CTTĐT - Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019. Luật gồm có 10 Chương, 96 Điều. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có nhiều điểm mới so với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005.
Tr´nh duy?t không h? tr? xem tr?c tuy?n
Để đảm bảo việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 theo đúng chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh phối hợp với Thanh tra tỉnh tổ chức chương trình trao đổi trên Cổng Thông tin điện tử với nội dung: “Những điểm mới trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018” nhằm tuyên truyền về những điểm mới của Luật, tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành và nhân dân trong triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 có nhiều điểm mới so với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005. Trong đó, có một số điểm mới đáng chú ý, đó là:
Thứ nhất, mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 34 Luật PCTN năm 2018.Theo đó, các đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập được mở rộng bao gồm: Cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó Trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Thứ hai, bổ sung một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai.
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 35 Luật PCTN năm 2018.Theo đó, ngoài việc phải kê khai các loại tài sản, thu nhập như quy định trước đây (nhà, quyền sử dụng đất; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật), Luật mới quy định bổ sung tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm: công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; đồng thời, các đối tượng kê khai phải kê khai tổng thu nhập giữa 2 lần kê khai.
Thứ ba, quy định cụ thể về phương thức, thời điểm kê khai tài sản, thu nhập và bổ sung quy định về kê khai bổ sung
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật PCTN năm 2018. Theo đó, quy định 04 trường hợp phải kê khai: Kê khai lần đầu; kê khai bổ sung; kê khai hằng năm; kê khai phục vụ công tác cán bộ. Tại Khoản 2 Điều 36 quy định kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên.
Thứ tư, quy định cụ thể việc công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật PCTN năm 2018. Theo đó, Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Luật cũng quy định cụ thể việc công khai đối với Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân; Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân; Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
Thứ năm, quy định cụ thể hơn về việc xử lý đối với trường hợp kê khai không trung thực.
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật PCTN năm 2018. Theo đó, ngoài việc kế thừa quy định xử lý đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực; Luật mới quy định người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp nêu trên mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức: cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch.
Thứ sáu, Luật quy định một chương riêng và sửa đổi, bổ sung nhằm cụ thể hoá và đề cao vai trò người đứng đầu
Nội dung này được quy định cụ thể tại Chương IV gồm các điều từ Điều 70 đến Điều 73, quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN. Bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng; trong việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác; trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Thứ bảy, Luật quy định một chương riêng về PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Nội dung này được quy định cụ thể tại Chương VI gồm các điều từ Điều 78 đến Điều 82, bao gồm các quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh; xây dựng quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng; áp dụng các biện pháp PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Tại Chương trình trao đổi, ông Vũ Quang - Phó Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái cho biết: Với vai trò, trách nhiệm là cơ quan tham mưu cho tỉnh về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, để triển khai thi hành có hiệu quả Luật PCTN năm 2018 tại tỉnh Yên Bái, trong thời gian tới Thanh tra tỉnh tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về PCTN của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội về PCTN.
Thứ hai, tích cực tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp PCTN trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, công chức trong quá trình thực thi công vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, tinh thần phục vụ nhân dân; tiếp nhận, xử lý và giải quyết kịp thời thông tin phản ánh, khiếu nại, tố cáo về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp.
Thứ ba, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra. Chỉ đạo và đôn đốc thực hiện nghiêm túc các kết luận sau thanh tra, kiểm tra; thu hồi tài sản và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm theo quy định pháp luật.
Thứ tư, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các Ban đảng của Tỉnh ủy, các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh, trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phòng và chống tham nhũng ở địa phương. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tập trung vào cải cách chế độ thông tin, báo cáo; tuyên truyền, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào chỉ đạo điều hành và hoạt động của ngành.
829 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019. Luật gồm có 10 Chương, 96 Điều. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có nhiều điểm mới so với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005. Để đảm bảo việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 theo đúng chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh phối hợp với Thanh tra tỉnh tổ chức chương trình trao đổi trên Cổng Thông tin điện tử với nội dung: “Những điểm mới trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018” nhằm tuyên truyền về những điểm mới của Luật, tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành và nhân dân trong triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 có nhiều điểm mới so với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005. Trong đó, có một số điểm mới đáng chú ý, đó là:
Thứ nhất, mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 34 Luật PCTN năm 2018.Theo đó, các đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập được mở rộng bao gồm: Cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó Trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Thứ hai, bổ sung một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai.
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 35 Luật PCTN năm 2018.Theo đó, ngoài việc phải kê khai các loại tài sản, thu nhập như quy định trước đây (nhà, quyền sử dụng đất; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật), Luật mới quy định bổ sung tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm: công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; đồng thời, các đối tượng kê khai phải kê khai tổng thu nhập giữa 2 lần kê khai.
Thứ ba, quy định cụ thể về phương thức, thời điểm kê khai tài sản, thu nhập và bổ sung quy định về kê khai bổ sung
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 36 Luật PCTN năm 2018. Theo đó, quy định 04 trường hợp phải kê khai: Kê khai lần đầu; kê khai bổ sung; kê khai hằng năm; kê khai phục vụ công tác cán bộ. Tại Khoản 2 Điều 36 quy định kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên.
Thứ tư, quy định cụ thể việc công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật PCTN năm 2018. Theo đó, Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Luật cũng quy định cụ thể việc công khai đối với Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân; Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân; Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.
Thứ năm, quy định cụ thể hơn về việc xử lý đối với trường hợp kê khai không trung thực.
Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật PCTN năm 2018. Theo đó, ngoài việc kế thừa quy định xử lý đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực; Luật mới quy định người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp nêu trên mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức: cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch.
Thứ sáu, Luật quy định một chương riêng và sửa đổi, bổ sung nhằm cụ thể hoá và đề cao vai trò người đứng đầu
Nội dung này được quy định cụ thể tại Chương IV gồm các điều từ Điều 70 đến Điều 73, quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN. Bao gồm: trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng; trong việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác; trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Thứ bảy, Luật quy định một chương riêng về PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Nội dung này được quy định cụ thể tại Chương VI gồm các điều từ Điều 78 đến Điều 82, bao gồm các quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh; xây dựng quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng; áp dụng các biện pháp PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; phát hiện tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Tại Chương trình trao đổi, ông Vũ Quang - Phó Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái cho biết: Với vai trò, trách nhiệm là cơ quan tham mưu cho tỉnh về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, để triển khai thi hành có hiệu quả Luật PCTN năm 2018 tại tỉnh Yên Bái, trong thời gian tới Thanh tra tỉnh tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về PCTN của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội về PCTN.
Thứ hai, tích cực tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp PCTN trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, công chức trong quá trình thực thi công vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, tinh thần phục vụ nhân dân; tiếp nhận, xử lý và giải quyết kịp thời thông tin phản ánh, khiếu nại, tố cáo về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp.
Thứ ba, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra. Chỉ đạo và đôn đốc thực hiện nghiêm túc các kết luận sau thanh tra, kiểm tra; thu hồi tài sản và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm theo quy định pháp luật.
Thứ tư, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các Ban đảng của Tỉnh ủy, các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh, trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phòng và chống tham nhũng ở địa phương. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tập trung vào cải cách chế độ thông tin, báo cáo; tuyên truyền, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào chỉ đạo điều hành và hoạt động của ngành.