CTTĐT - Nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên; xây dựng chiến lược khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. Hoàn thiện và phát triển một số cụm công nghiệp khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản tập trung như đá vôi trắng, quặng sắt, quặng chì - kẽm. Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết số 47 về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Tỉnh Yên Bái sẽ quy hoạch đối với 15 nhóm, loại khoáng sản trên địa bàn 09 huyện, thành phố, thị xã (ảnh minh họa)
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành khai khoáng đạt 3.343 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt khoảng 4.881 tỷ đồng.
Tỉnh Yên Bái sẽ quy hoạch đối với 15 nhóm, loại khoáng sản trên địa bàn 09 huyện, thành phố, thị xã, với tổng số 189 khu vực. Trong 189 khu vực có 12 khu vực khai thác tận thu, 53 khu vực mới, 124 khu vực chuyển tiếp (đã được cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản).
Trong giai đoạn 2016 - 2020, sẽ quy hoạch 183 khu vực và khai thác 151 khu vực. Tổng dự kiến mức đầu tư thăm dò, khai thác là 1.332,1 tỷ đồng, trong đó thăm dò là 57,1 tỷ đồng, khai thác là 1.275 tỷ đồng; Trong giai đoạn 2020 - 2030 sẽ quy hoạch thăm dò 67 khu vực, khai thác 186 khu vực với tổng mức đầu tư thăm dò, khai thác dự kiến 1.791,5 tỷ đồng, trong đó thăm dò là 22,5 tỷ đồng và khai thác là 1.769 tỷ đồng.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Yên Bái đã đề ra 8 nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý đó là: Tiếp tục rà soát hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trong quản lý khoáng sản phù hợp quy định và tình hình thực tế địa phương.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác cấp phép hoạt động khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép khai thác khoáng sản tại các khu vực sườn núi dọc theo hai bên đường quốc lộ, rừng đầu nguồn, các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, các di tích, lịch sử văn hóa, danh thắng đã được tỉnh và trung ương xếp hạng, các điểm mỏ có trữ lượng nhỏ lẻ nhưng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường...
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thanh tra, kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác. Thực hiện nghiêm đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc khoanh định các khu vực khoáng sản thuộc diện phải công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, ưu tiên các khu vực có tên trong quy hoạch này.
Trong quá trình thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản hạn chế thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực trồng lúa nước, quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên. Thực hiện việc chuyển mục đích rừng phải tuân thủ Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong trường hợp được phép chuyển đổi rừng thì chủ dự án phải trồng rừng thay thế theo quy định hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế (đối với địa phương không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế).
Đối với các điểm mỏ lân cận khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản hoặc có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động quân sự, an ninh, các khu vực di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, thì trước khi cấp phép hoạt động khoáng sản phải có ý kiến của cơ quan quản lý liên quan; hạn chế về công suất, diện tích, thời gian khai thác cho phù hợp; quản lý chặt chẽ trong quá trình thăm dò, khai thác.
Nâng cao chất lượng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường của các dự án khai thác, chế biến; đẩy mạnh công tác kiểm tra, xác nhận hậu kiểm báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; đôn đốc việc thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
Khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản, đầu tư các cơ sở chế biến quặng nghèo với quy mô lớn. Khuyến khích chế biến sâu để sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm có thương hiệu, giá trị kinh tế cao. Ưu tiên nhà đầu tư có năng lực tài chính, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường; sản phẩm khai thác gắn với các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh.
Rà soát, điều chỉnh Bảng giá tính thuế tài nguyên, mức thu phí bảo vệ môi trường và các khoản thuế, phí khác có liên quan, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Bảo đảm nguồn kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản theo quy định Luật khoáng sản.
Khẩn trương hoàn thành công tác thăm dò, thăm dò nâng cấp đối với các khu vực đã cấp phép khai thác hợp pháp trước đây nhưng chưa có kết quả. Rà soát, đánh giá lại công nghệ khai thác, chế biến của các doanh nghiệp để có phương án đầu tư mới hoặc cải tạo nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lập, triển khai các đề án thử nghiệm nghiền đá cuội, sỏi ở bãi thải, cuội sỏi đồi, các loại đá trong bãi thải của hoạt động khai thác, chế biến phục vụ sản xuất gạch, vật liệu xây dựng để thu hồi tối đa khoáng sản.
Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trong khai thác, chế biến khoáng sản nhằm giảm tổn thất tài nguyên, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Phát triển hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt đối với quặng nghèo như quặng chì - kẽm, quặng vàng, quặng sắt, thu hồi tối đa khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu địa chất và khoáng sản phục vụ cho công tác quản lý khoáng sản.
Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và các doanh nghiệp chế biến khoáng sản, đặc biệt các doanh nghiệp chế biến sâu trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào tại các khu vực khai thác và chế biến khoáng sản; ưu tiên tận dụng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật có sẵn (đường giao thông, hệ thống điện, nước...) để phục vụ cho hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
Phát huy nội lực, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư thông qua việc góp vốn đầu tư, cổ phần, liên doanh... và các nguồn vốn tín dụng khác. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ, công nhân kỹ thuật ở các cơ sở khai thác, chế biến về khoáng sản. Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động trong các hộ bị ảnh hưởng và các hộ trong diện di dời tái định cư bởi hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Đối với những khu vực mỏ phải di dân tái định cư thì ngoài việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành, các nhà đầu tư phải có phương án hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân.
1272 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên; xây dựng chiến lược khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. Hoàn thiện và phát triển một số cụm công nghiệp khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản tập trung như đá vôi trắng, quặng sắt, quặng chì - kẽm. Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết số 47 về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành khai khoáng đạt 3.343 tỷ đồng, đến năm 2030 đạt khoảng 4.881 tỷ đồng.
Tỉnh Yên Bái sẽ quy hoạch đối với 15 nhóm, loại khoáng sản trên địa bàn 09 huyện, thành phố, thị xã, với tổng số 189 khu vực. Trong 189 khu vực có 12 khu vực khai thác tận thu, 53 khu vực mới, 124 khu vực chuyển tiếp (đã được cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản).
Trong giai đoạn 2016 - 2020, sẽ quy hoạch 183 khu vực và khai thác 151 khu vực. Tổng dự kiến mức đầu tư thăm dò, khai thác là 1.332,1 tỷ đồng, trong đó thăm dò là 57,1 tỷ đồng, khai thác là 1.275 tỷ đồng; Trong giai đoạn 2020 - 2030 sẽ quy hoạch thăm dò 67 khu vực, khai thác 186 khu vực với tổng mức đầu tư thăm dò, khai thác dự kiến 1.791,5 tỷ đồng, trong đó thăm dò là 22,5 tỷ đồng và khai thác là 1.769 tỷ đồng.
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Yên Bái đã đề ra 8 nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý đó là: Tiếp tục rà soát hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trong quản lý khoáng sản phù hợp quy định và tình hình thực tế địa phương.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác cấp phép hoạt động khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép khai thác khoáng sản tại các khu vực sườn núi dọc theo hai bên đường quốc lộ, rừng đầu nguồn, các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, các di tích, lịch sử văn hóa, danh thắng đã được tỉnh và trung ương xếp hạng, các điểm mỏ có trữ lượng nhỏ lẻ nhưng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường...
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thanh tra, kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác. Thực hiện nghiêm đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc khoanh định các khu vực khoáng sản thuộc diện phải công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, ưu tiên các khu vực có tên trong quy hoạch này.
Trong quá trình thăm dò, khai thác sử dụng khoáng sản hạn chế thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực trồng lúa nước, quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên. Thực hiện việc chuyển mục đích rừng phải tuân thủ Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong trường hợp được phép chuyển đổi rừng thì chủ dự án phải trồng rừng thay thế theo quy định hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế (đối với địa phương không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế).
Đối với các điểm mỏ lân cận khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản hoặc có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động quân sự, an ninh, các khu vực di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, thì trước khi cấp phép hoạt động khoáng sản phải có ý kiến của cơ quan quản lý liên quan; hạn chế về công suất, diện tích, thời gian khai thác cho phù hợp; quản lý chặt chẽ trong quá trình thăm dò, khai thác.
Nâng cao chất lượng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường của các dự án khai thác, chế biến; đẩy mạnh công tác kiểm tra, xác nhận hậu kiểm báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; đôn đốc việc thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
Khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản, đầu tư các cơ sở chế biến quặng nghèo với quy mô lớn. Khuyến khích chế biến sâu để sản xuất các sản phẩm mới, sản phẩm có thương hiệu, giá trị kinh tế cao. Ưu tiên nhà đầu tư có năng lực tài chính, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường; sản phẩm khai thác gắn với các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh.
Rà soát, điều chỉnh Bảng giá tính thuế tài nguyên, mức thu phí bảo vệ môi trường và các khoản thuế, phí khác có liên quan, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Bảo đảm nguồn kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản theo quy định Luật khoáng sản.
Khẩn trương hoàn thành công tác thăm dò, thăm dò nâng cấp đối với các khu vực đã cấp phép khai thác hợp pháp trước đây nhưng chưa có kết quả. Rà soát, đánh giá lại công nghệ khai thác, chế biến của các doanh nghiệp để có phương án đầu tư mới hoặc cải tạo nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lập, triển khai các đề án thử nghiệm nghiền đá cuội, sỏi ở bãi thải, cuội sỏi đồi, các loại đá trong bãi thải của hoạt động khai thác, chế biến phục vụ sản xuất gạch, vật liệu xây dựng để thu hồi tối đa khoáng sản.
Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trong khai thác, chế biến khoáng sản nhằm giảm tổn thất tài nguyên, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Phát triển hợp tác quốc tế chuyển giao công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt đối với quặng nghèo như quặng chì - kẽm, quặng vàng, quặng sắt, thu hồi tối đa khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu địa chất và khoáng sản phục vụ cho công tác quản lý khoáng sản.
Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và các doanh nghiệp chế biến khoáng sản, đặc biệt các doanh nghiệp chế biến sâu trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ mạng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào tại các khu vực khai thác và chế biến khoáng sản; ưu tiên tận dụng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật có sẵn (đường giao thông, hệ thống điện, nước...) để phục vụ cho hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
Phát huy nội lực, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư thông qua việc góp vốn đầu tư, cổ phần, liên doanh... và các nguồn vốn tín dụng khác. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ, công nhân kỹ thuật ở các cơ sở khai thác, chế biến về khoáng sản. Ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động trong các hộ bị ảnh hưởng và các hộ trong diện di dời tái định cư bởi hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Đối với những khu vực mỏ phải di dân tái định cư thì ngoài việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành, các nhà đầu tư phải có phương án hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân.