CTTĐT - Sau 8 tháng trùng tu tôn tạo, ngày 25/11/2017, chính quyền và nhân dân xã Việt Thành huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ khánh thành đền Việt Thành.
Di tích cấp tỉnh đền Việt Thành mới được trùng tu tôn tạo
Trước kia, đền Việt Thành được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đền thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn và những người có công đưa dân đến khai phá, lập làng tọa lạc bên ngòi Phú Thọ, đền được 2 triều vua Duy Tân và Khải Định cấp sắc phong. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đền Việt Thành là nơi dừng chân, nơi họp triển khai nhiệm vụ của bộ đội, dân công trước khi vượt sông Hồng ở bến Phú Thọ sang đánh đồn Đại Bục, Đại Phác và tiến vào giải phóng Nghĩa Lộ, góp phần giải phóng Tây Bắc. Trước những giá trị về văn hóa và giá trị lịch sử, đền Việt Thành đã được Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2014.
Hàng năm, đền diễn ra 7 lễ hội lớn nhỏ; trong đó lễ chính được tổ chức vào rằm tháng giêng hàng năm để cầu mong năm mới an lành, hạnh phúc đến với mọi nhà; lễ hội xuống đồng; lễ mừng cơm mới; lễ đóng cửa rừng… Do chiến tranh và nguy cơ lũ lụt, năm 1976 chính quyền địa phương đã quyết định di chuyển ngôi đền đến thôn 4. Trải qua thăng trầm, biến cố của lịch sử, đền Việt Thành đã xuống cấp. Năm 2017, từ nguồn vốn xã hội hóa, chính quyền và nhân dân xã Việt Thành đã tiến hành trùng tu tôn tạo đền và khuôn viên đền. Quy mô của công trình được thiết kế xây dựng kết hợp một cách hài hòa, phù hợp giữa hình khối ngôi đình với không gian, cảnh quan thiên nhiên. Kiến trúc công trình vừa tiếp thu được phong cách hiện đại vừa giữ gìn, phát huy và kế thừa những nét độc đáo, tinh xảo của ngôi đền cổ. Trong đó, ngôi đền chính được xây dựng hình chữ đinh, diện tích xây dựng trên 200m2, gồm 2 gian chính và 1 hậu cung để lưu giữ nhiều hiện vật di tích và trên 50 pho tượng. Tổng kinh phí trùng tu tôn tạo là gần 2 tỷ đồng.
Việc hoàn thành phục dựng ngôi đền khang trang, bề thế sẽ tạo nên nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho nhân dân địa phương và du khách thập phương góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và giáo dục truyền thống./.
1594 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 8 tháng trùng tu tôn tạo, ngày 25/11/2017, chính quyền và nhân dân xã Việt Thành huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ khánh thành đền Việt Thành.Trước kia, đền Việt Thành được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đền thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn và những người có công đưa dân đến khai phá, lập làng tọa lạc bên ngòi Phú Thọ, đền được 2 triều vua Duy Tân và Khải Định cấp sắc phong. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đền Việt Thành là nơi dừng chân, nơi họp triển khai nhiệm vụ của bộ đội, dân công trước khi vượt sông Hồng ở bến Phú Thọ sang đánh đồn Đại Bục, Đại Phác và tiến vào giải phóng Nghĩa Lộ, góp phần giải phóng Tây Bắc. Trước những giá trị về văn hóa và giá trị lịch sử, đền Việt Thành đã được Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2014.
Hàng năm, đền diễn ra 7 lễ hội lớn nhỏ; trong đó lễ chính được tổ chức vào rằm tháng giêng hàng năm để cầu mong năm mới an lành, hạnh phúc đến với mọi nhà; lễ hội xuống đồng; lễ mừng cơm mới; lễ đóng cửa rừng… Do chiến tranh và nguy cơ lũ lụt, năm 1976 chính quyền địa phương đã quyết định di chuyển ngôi đền đến thôn 4. Trải qua thăng trầm, biến cố của lịch sử, đền Việt Thành đã xuống cấp. Năm 2017, từ nguồn vốn xã hội hóa, chính quyền và nhân dân xã Việt Thành đã tiến hành trùng tu tôn tạo đền và khuôn viên đền. Quy mô của công trình được thiết kế xây dựng kết hợp một cách hài hòa, phù hợp giữa hình khối ngôi đình với không gian, cảnh quan thiên nhiên. Kiến trúc công trình vừa tiếp thu được phong cách hiện đại vừa giữ gìn, phát huy và kế thừa những nét độc đáo, tinh xảo của ngôi đền cổ. Trong đó, ngôi đền chính được xây dựng hình chữ đinh, diện tích xây dựng trên 200m2, gồm 2 gian chính và 1 hậu cung để lưu giữ nhiều hiện vật di tích và trên 50 pho tượng. Tổng kinh phí trùng tu tôn tạo là gần 2 tỷ đồng.
Việc hoàn thành phục dựng ngôi đền khang trang, bề thế sẽ tạo nên nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cho nhân dân địa phương và du khách thập phương góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và giáo dục truyền thống./.