của tỉnh Yên Bái trong xu thế phát triển chung.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đánh giá cao sự phối hợp tích cực với các cơ quan chuyên môn để cập nhật, để triển khai tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào đồ án.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho rằng tỉnh rất kỳ vọng vào đơn vị tư vấn, trên hiện trạng và kết quả đã có của thành phố sẽ giúp tỉnh quy hoạch một thành phố trong tương lai có sức sống mạnh mẽ hơn và đúng tầm vóc. Là đô thị đang trong quá trình tìm tòi, đổi mới và phát triển, điều kiện còn gặp khó khăn rất nhiều, đòi hỏi sự công phu cao, nghiên cứu kỹ lưỡng, đầu tư lớn hơn để có những sáng tạo đưa vào quy hoạch.
Về ý tưởng của đơn vị tư vấn nêu ra trong đồ án có bản đáp ứng được yêu cầu nhưng chưa đáp ứng được mong muốn của tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện đồ án. Trong đó cần phải thực hiện đảm bảo căn cơ, đồng bộ nhất quán thống nhất cao trong tổng thể quy hoạch đã có, cập nhật tới đây xây dựng quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái. Đánh giá hiện trạng và đánh giá kỹ và làm rõ nét hơn trong quá trình triển khai quy hoạch năm 2012 đến năm 2019. Bổ sung hoàn thiện quy hoạch cũ và tiếp tục làm mới để xây dựng thành phố đúng tầm vóc đô thị trong tương lai.
Quan điểm của tỉnh đó là xây dựng quy hoạch thực sự nâng cao được vai trò, vị thế của thành phố nói riêng và tỉnh nói chung trong vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tạo ra bước đột phá để Yên Bái nâng cao năng lực đủ sức cạnh tranh, thu hút đầu tư…
Mong đợi của Yên Bái đó là hội tụ đủ các yếu tố cần và đủ để cho tầm nhìn phát triển xanh, bền vững, bản sắc, cạnh tranh và thích ứng; một mặt cho sự phát triển; định hướng cho công tác quản lý lãnh đạo và xây dựng cơ chế và chính sách để thúc đẩy phát triển. Hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đơn vị tư vấn cần đánh giá nghiên cứu sâu hơn nữa về vị trí, vai trò của thành phố Yên Bái trong kết nối phát triển vùng với vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, cho hành lang kinh tế… Phải xác định, đánh giá rõ hơn tính chất động lực phát triển và định hướng phát triển; thời gian xác định đến năm 2040 tầm nhìn 2060. Phạm vi nghiên cứu thống nhất theo phương án quy hoạch; phải quan tâm nghiên cứu sâu một cách đồng đều giữa đô thị và các vùng phụ cận; nghiên cứu rõ các yếu tố tác động đối với vùng liên quan; quan tâm nghiên cứu đồng bộ, hài hòa hiện trạng các hướng phát triển, các vùng phụ cận, để có đánh giá kỹ hiện trạng từ đó tính toán cụ thể về yếu tố chi phối, mối quan hệ, tương tác, những tác động với các vùng liên quan. Cuối cùng trở thành thành phố vệ tinh thu hút và lôi kéo. Trong những vấn đề nêu ra phải lựa chọn động lực cốt lõi cho thành phố; phải cập nhật các số liệu đến năm 2018, cập nhật các chương trình, dự án, đề án đã và đang triển khai trên địa bàn thành phố; cập nhật về hệ thống giao thông, thông tin đô thị, hiện trạng đất đai hiện nay…
Về động lực phát triển phải đảm bảo 3 yếu tố cốt lõi: thể chế, chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động và phát triển hạ tầng. Lấy kinh tế dịch vụ thương mại làm chủ đạo, lấy công nghiệp là khâu đột phá. Đồng thời phát triển hài hòa nông, lâm nghiệp để đảm bảo yếu tố xanh bền vững.
Định hướng phát triển đô thị phải tính toán việc quy hoạch sử dụng đất hàng năm sát với thực tế và phù hợp để tỉnh có quy hoạch đất cho cả giai đoạn; phải phân tích và làm rõ, cụ thể hóa các phân khu chức năng…
Về định hướng phát triển hạ tầng đô thị, lấy hạ tầng giao thông làm nòng cốt đặc biệt hạ tầng giao thông. Thường trực Tỉnh ủy sẽ tiếp tục cho ý kiến.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý phát triển hài hòa đô thị cũ và đô thị mới. Tạo ra sức lôi kéo phát triển đô thị sang phía bên kia sông Hồng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu toàn bộ các ý kiến tham gia góp ý tại hội nghị để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện đồ án. Đối với các cơ quan đơn vị chuyên môn của tỉnh cần phối hợp với đơn vị tư vấn để hoàn chỉnh quy hoạch trong tháng 11 để UBND tỉnh, thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên tiếp tục tổ chức lấy ý kiến tham gia, sau đó Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến lần cuối để tỉnh phê duyệt và công bố quy hoạch.
919 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 12/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị nghe đơn vị tư vấn báo cáo về điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND - UBND tỉnh; lãnh đạo các một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Lãnh đạo các huyện Yên Bình, Trấn Yên và thành phố Yên Bái; Đại diện đơn vị tư vấn Công ty Nikken Sekkei Nhật Bản.
Mục tiêu của Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn 2060, nhằm xây dựng thành phố Yên Bái đạt các tiêu chí của đô thị loại II vào năm 2020; phát triển mở rộng thành phố ra vùng phụ cận, trong đó các xã Phúc Lộc, Văn Phú, Văn Tiến và Giới Phiên trở thành phường; hướng tới mục tiêu trong tương lai thành phố Yên Bái trở thành đô thị loại I. Đồng thời, làm cơ sở để thu hút đầu tư, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng thành phố Yên Bái hiện đại, có bản sắc và phát triển bền vững; có sức cạnh tranh cao; có khả năng phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Làm cơ sở để lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực, các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khung trong đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch.
Đại diện đơn vị tư vấn trình bày báo cáo tại Hội nghị
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các sở, ban, ngành và Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh, đơn vị tư vấn - Công ty Nikken Sekkei Nhật Bản đã bổ sung, hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch chung thành phố Yên Bái đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo đó, phạm vi và ranh giới quy hoạch có tổng diện tích đất tự nhiên là 31.915 ha (trong đó: toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Yên Bái 10.674 ha và vùng phụ cận gồm các xã Minh Tiến, Bảo Hưng, Minh Quân, Việt Cường, Vân Hội - huyện Trấn Yên và thị trấn Yên Bình, xã Đại Đồng, xã Thịnh Hưng, xã Phú Thịnh, xã Văn Lãng - huyện Yên Bình với 21.241 ha).
Về nội dung quy hoạch đã đưa ra phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng của thành phố Yên Bái; đưa ra nhận diện các vấn đề, tiềm năng và lợi thế để xây dựng thành phố Yên Bái xanh, bền vững trong thế kỷ 21; hình thành các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược phát triển thành phố Yên Bái mở rộng trở thành đô thị loại I thuộc tỉnh, thành phố xanh bền vững - bản sắc - cạnh tranh - thích ứng. Đơn vị tư vấn cũng đề xuất các giải pháp quy hoạch về mô hình cấu trúc đô thị; định hướng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng đất; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan; phát triển hạ tầng kỹ thuật; đánh giá môi trường chiến lược và đề xuất các danh mục các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên.
Các đại biểu tham gia ý kiến vào đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận
Tại Hội nghị, các đại biểu đã có ý kiến phân tích đánh giá bổ sung thêm về quan điểm, tầm nhìn, tính chất và động lực phát triển đô thị để đơn vị tư vấn nhận diện đầy đủ rõ ví trí, vai trò cũng như vị thế của thành phố Yên Bái. Đồng thời các đại biểu đề nghị đơn vị tư vấn làm rõ hơn về hiện trạng kinh tế - xã hội, dân số, sử dụng đất đai, hạ tầng kỹ thuật, môi trường; những tác động đến vùng liên quan. Làm rõ thêm về giải pháp phát triển đô thị, tính chất đô thị và tầm nhìn đô thị; bổ sung mô hình cấu trúc đô thị, định hướng không gian đô thị; các giải pháp quy hoạch lĩnh vực, quy hoạch ngành; các phân khu chức năng...
Các đại biểu cũng đề nghị cần xem xét, nghiên cứu điều chỉnh về thời gian tầm nhìn của quy hoạch cho phù hợp; nghiên cứu phương án bố trí mở rộng trung tâm hành chính của tỉnh, của thành phố đảm bảo phù hợp, hài hòa.
Bên cạnh việc phát triển đô thị xanh, hướng tới phát triển bền vững cần tính toán đến việc phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc gắn với phát triển du lịch, thích ứng với biến đổi khí hậu, việc xây dựng thành phố Yên Bái phải gắn với môi trường và thân thiện với người dân; cần bổ sung thêm các điểm sinh hoạt cộng đồng, vui chơi, giải trí cho người dân; cần tính toán tần suất lũ và có nghiên cứu thêm phương án, giải pháp cụ thể kết hợp với công trình phòng chống lũ hiện có để phòng chống ngập lụt cho thành phố; cần đề cập đến định hướng về phát triển thương mại đảm bảo phân bổ đều trong thành phố; đơn vị tư vấn cũng cần xem xét, điều chỉnh lại các chỉ tiêu, số liệu trong đồ án cho phù hợp...
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: UBND tỉnh đã nhiều lần tổ chức lấy ý kiến tư vấn của các chuyên gia đầu ngành Trung ương và các Bộ, ngành xây dựng quy hoạch một cách thận trọng để đơn vị tư vấn tiếp thu, điều chỉnh, bổ sung vào đồ án. Do vậy, báo cáo điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Yên Bái đã cơ bản đầy đủ hơn và có nhiều điểm mới.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đề nghị đơn vị tư vấn cần phải làm rõ thêm về các luận chứng xác định về chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội cần phải tính toán khoa học, khách quan hơn; cần làm rõ hơn về quy mô dân số của thành phố và vùng phụ cận đến năm 2060; phân tích về kinh tế kỹ thuật phải nêu rõ cho cả vùng phụ cận và cả phạm vi nghiên cứu, đồng thời chỉ rõ về tăng tự nhiên và tăng cơ học; về thu hút đầu tư, về phát triển đô thị cần có nhận định cho phù hợp; thống nhất duy trì đô thị trung tâm với vị trí như hiện nay, tuy nhiên cần tính toán có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Về định hướng phát triển không gian đô thị Yên Bái, đơn vị tư vấn cần nhấn mạnh và làm rõ thêm về 3 trục không gian thể hiện quá trình phát triển của đô thị Yên Bái và đảm bảo được chức năng bổ trợ cho nhau đó là: trục lịch sử phát triển đô thị và thương mại, dịch vụ (từ cầu Yên Bái theo Quốc lộ 37); trục phát triển dọc theo hai bên sông Hồng là trục mới, năng động thu hút về dịch vụ…; trục Yên Bình đi Vân Hội là trục văn hóa du lịch và 12 phân khu chức năng.
Bên cạnh đó đơn vị tư vấn cần cập nhật thêm các dự án hiện nay đã được phê duyệt; cập nhật thêm các số liệu về cao trình thoát lũ…
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đánh giá cao sự nỗ lực của đơn vị tư vấn trong việc khảo sát hiện trạng, xây dựng các nội dung liên quan đến quan điểm, mục tiêu của Đồ án để có được báo cáo hoàn thiện trình bày tại hội nghị.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Đơn vị tư vấn đã nghiên cứu toàn diện đầy đủ, tiếp cận sâu, đã phát huy được những giá trị tích cực, những ưu thế, lợi thế của quy hoạch trước, bước đầu cơ bản đáp ứng được mong muốn. Nhìn tổng thể chung, quy hoạch này tính toán đến 2040 tầm nhìn 2060 là phù hợp với xu thế phát triển đô thị, phù hợp với vị trí, vai trò, vị thế của thành phố Yên Bái cũng như của tỉnh Yên Bái trong xu thế phát triển chung.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đánh giá cao sự phối hợp tích cực với các cơ quan chuyên môn để cập nhật, để triển khai tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào đồ án.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho rằng tỉnh rất kỳ vọng vào đơn vị tư vấn, trên hiện trạng và kết quả đã có của thành phố sẽ giúp tỉnh quy hoạch một thành phố trong tương lai có sức sống mạnh mẽ hơn và đúng tầm vóc. Là đô thị đang trong quá trình tìm tòi, đổi mới và phát triển, điều kiện còn gặp khó khăn rất nhiều, đòi hỏi sự công phu cao, nghiên cứu kỹ lưỡng, đầu tư lớn hơn để có những sáng tạo đưa vào quy hoạch.
Về ý tưởng của đơn vị tư vấn nêu ra trong đồ án có bản đáp ứng được yêu cầu nhưng chưa đáp ứng được mong muốn của tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện đồ án. Trong đó cần phải thực hiện đảm bảo căn cơ, đồng bộ nhất quán thống nhất cao trong tổng thể quy hoạch đã có, cập nhật tới đây xây dựng quy hoạch vùng tỉnh Yên Bái. Đánh giá hiện trạng và đánh giá kỹ và làm rõ nét hơn trong quá trình triển khai quy hoạch năm 2012 đến năm 2019. Bổ sung hoàn thiện quy hoạch cũ và tiếp tục làm mới để xây dựng thành phố đúng tầm vóc đô thị trong tương lai.
Quan điểm của tỉnh đó là xây dựng quy hoạch thực sự nâng cao được vai trò, vị thế của thành phố nói riêng và tỉnh nói chung trong vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tạo ra bước đột phá để Yên Bái nâng cao năng lực đủ sức cạnh tranh, thu hút đầu tư…
Mong đợi của Yên Bái đó là hội tụ đủ các yếu tố cần và đủ để cho tầm nhìn phát triển xanh, bền vững, bản sắc, cạnh tranh và thích ứng; một mặt cho sự phát triển; định hướng cho công tác quản lý lãnh đạo và xây dựng cơ chế và chính sách để thúc đẩy phát triển. Hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đơn vị tư vấn cần đánh giá nghiên cứu sâu hơn nữa về vị trí, vai trò của thành phố Yên Bái trong kết nối phát triển vùng với vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, cho hành lang kinh tế… Phải xác định, đánh giá rõ hơn tính chất động lực phát triển và định hướng phát triển; thời gian xác định đến năm 2040 tầm nhìn 2060. Phạm vi nghiên cứu thống nhất theo phương án quy hoạch; phải quan tâm nghiên cứu sâu một cách đồng đều giữa đô thị và các vùng phụ cận; nghiên cứu rõ các yếu tố tác động đối với vùng liên quan; quan tâm nghiên cứu đồng bộ, hài hòa hiện trạng các hướng phát triển, các vùng phụ cận, để có đánh giá kỹ hiện trạng từ đó tính toán cụ thể về yếu tố chi phối, mối quan hệ, tương tác, những tác động với các vùng liên quan. Cuối cùng trở thành thành phố vệ tinh thu hút và lôi kéo. Trong những vấn đề nêu ra phải lựa chọn động lực cốt lõi cho thành phố; phải cập nhật các số liệu đến năm 2018, cập nhật các chương trình, dự án, đề án đã và đang triển khai trên địa bàn thành phố; cập nhật về hệ thống giao thông, thông tin đô thị, hiện trạng đất đai hiện nay…
Về động lực phát triển phải đảm bảo 3 yếu tố cốt lõi: thể chế, chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động và phát triển hạ tầng. Lấy kinh tế dịch vụ thương mại làm chủ đạo, lấy công nghiệp là khâu đột phá. Đồng thời phát triển hài hòa nông, lâm nghiệp để đảm bảo yếu tố xanh bền vững.
Định hướng phát triển đô thị phải tính toán việc quy hoạch sử dụng đất hàng năm sát với thực tế và phù hợp để tỉnh có quy hoạch đất cho cả giai đoạn; phải phân tích và làm rõ, cụ thể hóa các phân khu chức năng…
Về định hướng phát triển hạ tầng đô thị, lấy hạ tầng giao thông làm nòng cốt đặc biệt hạ tầng giao thông. Thường trực Tỉnh ủy sẽ tiếp tục cho ý kiến.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý phát triển hài hòa đô thị cũ và đô thị mới. Tạo ra sức lôi kéo phát triển đô thị sang phía bên kia sông Hồng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu toàn bộ các ý kiến tham gia góp ý tại hội nghị để tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện đồ án. Đối với các cơ quan đơn vị chuyên môn của tỉnh cần phối hợp với đơn vị tư vấn để hoàn chỉnh quy hoạch trong tháng 11 để UBND tỉnh, thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên tiếp tục tổ chức lấy ý kiến tham gia, sau đó Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến lần cuối để tỉnh phê duyệt và công bố quy hoạch.