Hết năm 2017, huyện Trấn Yên có 10/21 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và dẫn đầu các địa phương trong tỉnh về xây dựng NTM, được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.
Nông dân xã Báo Đáp bê tông hóa đường giao thông nông thôn.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên đạt chuẩn NTM của tỉnh Yên Bái, những năm qua, bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng chung sức của nhân dân, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, khu vực nông nghiệp, nông thôn của huyện Trấn Yên đã có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân cải thiện; kết cấu hạ tầng đầu tư và từng bước hoàn thiện; trong đó, có sự thay đổi đáng kể về hạ tầng giao thông nông thôn; tình hình an ninh trật tự ở khu vực nông thôn trong huyện được giữ vững; nhân dân yên tâm đầu tư phát triển kinh tế, đóng góp tiền của, công lao động cùng thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Đến nay, huyện Trấn Yên đã có 10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM là Báo Đáp, Việt Thành, Tân Đồng, Đào Thịnh, Nga Quán, Bảo Hưng, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Minh Quân và Vân Hội.
Báo Đáp là xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2015. Trong quá trình thực hiện, xã Báo Đáp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân; thực hiện tốt việc phát huy Quy chế dân chủ ở cơ sở để tạo dựng niềm tin trong nhân dân. Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, Báo Đáp đã huy động tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng gần 54 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp chiếm gần 40%.
Ông Trần Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: do được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và được hưởng thụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM nên mọi người dân đều rất tin tưởng và nhiệt tình đóng góp sức người, sức của xây dựng các tiêu chí, kiến thiết quê hương. Diện mạo xã Báo Đáp đã đổi thay rõ nét, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể; 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế hơn 80%...
Xã Vân Hội được huyện Trấn Yên lựa chọn để ra mắt xã NTM năm 2017. Xác định đây chính là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, nên chính quyền địa phương đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập để xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân; trong đó, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; đưa các giống cây, con giống có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng, chăn nuôi. Đến nay, toàn xã hiện có trên 70 mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung và nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm, thủy sản theo hướng bán công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Văn Thế - Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: khó khăn lớn nhất của xã khi bắt tay thực hiện xây dựng NTM là tỷ lệ hộ nghèo cao và xã có tới 3 thôn đặc biệt khó khăn. Bởi vậy, việc lựa chọn tiêu chí nào cần làm trước phải được thống nhất cao trong cấp ủy, chính quyền và người dân, tránh việc người dân phải làm quá sức mình. Từ đó, việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất hợp lý sẽ là bài toán căn bản nhất để giảm tỷ lệ hộ nghèo, bởi lẽ người dân có thu nhập cao thì việc huy động đóng góp nguồn lực sẽ thuận tiện hơn.
Trong những năm qua, huyện Trấn Yên luôn coi việc xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân; là cuộc vận động lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, với sự tham gia cao nhất của mọi người dân nông thôn và trở thành phong trào thi đua sâu rộng giữa các hộ dân, cộng đồng dân cư và các địa phương trên địa bàn huyện.
Tổng nguồn vốn đầu tư trong hơn 6 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đạt trên 1.320 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp từ chương trình xây dựng NTM là 60,788 tỷ đồng; vốn lồng ghép các chương trình là 616,266 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp trên 222 tỷ đồng, vốn cộng đồng dân cư, tín dụng và huy động khác 421,731 tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dân còn hiến hàng chục héc - ta đất và hàng trăm nghìn ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn...
Bộ mặt nông nghiệp, nông dân và nông thôn của huyện Trấn Yên giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân nâng lên rõ rệt. Giai đoạn từ 2018 - 2020, huyện Trấn Yên xây dựng lộ trình từng năm phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương để xây dựng đạt chuẩn NTM ở các xã còn lại và phấn đấu đến 2020 tất cả 21 xã đều đạt chuẩn NTM và trở thành huyện đầu tiên của tỉnh đạt huyện NTM.
Để thực hiện được mục tiêu này, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Trấn Yên tập trung chỉ đạo quyết liệt từ huyện đến cơ sở; triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, giảm nghèo để nâng cao đời sống nhân dân; tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; áp dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Để hoàn thành các tiêu chí theo quy định, huyện sẽ lồng ghép, cân đối các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, tỉnh, huyện để phân bổ cho các xã, đặc biệt đối với các xã phấn đấu hoàn thành NTM năm 2018.
1301 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hết năm 2017, huyện Trấn Yên có 10/21 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và dẫn đầu các địa phương trong tỉnh về xây dựng NTM, được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên đạt chuẩn NTM của tỉnh Yên Bái, những năm qua, bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng chung sức của nhân dân, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, khu vực nông nghiệp, nông thôn của huyện Trấn Yên đã có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân cải thiện; kết cấu hạ tầng đầu tư và từng bước hoàn thiện; trong đó, có sự thay đổi đáng kể về hạ tầng giao thông nông thôn; tình hình an ninh trật tự ở khu vực nông thôn trong huyện được giữ vững; nhân dân yên tâm đầu tư phát triển kinh tế, đóng góp tiền của, công lao động cùng thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Đến nay, huyện Trấn Yên đã có 10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM là Báo Đáp, Việt Thành, Tân Đồng, Đào Thịnh, Nga Quán, Bảo Hưng, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Minh Quân và Vân Hội.
Báo Đáp là xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2015. Trong quá trình thực hiện, xã Báo Đáp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân; thực hiện tốt việc phát huy Quy chế dân chủ ở cơ sở để tạo dựng niềm tin trong nhân dân. Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, Báo Đáp đã huy động tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng gần 54 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp chiếm gần 40%.
Ông Trần Quang Trung - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: do được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và được hưởng thụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM nên mọi người dân đều rất tin tưởng và nhiệt tình đóng góp sức người, sức của xây dựng các tiêu chí, kiến thiết quê hương. Diện mạo xã Báo Đáp đã đổi thay rõ nét, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể; 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế hơn 80%...
Xã Vân Hội được huyện Trấn Yên lựa chọn để ra mắt xã NTM năm 2017. Xác định đây chính là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, nên chính quyền địa phương đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập để xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân; trong đó, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; đưa các giống cây, con giống có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng, chăn nuôi. Đến nay, toàn xã hiện có trên 70 mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung và nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm, thủy sản theo hướng bán công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Văn Thế - Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: khó khăn lớn nhất của xã khi bắt tay thực hiện xây dựng NTM là tỷ lệ hộ nghèo cao và xã có tới 3 thôn đặc biệt khó khăn. Bởi vậy, việc lựa chọn tiêu chí nào cần làm trước phải được thống nhất cao trong cấp ủy, chính quyền và người dân, tránh việc người dân phải làm quá sức mình. Từ đó, việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất hợp lý sẽ là bài toán căn bản nhất để giảm tỷ lệ hộ nghèo, bởi lẽ người dân có thu nhập cao thì việc huy động đóng góp nguồn lực sẽ thuận tiện hơn.
Trong những năm qua, huyện Trấn Yên luôn coi việc xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân; là cuộc vận động lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, với sự tham gia cao nhất của mọi người dân nông thôn và trở thành phong trào thi đua sâu rộng giữa các hộ dân, cộng đồng dân cư và các địa phương trên địa bàn huyện.
Tổng nguồn vốn đầu tư trong hơn 6 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đạt trên 1.320 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp từ chương trình xây dựng NTM là 60,788 tỷ đồng; vốn lồng ghép các chương trình là 616,266 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp trên 222 tỷ đồng, vốn cộng đồng dân cư, tín dụng và huy động khác 421,731 tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dân còn hiến hàng chục héc - ta đất và hàng trăm nghìn ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn...
Bộ mặt nông nghiệp, nông dân và nông thôn của huyện Trấn Yên giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân nâng lên rõ rệt. Giai đoạn từ 2018 - 2020, huyện Trấn Yên xây dựng lộ trình từng năm phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương để xây dựng đạt chuẩn NTM ở các xã còn lại và phấn đấu đến 2020 tất cả 21 xã đều đạt chuẩn NTM và trở thành huyện đầu tiên của tỉnh đạt huyện NTM.
Để thực hiện được mục tiêu này, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Trấn Yên tập trung chỉ đạo quyết liệt từ huyện đến cơ sở; triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, giảm nghèo để nâng cao đời sống nhân dân; tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo chuỗi gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; áp dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Để hoàn thành các tiêu chí theo quy định, huyện sẽ lồng ghép, cân đối các nguồn vốn hỗ trợ của trung ương, tỉnh, huyện để phân bổ cho các xã, đặc biệt đối với các xã phấn đấu hoàn thành NTM năm 2018.