CTTĐT - Đã ấp ủ ý định tìm hiểu về phong tục tập quán của đồng bào Dao từ lâu nhưng mãi những ngày giáp tết Mậu Tuất này tôi mới có dịp đến thăm xã vùng 3 Yên Thành, một xã có đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Theo chỉ dẫn của đồng chí Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Yên, chúng tôi đến đến nhà ông Hoàng Hữu Định, người có nhiều tâm huyết trong việc sưu tầm, gìn giữ bản sắc văn hóa của người Dao ở Yên Thành.
Một nghi lễ cấp sắc của người Dao xã Yên Thành, huyện Yên Bình
Trong căn nhà sàn rộng rãi, ngăn nắp, ông Định đang tỷ mỷ chép từng bài khấn gia tiên bằng tiếng Nôm để chuẩn bị cho lễ cũng gia tiên của gia đình. Khi biết tôi có ý định tìm hiểu về phong tục đón tết của người Dao, ông Định vui vẻ đồng ý. Sau tuần trà câu chuyện giữa tôi và ông trở nên rôm rả hơn. Ông cho biết cũng như nhiều dân tộc khác, Người Dao cũng đón tết theo lịch âm nhưng tết của người Dao thường bắt đầu từ ngày 20 tháng chạp âm lịch, và cũng cúng ông Công ông Táo như người Kinh nhưng người Dao không cúng vào ngày 23 mà làm chung vào mâm cỗ tất niên.
Để chuẩn bị cho mâm cỗ tất niên hầu như nhà nào cũng nuôi lợn, nuôi gà từ giữa năm. Hầu hết những thứ trong mâm cỗ tất niên của người Dao đều là những sản vật do gia đình tự làm ra. Những ngày giáp tết, mọi người trong gia đình tập trung dọn dẹp nhà cửa vườn tược và phải hoàn thành trước ngày 30 tết. Điều đặc biệt của người Dao là nghi lễ làm lễ quét dọn bàn thờ. Việc quét dọn bàn thờ nhất thiết phải được giao cho người đàn ông làm chủ sự gia đình. Người Dao quan niệm, quét dọn nhà cửa, vệ sinh bàn thờ sạch sẽ là quét đi những điều không may mắn trong năm cũ để đón về sự an lành, may mắn cho năm mới. Trên ban thờ gia tiên của người Dao không nhất thiết phải có mâm ngũ quả, mà tùy điều kiện gia đình sẽ bày bàn thờ khác nhau, tuy nhiên điều không thể thiếu trên ban thờ là lọ hoa tươi. Người Dao kiêng bày trên bàn thờ hoa lụa hay hoa giấy vì đồng bào quan niệm mọi thứ bày lên bàn thờ gia tiên phải là những đồ thật.
Sau khi mọi công việc dọn dẹp xong xuôi, gia chủ sẽ làm cơm để cúng tất niên. Mâm cỗ tất niên của người Dao ngoài thịt gà, thịt lợn, bánh trưng, bánh dày, rượu thì còn có thêm món bánh chít được làm từ gạo nếp ngâm với nước của nhiều loại vỏ cây rừng. Để làm lễ cũng gia tiên trong ngày tất niên nhất thiết phải mời thầy cúng hoặc những người lớn tuổi có uy tín trong cộng đồng chứ gia chủ không được tự mình thắp hương cúng vào ngày tất niên. Thầy cúng sẽ thay gia chủ cúng giải hạn xua đi những điều xấu, đón may mắn về nhà và mời “ma nhà” về cùng xum vầy ăn tết với con cháu. Sau khi làm lễ và ăn cơm tất niên mọi người trong gia đình người Dao sẽ phải tắm rửa sạch sẽ bằng thứ nước lá đặc biệt được lấy trên rừng và mặc những bộ quần áo đẹp nhất để chờ đón giao thừa. Sau khi cúng gia tiên và tắm rửa sạch sẽ người Dao sẽ lấy cây gai về gài vào cổng và các vật dụng khác với quan niệm để ma quỷ không thể vào quấy quả gia đình.
Đêm giao thừa, người chủ gia đình sẽ ra giếng nước múc một bát nước mới rồi đổ vào bắng nứa đã được cho sẵn sơ mướp hương, rồi đặt lên bếp đun. Khi nước sôi gia chủ sẽ lắng nghe tiếng sôi của nước để đoán điều may rủi trong gia đình. Nếu nước sôi càng to thì năm đó con cái học hành càng giỏi giang, gia đình làm ăn may mắn. Nếu tiếng nước sôi bé thì mọi sự không được thuận buồm xuôi gió.
Đến sáng mùng 1, người chủ gia đình sẽ cầm một bó hoa tươi thường là hoa đào, hoa mơ hoặc hoa mận đặt theo hướng đã được thầy cúng chọn ngày hôm trước và lấy đó là hướng xuất hành đem lại may mắn tài lộc cho cả gia đình. Trước khi ra khỏi nhà mỗi thành viên trong gia đình người Dao phải đốt một tờ tiền hoặc vàng để xua đuổi tà ma. Sau khi đi chơi xuân về, người chủ gia đình phải nhặt cành hoa chỉ hướng và mấy viên đá mang vào nhà với quan niệm hòn đá tượng trưng cho của cải, nhành hoa tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
Tết của người Dao cũng kéo dài 3-5 ngày, trong ba ngày này mọi người thường cùng nhau đi trảy hội và chơi những trò chơi dân gian như tung còn, kéo co... đặc biệt đây là dịp để các chàng trai cô gái gặp gỡ, tỏ tình giao duyên và đã có nhiều đôi trai gái nên duyên vợ chồng từ những lễ hội ngày xuân như thế.
Chia tay Yên Thành khi bản làng đã lên đèn, tôi hòa mình vào dòng người hối hả để trở về đoàn viên cùng gia đình bên mâm cỗ tất niên mà trong lòng còn vang mãi điệu Ái dủng tha thiết, đầm ấm ngày xuân.
1223 lượt xem
CTV: Hồng Giang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đã ấp ủ ý định tìm hiểu về phong tục tập quán của đồng bào Dao từ lâu nhưng mãi những ngày giáp tết Mậu Tuất này tôi mới có dịp đến thăm xã vùng 3 Yên Thành, một xã có đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Theo chỉ dẫn của đồng chí Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Yên, chúng tôi đến đến nhà ông Hoàng Hữu Định, người có nhiều tâm huyết trong việc sưu tầm, gìn giữ bản sắc văn hóa của người Dao ở Yên Thành. Trong căn nhà sàn rộng rãi, ngăn nắp, ông Định đang tỷ mỷ chép từng bài khấn gia tiên bằng tiếng Nôm để chuẩn bị cho lễ cũng gia tiên của gia đình. Khi biết tôi có ý định tìm hiểu về phong tục đón tết của người Dao, ông Định vui vẻ đồng ý. Sau tuần trà câu chuyện giữa tôi và ông trở nên rôm rả hơn. Ông cho biết cũng như nhiều dân tộc khác, Người Dao cũng đón tết theo lịch âm nhưng tết của người Dao thường bắt đầu từ ngày 20 tháng chạp âm lịch, và cũng cúng ông Công ông Táo như người Kinh nhưng người Dao không cúng vào ngày 23 mà làm chung vào mâm cỗ tất niên.
Để chuẩn bị cho mâm cỗ tất niên hầu như nhà nào cũng nuôi lợn, nuôi gà từ giữa năm. Hầu hết những thứ trong mâm cỗ tất niên của người Dao đều là những sản vật do gia đình tự làm ra. Những ngày giáp tết, mọi người trong gia đình tập trung dọn dẹp nhà cửa vườn tược và phải hoàn thành trước ngày 30 tết. Điều đặc biệt của người Dao là nghi lễ làm lễ quét dọn bàn thờ. Việc quét dọn bàn thờ nhất thiết phải được giao cho người đàn ông làm chủ sự gia đình. Người Dao quan niệm, quét dọn nhà cửa, vệ sinh bàn thờ sạch sẽ là quét đi những điều không may mắn trong năm cũ để đón về sự an lành, may mắn cho năm mới. Trên ban thờ gia tiên của người Dao không nhất thiết phải có mâm ngũ quả, mà tùy điều kiện gia đình sẽ bày bàn thờ khác nhau, tuy nhiên điều không thể thiếu trên ban thờ là lọ hoa tươi. Người Dao kiêng bày trên bàn thờ hoa lụa hay hoa giấy vì đồng bào quan niệm mọi thứ bày lên bàn thờ gia tiên phải là những đồ thật.
Sau khi mọi công việc dọn dẹp xong xuôi, gia chủ sẽ làm cơm để cúng tất niên. Mâm cỗ tất niên của người Dao ngoài thịt gà, thịt lợn, bánh trưng, bánh dày, rượu thì còn có thêm món bánh chít được làm từ gạo nếp ngâm với nước của nhiều loại vỏ cây rừng. Để làm lễ cũng gia tiên trong ngày tất niên nhất thiết phải mời thầy cúng hoặc những người lớn tuổi có uy tín trong cộng đồng chứ gia chủ không được tự mình thắp hương cúng vào ngày tất niên. Thầy cúng sẽ thay gia chủ cúng giải hạn xua đi những điều xấu, đón may mắn về nhà và mời “ma nhà” về cùng xum vầy ăn tết với con cháu. Sau khi làm lễ và ăn cơm tất niên mọi người trong gia đình người Dao sẽ phải tắm rửa sạch sẽ bằng thứ nước lá đặc biệt được lấy trên rừng và mặc những bộ quần áo đẹp nhất để chờ đón giao thừa. Sau khi cúng gia tiên và tắm rửa sạch sẽ người Dao sẽ lấy cây gai về gài vào cổng và các vật dụng khác với quan niệm để ma quỷ không thể vào quấy quả gia đình.
Đêm giao thừa, người chủ gia đình sẽ ra giếng nước múc một bát nước mới rồi đổ vào bắng nứa đã được cho sẵn sơ mướp hương, rồi đặt lên bếp đun. Khi nước sôi gia chủ sẽ lắng nghe tiếng sôi của nước để đoán điều may rủi trong gia đình. Nếu nước sôi càng to thì năm đó con cái học hành càng giỏi giang, gia đình làm ăn may mắn. Nếu tiếng nước sôi bé thì mọi sự không được thuận buồm xuôi gió.
Đến sáng mùng 1, người chủ gia đình sẽ cầm một bó hoa tươi thường là hoa đào, hoa mơ hoặc hoa mận đặt theo hướng đã được thầy cúng chọn ngày hôm trước và lấy đó là hướng xuất hành đem lại may mắn tài lộc cho cả gia đình. Trước khi ra khỏi nhà mỗi thành viên trong gia đình người Dao phải đốt một tờ tiền hoặc vàng để xua đuổi tà ma. Sau khi đi chơi xuân về, người chủ gia đình phải nhặt cành hoa chỉ hướng và mấy viên đá mang vào nhà với quan niệm hòn đá tượng trưng cho của cải, nhành hoa tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
Tết của người Dao cũng kéo dài 3-5 ngày, trong ba ngày này mọi người thường cùng nhau đi trảy hội và chơi những trò chơi dân gian như tung còn, kéo co... đặc biệt đây là dịp để các chàng trai cô gái gặp gỡ, tỏ tình giao duyên và đã có nhiều đôi trai gái nên duyên vợ chồng từ những lễ hội ngày xuân như thế.
Chia tay Yên Thành khi bản làng đã lên đèn, tôi hòa mình vào dòng người hối hả để trở về đoàn viên cùng gia đình bên mâm cỗ tất niên mà trong lòng còn vang mãi điệu Ái dủng tha thiết, đầm ấm ngày xuân.