CTTĐT - Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay, 29/11, Kỳ họp thứ 15 - HĐND tỉnh khóa XVIII tiến hành thảo luận tại hội trường và thông qua 15 Nghị quyết quan trọng.
Các đại biểu biểu quyết thông qua các Nghị quyết Kỳ họp
Trên 60 ý kiến tham gia thảo luận tại tổ
Theo báo cáo kết quả phiên thảo luận tại tổ chiều 28/11, có trên 60 ý kiến tham gia thảo luận tại tổ, các ý kiến chủ yếu tham gia vào tờ trình, báo cáo trình kỳ họp; một số ý kiến giải trình làm rõ nhiệm vụ, giải pháp của ngành, lĩnh vực, địa phương. Đồng thời các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến chất lượng vào nội dung, chương trình Kỳ họp.
Một số ý kiến cho rằng cần đánh giá rõ hơn thiệt hại về nông, lâm nghiệp do giá bán một số nông sản giảm, dịch tả lợn Châu Phi... ảnh hưởng đến giá trị, cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp; đánh giá thực trạng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh để có giải pháp cụ thể về cơ chế chính sách, chuẩn bị nguồn lực thúc đẩy phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian tới.
Về các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020: Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu các chỉ tiêu tổng đàn gia súc chính, sản lượng thịt hơi xuất chuồng, sản lượng chè búp tươi, thu ngân sách.... Một số ý kiến đề nghị cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc phòng và khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi, nâng cao hiệu quả của các chốt kiểm dịch động vật; chủ động công tác thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng phát triển quỹ đất sạch; có hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm nông, lâm, thủy sản; đề nghị xem xét, giải quyết dứt điểm việc điều chỉnh ranh giới sử dụng đất cho các hộ gia đình nằm trong khu vực đất rừng phòng hộ do UBND huyện Trạm Tấu quản lý; sớm ban hành bảng giá đất tại các khu tái định cư mới…
Có ý kiến đề nghị sử dụng, quản lý hiệu quả các nhà văn hóa dôi dư sau sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố; giải quyết chế độ chính sách đối với 27 trường hợp hợp đồng lao động của ngành y tế đang thực hiện chương trình methadone; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường bán trú có số lượng học sinh lớn, trường dự kiến đạt chuẩn quốc gia; tăng cường thông tin tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; nghiên cứu bổ sung biên chế công chức tư pháp, hộ tịch tại cơ sở, nhất là tại các xã loại 1, loại 2; tiếp tục cải cách hành chính, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động của Bộ phận phục vụ hành chính công…
Bên cạnh đó, các đại biểu đã thảo luận cho nhiều ý kiến quan trọng về hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh và các dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp.
Thảo luận tại hội trường: Trách nhiệm, chất lượng, bám sát nội dung Kỳ họp
Sau báo cáo kết quả thảo luận tại tổ, dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, các đại biểu tiến hành phiên thảo luận tại hội trường.
Tham gia thảo luận về các giải pháp tăng thu cho ngân sách từ đất, công tác quản lý đất đai, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã nêu những khó khăn vướng mắc, cần có sự phối hợp tốt giữa các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị chức năng, nhất là các địa phương. Công tác thu từ đất tiến độ luôn bị chậm bởi thủ tục hồ sơ có nhiều vướng mắc kéo dài, trình nhiều cấp có thẩm quyền phê duyệt, liên quan đến nhiều luật. Tuy nhiên với nhiều nỗ lực, đến nay, công tác thu từ đất của tỉnh đã đạt kết quả cao, ở cấp huyện cơ bản hoàn thành, đối với cấp tỉnh tuy còn gặp khó khăn nhưng đã đấu giá được trên 350 tỷ đồng. Dự kiến từ nay đến hết năm sẽ thu đạt khoảng 600 tỷ đồng theo kế hoạch giao. Về quản lý biến động đất đai trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Sở Tài nguyên và môi trường cho rằng vẫn còn nhiều tồn tại, do vậy đề nghị thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương để thực hiện tốt công tác này.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thảo luận về các giải pháp tăng thu cho ngân sách từ đất, công tác quản lý đất đai
Liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi, lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT đã báo cáo về tình hình dịch Tả lợn Châu Phi và kết quả công tác phòng chống dịch. Đồng thời đề nghị, ngành chăn nuôi thời gian tới cần phát triển có quy hoạch, không chăn nuôi nhỏ lẻ, khuyến khích chăn nuôi tập trung; củng cố lại lực lượng khuyến nông làm công tác phòng chống dịch tại cơ sở; tăng cường chăn nuôi an toàn sinh học, trong đó chủ động nguồn giống, thức ăn; xây dựng chuồng trại nuôi theo mô hình khép kín. Bên cạnh đó phải chủ động và kiểm soát tốt việc ra vào nơi phòng dịch; tăng cường phối hợp ngành với các huyện. Về chi trả tiền tiêu hủy lợn do dịch Châu Phi, đến nay, ngành Nông nghiệp&PTNT đã chi trả 30,44/36 tỷ đồng, trong đó chi trả cho tiêu hủy 27,5 tỷ, công tác phòng chống dịch 2,8 tỷ.
Tại phiên họp, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã giải trình làm rõ tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2019. Đến hết ngày 25/11/2019, đã giải ngân được 2.469.342 triệu đồng, bằng 60,3% kế hoạch. Tuy nhiên, theo đánh giá, tình hình giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2019 còn thấp do thủ tục đầu tư còn phức tạp, việc chuẩn bị dự án của một số ngành, địa phương chưa tốt, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về đơn giá, bố trí tái dịnh cư, phương án đền bù, năng lực của một số đơn vị tư vấn còn hạn chế ... Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2019, trong thời gian tới cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án còn vướng mắc; đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bảo đảm mặt bằng phục vụ thi công; các địa phương, đơn vị chủ đầu tư chủ động rà soát danh mục các dự án không đủ điều kiện thanh toán để điều chỉnh; tập trung tháo gỡ khó khăn, đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu tiền sử dụng đất; công khai và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây chậm trễ trong việc giải ngân..
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư giải trình làm rõ tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2019
Lãnh đạo Sở Xây dựng đã thảo luận về thực trạng hệ thống đô thị cũng như sự cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh. Theo đó, để phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) trong giai đoạn 2020 - 2025 đạt chỉ tiêu, cần có những giải pháp đồng bộ với sự chỉ đạo quyết liệt vào cuộc của các cấp, các ngành trong đó phải hoàn thiện cơ chế chính sách như xây dựng đề án và kế hoạch thực hiện đề án xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa; hoàn thiện đề án mở rộng thị xã Nghĩa Lộ, nâng cấp đô thị thành phố Yên Bái, và một số đô thị hiện hữu theo lộ trình; các chính sách về xây dựng NTM, phát triển nông nghiệp, thủy sản, chính sách khuyến công; cùng với đó có những giải pháp về huy động nguồn nhân lực như phát triển khu dân cư tập trung; định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp; tổ chức phân công trách nhiệm thực hiện cụ thể đối với từng cấp, ngành và các tổ chức hệ thống chính trị. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thay đổi nếp sống của người dân…
Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thảo luận tại kỳ họp
Về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép, hiện nay vẫn còn tồn tại ở các huyện vùng cao của tỉnh như Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Để hạn chế tình trạng này, các đại biểu cho rằng cần phải có nghị quyết, chương trình cụ thể trong công tác này; cần xác định rõ đối tượng để thực hiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân; mạnh dạn đưa ra trường hợp cụ thể để xử lý, răn đe…Về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã có nhiều kết quả tích cực. Trong đó huyện Trấn Yên đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, trong đó 21/21 xã của huyện đã đạt chuẩn….
Phát biểu kết luận phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao ý kiến thảo luận của các đại biểu tại kỳ họp đã tham gia với tinh thần nghiêm túc, chất lượng, thực tiễn, bám sát nội dung kỳ họp, đặc biệt là đối với các nhóm vấn đề liên quan đến đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2019, trong đó phải tập trung chỉ đạo quyết liệt hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách 2019.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận phiên thảo luận
Đồng chí nhấn mạnh, năm 2020 là năm có ý nghĩa chính trị quan trọng, là năm diễn ra Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, là năm hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2016- 2020, và là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh. Với tinh thần tiếp cận kinh tế số, xã hội số, công nghệ 4.0, đề nghị các cấp, các ngành tập trung đẩy mạnh đợt thi đua nhằm khơi dậy, phát huy ý chí, khát vọng phát triển trong đó lãnh đạo là lực lượng tiên phong.
Song song với việc chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị cần xây dựng đồng bộ, căn cơ, khoa học bộ cơ chế chính sách đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững; tập trung cao thúc đẩy đô thị hóa gắn với NTM; tập trung ưu tiên bộ chính sách cho hạ tầng giao thông, đô thị, công nghệ, các cụm công nghiệp; ưu tiên phát triển đổi mới văn hóa, con người trong thời đại công nghệ số…
Trước khối lượng công việc lớn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà đề nghị ngay sau kỳ họp này, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao kế hoạch tập trung vào vấn đề khó như thu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản; khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các công trình chuyển tiếp, các công trình trọng điểm, các công trình khởi công mới. Cần lưu ý một số dự án như: dự án xây dựng đô thị thông minh, trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh, hạ tầng công viên Đồng Tâm, cầu Cổ Phúc…
Tập trung cho xây dựng NTM gắn với phát triển đô thị; lấy đô thị làm động lực dẫn dắt, là vệ tinh cho đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ; tăng cường quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực, trọng tâm là quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường, văn hóa, y tế; tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân và hợp tác xã; hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư bền vững; xử lý nghiêm túc các vấn đề về thủ tục hành chính nhằm phục vụ tốt người dân doanh nghiệp; gắn đô thị thông minh với chính quyền điện tử; quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực văn hóa xã hội, tiếp tục làm tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát huy tốt hơn văn hóa, con người Yên Bái “thân thiện, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh, giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh từ cơ sở…
Với tinh thần đổi mới hiệu quả Kỳ họp, các đại biểu đã tiến hành biểu quyết bằng máy tính bảng thông qua các Nghị quyết của Kỳ họp. Theo đó, phiên họp sáng nay đã thông qua 15 Nghị quyết.
Các đại biểu biểu quyết thông qua các Nghị quyết Kỳ họp
Cổng Thông tin điện tử tỉnh sẽ tiếp tục cập nhật thông tin Kỳ họp.
1234 lượt xem
Tiến Lập - Nguyễn Hiên - Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay, 29/11, Kỳ họp thứ 15 - HĐND tỉnh khóa XVIII tiến hành thảo luận tại hội trường và thông qua 15 Nghị quyết quan trọng. Trên 60 ý kiến tham gia thảo luận tại tổ
Theo báo cáo kết quả phiên thảo luận tại tổ chiều 28/11, có trên 60 ý kiến tham gia thảo luận tại tổ, các ý kiến chủ yếu tham gia vào tờ trình, báo cáo trình kỳ họp; một số ý kiến giải trình làm rõ nhiệm vụ, giải pháp của ngành, lĩnh vực, địa phương. Đồng thời các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến chất lượng vào nội dung, chương trình Kỳ họp.
Một số ý kiến cho rằng cần đánh giá rõ hơn thiệt hại về nông, lâm nghiệp do giá bán một số nông sản giảm, dịch tả lợn Châu Phi... ảnh hưởng đến giá trị, cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp; đánh giá thực trạng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh để có giải pháp cụ thể về cơ chế chính sách, chuẩn bị nguồn lực thúc đẩy phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian tới.
Về các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020: Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu các chỉ tiêu tổng đàn gia súc chính, sản lượng thịt hơi xuất chuồng, sản lượng chè búp tươi, thu ngân sách.... Một số ý kiến đề nghị cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc phòng và khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi, nâng cao hiệu quả của các chốt kiểm dịch động vật; chủ động công tác thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng phát triển quỹ đất sạch; có hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm nông, lâm, thủy sản; đề nghị xem xét, giải quyết dứt điểm việc điều chỉnh ranh giới sử dụng đất cho các hộ gia đình nằm trong khu vực đất rừng phòng hộ do UBND huyện Trạm Tấu quản lý; sớm ban hành bảng giá đất tại các khu tái định cư mới…
Có ý kiến đề nghị sử dụng, quản lý hiệu quả các nhà văn hóa dôi dư sau sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố; giải quyết chế độ chính sách đối với 27 trường hợp hợp đồng lao động của ngành y tế đang thực hiện chương trình methadone; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường bán trú có số lượng học sinh lớn, trường dự kiến đạt chuẩn quốc gia; tăng cường thông tin tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; nghiên cứu bổ sung biên chế công chức tư pháp, hộ tịch tại cơ sở, nhất là tại các xã loại 1, loại 2; tiếp tục cải cách hành chính, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động của Bộ phận phục vụ hành chính công…
Bên cạnh đó, các đại biểu đã thảo luận cho nhiều ý kiến quan trọng về hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh và các dự thảo Nghị quyết trình Kỳ họp.
Thảo luận tại hội trường: Trách nhiệm, chất lượng, bám sát nội dung Kỳ họp
Sau báo cáo kết quả thảo luận tại tổ, dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, các đại biểu tiến hành phiên thảo luận tại hội trường.
Tham gia thảo luận về các giải pháp tăng thu cho ngân sách từ đất, công tác quản lý đất đai, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã nêu những khó khăn vướng mắc, cần có sự phối hợp tốt giữa các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị chức năng, nhất là các địa phương. Công tác thu từ đất tiến độ luôn bị chậm bởi thủ tục hồ sơ có nhiều vướng mắc kéo dài, trình nhiều cấp có thẩm quyền phê duyệt, liên quan đến nhiều luật. Tuy nhiên với nhiều nỗ lực, đến nay, công tác thu từ đất của tỉnh đã đạt kết quả cao, ở cấp huyện cơ bản hoàn thành, đối với cấp tỉnh tuy còn gặp khó khăn nhưng đã đấu giá được trên 350 tỷ đồng. Dự kiến từ nay đến hết năm sẽ thu đạt khoảng 600 tỷ đồng theo kế hoạch giao. Về quản lý biến động đất đai trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Sở Tài nguyên và môi trường cho rằng vẫn còn nhiều tồn tại, do vậy đề nghị thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương để thực hiện tốt công tác này.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thảo luận về các giải pháp tăng thu cho ngân sách từ đất, công tác quản lý đất đai
Liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi, lãnh đạo Sở Nông nghiệp &PTNT đã báo cáo về tình hình dịch Tả lợn Châu Phi và kết quả công tác phòng chống dịch. Đồng thời đề nghị, ngành chăn nuôi thời gian tới cần phát triển có quy hoạch, không chăn nuôi nhỏ lẻ, khuyến khích chăn nuôi tập trung; củng cố lại lực lượng khuyến nông làm công tác phòng chống dịch tại cơ sở; tăng cường chăn nuôi an toàn sinh học, trong đó chủ động nguồn giống, thức ăn; xây dựng chuồng trại nuôi theo mô hình khép kín. Bên cạnh đó phải chủ động và kiểm soát tốt việc ra vào nơi phòng dịch; tăng cường phối hợp ngành với các huyện. Về chi trả tiền tiêu hủy lợn do dịch Châu Phi, đến nay, ngành Nông nghiệp&PTNT đã chi trả 30,44/36 tỷ đồng, trong đó chi trả cho tiêu hủy 27,5 tỷ, công tác phòng chống dịch 2,8 tỷ.
Tại phiên họp, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã giải trình làm rõ tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2019. Đến hết ngày 25/11/2019, đã giải ngân được 2.469.342 triệu đồng, bằng 60,3% kế hoạch. Tuy nhiên, theo đánh giá, tình hình giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2019 còn thấp do thủ tục đầu tư còn phức tạp, việc chuẩn bị dự án của một số ngành, địa phương chưa tốt, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về đơn giá, bố trí tái dịnh cư, phương án đền bù, năng lực của một số đơn vị tư vấn còn hạn chế ... Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2019, trong thời gian tới cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án còn vướng mắc; đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bảo đảm mặt bằng phục vụ thi công; các địa phương, đơn vị chủ đầu tư chủ động rà soát danh mục các dự án không đủ điều kiện thanh toán để điều chỉnh; tập trung tháo gỡ khó khăn, đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách, đặc biệt là nguồn thu tiền sử dụng đất; công khai và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây chậm trễ trong việc giải ngân..
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư giải trình làm rõ tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2019
Lãnh đạo Sở Xây dựng đã thảo luận về thực trạng hệ thống đô thị cũng như sự cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh. Theo đó, để phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) trong giai đoạn 2020 - 2025 đạt chỉ tiêu, cần có những giải pháp đồng bộ với sự chỉ đạo quyết liệt vào cuộc của các cấp, các ngành trong đó phải hoàn thiện cơ chế chính sách như xây dựng đề án và kế hoạch thực hiện đề án xây dựng NTM trong quá trình đô thị hóa; hoàn thiện đề án mở rộng thị xã Nghĩa Lộ, nâng cấp đô thị thành phố Yên Bái, và một số đô thị hiện hữu theo lộ trình; các chính sách về xây dựng NTM, phát triển nông nghiệp, thủy sản, chính sách khuyến công; cùng với đó có những giải pháp về huy động nguồn nhân lực như phát triển khu dân cư tập trung; định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội phù hợp; tổ chức phân công trách nhiệm thực hiện cụ thể đối với từng cấp, ngành và các tổ chức hệ thống chính trị. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thay đổi nếp sống của người dân…
Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thảo luận tại kỳ họp
Về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và xuất cảnh trái phép, hiện nay vẫn còn tồn tại ở các huyện vùng cao của tỉnh như Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Để hạn chế tình trạng này, các đại biểu cho rằng cần phải có nghị quyết, chương trình cụ thể trong công tác này; cần xác định rõ đối tượng để thực hiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân; mạnh dạn đưa ra trường hợp cụ thể để xử lý, răn đe…Về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã có nhiều kết quả tích cực. Trong đó huyện Trấn Yên đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, trong đó 21/21 xã của huyện đã đạt chuẩn….
Phát biểu kết luận phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao ý kiến thảo luận của các đại biểu tại kỳ họp đã tham gia với tinh thần nghiêm túc, chất lượng, thực tiễn, bám sát nội dung kỳ họp, đặc biệt là đối với các nhóm vấn đề liên quan đến đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2019, trong đó phải tập trung chỉ đạo quyết liệt hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách 2019.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận phiên thảo luận
Đồng chí nhấn mạnh, năm 2020 là năm có ý nghĩa chính trị quan trọng, là năm diễn ra Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, là năm hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2016- 2020, và là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh. Với tinh thần tiếp cận kinh tế số, xã hội số, công nghệ 4.0, đề nghị các cấp, các ngành tập trung đẩy mạnh đợt thi đua nhằm khơi dậy, phát huy ý chí, khát vọng phát triển trong đó lãnh đạo là lực lượng tiên phong.
Song song với việc chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị cần xây dựng đồng bộ, căn cơ, khoa học bộ cơ chế chính sách đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững; tập trung cao thúc đẩy đô thị hóa gắn với NTM; tập trung ưu tiên bộ chính sách cho hạ tầng giao thông, đô thị, công nghệ, các cụm công nghiệp; ưu tiên phát triển đổi mới văn hóa, con người trong thời đại công nghệ số…
Trước khối lượng công việc lớn, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà đề nghị ngay sau kỳ họp này, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao kế hoạch tập trung vào vấn đề khó như thu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản; khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các công trình chuyển tiếp, các công trình trọng điểm, các công trình khởi công mới. Cần lưu ý một số dự án như: dự án xây dựng đô thị thông minh, trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh, hạ tầng công viên Đồng Tâm, cầu Cổ Phúc…
Tập trung cho xây dựng NTM gắn với phát triển đô thị; lấy đô thị làm động lực dẫn dắt, là vệ tinh cho đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ; tăng cường quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực, trọng tâm là quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường, văn hóa, y tế; tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân và hợp tác xã; hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư bền vững; xử lý nghiêm túc các vấn đề về thủ tục hành chính nhằm phục vụ tốt người dân doanh nghiệp; gắn đô thị thông minh với chính quyền điện tử; quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực văn hóa xã hội, tiếp tục làm tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát huy tốt hơn văn hóa, con người Yên Bái “thân thiện, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh, giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh từ cơ sở…
Với tinh thần đổi mới hiệu quả Kỳ họp, các đại biểu đã tiến hành biểu quyết bằng máy tính bảng thông qua các Nghị quyết của Kỳ họp. Theo đó, phiên họp sáng nay đã thông qua 15 Nghị quyết.
Các đại biểu biểu quyết thông qua các Nghị quyết Kỳ họp
Cổng Thông tin điện tử tỉnh sẽ tiếp tục cập nhật thông tin Kỳ họp.