CTTĐT - Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng khô hạn và thiếu nước sản xuất. Thực hiện dự án của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Xuân năm 2016, Phòng Nông nghiệp và Phát trển nông thôn huyện Văn Yên đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên triển khai thực hiện Dự án: “Xây dựng và phát triển mô hình chuyển đổi tăng vụ từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu đỗ ở vùng Trung du, miền núi Phía Bắc”.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Văn Yên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mô hình trồng lạc vụ Xuân trên đất ruộng hạn ở xã Yên Phú.
Dự án được triển khai tại 2 xã của huyện Văn Yên là xã Yên
Phú và Đông An, với quy mô 20 ha ngô và 10 ha lạc với sự tham gia của 60 hộ. Các
địa điểm mô hình được quy hoạch tập trung, giao thông thuận lợi để tiện cho
việc kiểm tra, chăm sóc, theo dõi và là những diện tích đất lúa kém hiệu quả
không chủ động về nguồn nước. Trong quá trình triển
khai các hộ dân được tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện thâm canh ngô, lạc
đúng quy trình. Bên cạnh đó, dự án đã đầu tư xây dựng thành công
mô hình máy làm đất phục vụ cho sản xuất tại địa phương .
Để dự án đạt hiệu
quả cao, ngay từ đầu vụ Xuân 2016, phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện đã phối hợp cùng UBND xã Yên Phú và UBND xã Đông An đã triển
khai chọn các hộ gia đình tham gia. Cử cán bộ khuyến nông viên cơ sở thường
xuyên tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và trực tiếp làm cùng các hộ dân theo phương
thức cầm tay chỉ việc. Bên cạnh được hướng dẫn về kỹ thuật, các hộ dân tham gia
dự án được Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hỗ trợ 100% lượng giống ngô, lạc
và 50% lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Mô hình trồng lạc
trên đất lúa kém hiệu quả có quy mô 10 ha với 20 hộ tham gia, trong đó xã Yên
Phú 5 ha, xã Đông An 5 ha, sử dụng giống lạc L14. Thời điểm gieo hạt vào trung
tuần tháng 2/2016, thời gian thu hoạch vào cuối tháng 6/2016. Năng suất đạt 115
kg - 135 kg lạc củ khô/sào/vụ, tương đương 32,2 tạ/ha/vụ. Ước tính hiệu quả
kinh tế sau khi trừ chi phí đầu tư phân bón cho thu nhập trên 64 triệu đồng/ha,
gấp nhiều lần so với canh tác lúa trên diện tích đất ruộng kém hiệu quả do
không chủ động được nguồn nước. Ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn 5 xã Yên Phú là một trong những hộ được
tham gia dự án cho biết: Gia đình có 6 sào ruộng nước cấy lúa, thì 3 sào ở cuối
đồng nên thường xuyên khô hạn, phần lớn trông vào nước trời tự nhiên do đó năng
suất rất bấp bênh, vụ nào có đủ nước thì năng suất được 2 tạ/sào, còn không chỉ
được 1 tạ/sào. Được chính quyền xã và cấp trên quan
tâm chọn tham gia dự án, vụ xuân năm 2016, gia đình nhà ông Vinh trồng 2
sào lạc bằng giống L14, lại được tập huấn kỹ thuật nên
lạc phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất đạt 115 kg củ khô/sào. Trừ chi phí
đầu tư, công lao động cho lãi khoảng 1 triệu đồng/sào/vụ, hiệu quả kinh tế cao
hơn so với trồng lúa trên đất ruộng hạn cùng thời điểm.
Cùng với mô hình
trồng lạc, mô hình trồng ngô trên đất lúa kém hiệu quả cũng được thực hiện song
hành tại 2 xã Đông An và Yên Phú. Mô hình có quy mô 20 ha với 40 hộ tham gia,
trong đó mỗi xã 10 ha và 20 hộ tham gia, thời gian sản xuất thực hiện từ tháng
3 đến tháng 6/2016. Giống ngô được trồng thử nghiệm là DK 6919. Đây là giống
ngô có khả năng chịu hạn tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu của địa
phương. Theo đánh giá tổng kết, mô hình cho năng suất từ 245kg - 250kg/sào/vụ,
tương đương 68 tạ - 70/ha/vụ, trừ chi phí phân bón cho thu nhập 35 triệu
đồng/ha/vụ, cao gấp 4 lần so với sản xuất lúa trong cùng thời vụ, trên cùng
chân đất. Đối với diện tích lúa kém hiệu quả thì
người nông dân sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tự cung chứ không cho lãi. Thành
công bước đầu của mô hình thâm canh ngô, lạc trên đất lúa kém hiệu quả tại 2 xã
Đông An và Yên Phú của huyện Văn Yên giúp người nông dân có cơ hội ứng dụng vào
điều kiện canh tác khác nhau, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập
trên cùng một đơn vị diện tích. Ông Ngô Quyết Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã Yên
Phú cho biết: Thông qua hiệu quả các mô hình,
bước đầu nâng cao nhận thức của người dân về tác động của khô hạn để chuyển đổi
một số cây trồng có giá trị cao thích ứng với biến đổi khí hậu và theo hướng
từng bước gắn sản xuất với thị trường; Chuyển đổi tập quán canh tác lạc hậu
theo lối truyền thống qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, giống mới, nâng cao giá
trị thu nhập gia tăng của sản phẩm hàng hóa làm ra. Tạo công ăn việc làm mới
cho nhiều lao động, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người
dân địa phương.
Trong thời gian tới, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục nhân
rộng mô hình ra các địa phương khác,
giúp bà con nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần
tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới và góp phần
thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững của huyện Văn Yên./.
1081 lượt xem
Hồng Vân - Quang Hùng Đài TT-TH Văn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng khô hạn và thiếu nước sản xuất. Thực hiện dự án của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Xuân năm 2016, Phòng Nông nghiệp và Phát trển nông thôn huyện Văn Yên đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên triển khai thực hiện Dự án: “Xây dựng và phát triển mô hình chuyển đổi tăng vụ từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu đỗ ở vùng Trung du, miền núi Phía Bắc”.
Dự án được triển khai tại 2 xã của huyện Văn Yên là xã Yên
Phú và Đông An, với quy mô 20 ha ngô và 10 ha lạc với sự tham gia của 60 hộ. Các
địa điểm mô hình được quy hoạch tập trung, giao thông thuận lợi để tiện cho
việc kiểm tra, chăm sóc, theo dõi và là những diện tích đất lúa kém hiệu quả
không chủ động về nguồn nước. Trong quá trình triển
khai các hộ dân được tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện thâm canh ngô, lạc
đúng quy trình. Bên cạnh đó, dự án đã đầu tư xây dựng thành công
mô hình máy làm đất phục vụ cho sản xuất tại địa phương .
Để dự án đạt hiệu
quả cao, ngay từ đầu vụ Xuân 2016, phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện đã phối hợp cùng UBND xã Yên Phú và UBND xã Đông An đã triển
khai chọn các hộ gia đình tham gia. Cử cán bộ khuyến nông viên cơ sở thường
xuyên tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và trực tiếp làm cùng các hộ dân theo phương
thức cầm tay chỉ việc. Bên cạnh được hướng dẫn về kỹ thuật, các hộ dân tham gia
dự án được Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hỗ trợ 100% lượng giống ngô, lạc
và 50% lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Mô hình trồng lạc
trên đất lúa kém hiệu quả có quy mô 10 ha với 20 hộ tham gia, trong đó xã Yên
Phú 5 ha, xã Đông An 5 ha, sử dụng giống lạc L14. Thời điểm gieo hạt vào trung
tuần tháng 2/2016, thời gian thu hoạch vào cuối tháng 6/2016. Năng suất đạt 115
kg - 135 kg lạc củ khô/sào/vụ, tương đương 32,2 tạ/ha/vụ. Ước tính hiệu quả
kinh tế sau khi trừ chi phí đầu tư phân bón cho thu nhập trên 64 triệu đồng/ha,
gấp nhiều lần so với canh tác lúa trên diện tích đất ruộng kém hiệu quả do
không chủ động được nguồn nước. Ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn 5 xã Yên Phú là một trong những hộ được
tham gia dự án cho biết: Gia đình có 6 sào ruộng nước cấy lúa, thì 3 sào ở cuối
đồng nên thường xuyên khô hạn, phần lớn trông vào nước trời tự nhiên do đó năng
suất rất bấp bênh, vụ nào có đủ nước thì năng suất được 2 tạ/sào, còn không chỉ
được 1 tạ/sào. Được chính quyền xã và cấp trên quan
tâm chọn tham gia dự án, vụ xuân năm 2016, gia đình nhà ông Vinh trồng 2
sào lạc bằng giống L14, lại được tập huấn kỹ thuật nên
lạc phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất đạt 115 kg củ khô/sào. Trừ chi phí
đầu tư, công lao động cho lãi khoảng 1 triệu đồng/sào/vụ, hiệu quả kinh tế cao
hơn so với trồng lúa trên đất ruộng hạn cùng thời điểm.
Cùng với mô hình
trồng lạc, mô hình trồng ngô trên đất lúa kém hiệu quả cũng được thực hiện song
hành tại 2 xã Đông An và Yên Phú. Mô hình có quy mô 20 ha với 40 hộ tham gia,
trong đó mỗi xã 10 ha và 20 hộ tham gia, thời gian sản xuất thực hiện từ tháng
3 đến tháng 6/2016. Giống ngô được trồng thử nghiệm là DK 6919. Đây là giống
ngô có khả năng chịu hạn tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu của địa
phương. Theo đánh giá tổng kết, mô hình cho năng suất từ 245kg - 250kg/sào/vụ,
tương đương 68 tạ - 70/ha/vụ, trừ chi phí phân bón cho thu nhập 35 triệu
đồng/ha/vụ, cao gấp 4 lần so với sản xuất lúa trong cùng thời vụ, trên cùng
chân đất. Đối với diện tích lúa kém hiệu quả thì
người nông dân sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tự cung chứ không cho lãi. Thành
công bước đầu của mô hình thâm canh ngô, lạc trên đất lúa kém hiệu quả tại 2 xã
Đông An và Yên Phú của huyện Văn Yên giúp người nông dân có cơ hội ứng dụng vào
điều kiện canh tác khác nhau, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập
trên cùng một đơn vị diện tích. Ông Ngô Quyết Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã Yên
Phú cho biết: Thông qua hiệu quả các mô hình,
bước đầu nâng cao nhận thức của người dân về tác động của khô hạn để chuyển đổi
một số cây trồng có giá trị cao thích ứng với biến đổi khí hậu và theo hướng
từng bước gắn sản xuất với thị trường; Chuyển đổi tập quán canh tác lạc hậu
theo lối truyền thống qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, giống mới, nâng cao giá
trị thu nhập gia tăng của sản phẩm hàng hóa làm ra. Tạo công ăn việc làm mới
cho nhiều lao động, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người
dân địa phương.
Trong thời gian tới, huyện Văn Yên sẽ tiếp tục nhân
rộng mô hình ra các địa phương khác,
giúp bà con nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần
tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới và góp phần
thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững của huyện Văn Yên./.