Năm nào cũng vậy, chuẩn bị bước vào mùa đông là cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành và nông dân huyện Lục Yên lại tất bật với việc phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi, nhất là gia súc.
Gia đình ông Trịnh Thừa Vạn ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên dự trữ rơm rạ để bổ sung thức ăn cho đàn trâu trong mùa giá rét.
Đã thành thông lệ, cứ vào vụ đông, gia đình ông Nông Văn Dần ở thôn Giáp Cang, xã Khai Trung lại tập trung hơn cho việc chăm bón gần 1 mẫu cỏ voi, vì đây là nguồn thức ăn quan trọng cho đàn trâu, bò hơn một chục con của ông.
Cùng với diện cỏ voi, ông Dần còn tích trữ một số lượng lớn rơm rạ từ lúc gặt lúa mùa, rồi chuẩn bị hơn 3 tạ ngô hạt để bổ sung cho gia súc trong những ngày giá rét. Chăn nuôi trâu, bò đã lâu năm, nhưng trước đây, ông Dần thường thả cho chúng ở trong rừng quanh năm.
Thấy trâu, bò không được béo tốt, lớn nhanh, đặc biệt vào mùa đông, một số gia đình khác đã có trâu, bò bị chết rét, nên ông Dần đã quyết định đưa chúng về nhà nuôi nhốt theo phương thức bán công nghiệp. Ông Dần cho biết: “Vào mùa đông, tôi phải che chắn chuồng trại, chế độ thức ăn xanh, khô, thức ăn tinh bột cũng phải đảm bảo; quan trọng hơn là vấn đề phòng dịch bệnh phải được chủ động”.
Cũng giống như bà con ở xã Khai Trung, thời gian này, người dân ở xã vùng cao Tân Phượng cũng đang dành thời gian chăm sóc đàn vật nuôi của mình. Gia đình ông Trịnh Thừa Vạn ở thôn Bỏ Mi 1 nuôi 9 con trâu. Mấy ngày vừa qua, gia đình ông Vạn đang củng cố lại chuồng nuôi, lều chứa rơm, rồi chăm sóc 5 sào cỏ voi để đề phòng rét đậm trước và sau tết sẽ đủ thức ăn và bảo đảm đủ ấm cho đàn trâu. Ông Vạn chia sẻ: “Cũng như mọi năm, tôi phải chuẩn bị thật nhiều rơm, trồng thêm cỏ voi để cho trâu ăn những ngày rét đậm rét hại. Ngoài ra, tôi còn bổ sung cho trâu ăn thêm sắn, muối”.
Vụ đông năm ngoái, xã Tân Phượng có 5 con trâu bị chết, nhưng tất cả đều là trâu già yếu hoặc con non có sức đề kháng thấp. Để tránh lặp lại thiệt hại đó và bảo vệ tốt đàn gia súc có hơn 2.500 con, gia cầm có 8.500 con, năm nay UBND xã đã chỉ đạo bà con tích trữ rơm rạ, tăng cường trồng cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn khi giá rét, phối hợp với cán bộ khuyến nông địa bàn tổ chức các lớp tập huấn cho bà con biết cách che chắn chuồng trại, cách dự trữ thức ăn, chăm sóc vật nuôi lúc giá rét.
Ông Triệu Tiến Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phượng cho biết: “Ngay khi gặt lúa vụ mùa, xã đã vận động bà con dự trữ hết phần rơm rạ. Hiện nay, xã đang tập trung hướng dẫn bà con che chắn chuồng trại để bảo vệ đàn trâu, bò khi nhiệt độ xuống thấp và cho gia súc uống thêm nước ấm pha muối…”.
Rút kinh nghiệm từ mùa đông năm ngoái, khi bà con thấy trời không còn rét nữa, đã sử dụng hết thức ăn dự trữ. Đến tháng 2 lại có thêm đợt rét, dẫn đến trâu, bò bị thiếu thức ăn, nên năm nay huyện Lục Yên chủ trương chỉ đạo bà con không nên chủ quan vì biến đổi khí hậu có thể gây ra những đợt rét bất thường không theo quy luật thời tiết. Đặc biệt, Trạm Khuyến nông huyện đã tăng cường hướng dẫn bà con cách phòng tránh đói, rét cho gia súc, chủ động tiêm phòng để gia súc đủ sức chống chịu với dịch bệnh.
Hiện nay, huyện Lục Yên có trên 18.900 con trâu, bò, 89.000 con lợn, trên 200.000 gia cầm. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại đối với đàn vật nuôi trong vụ đông xuân 2016 - 2017, UBND huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và UBND các xã, thị trấn triển khai các biện pháp chủ động phòng chống đói rét cho gia súc.
Từ huyện tới xã đều xây dựng và kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống đói rét và dịch bệnh cho gia súc; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo. Đối với các phòng, ban của huyện được giao phụ trách xã, thị trấn, phải trực tiếp xuống cơ sở để phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn triển khai cụ thể các biện pháp phòng chống đói rét đối với gia súc.
Với sự vào cuộc mạnh mẽ từ huyện đến cơ sở và ý thức chủ động của người dân trong công tác phòng, chống đói rét cho vật nuôi, vụ đông năm nay, ngành chăn nuôi của huyện Lục Yên chắc chắn sẽ hạn chế tối đa thiệt hại. Điều này, không chỉ giảm được thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn có tác động tích cực đến việc phát triển đàn gia súc nói riêng, phát triển chăn nuôi nói chung trên địa bàn huyện.
2445 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm nào cũng vậy, chuẩn bị bước vào mùa đông là cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành và nông dân huyện Lục Yên lại tất bật với việc phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi, nhất là gia súc.Đã thành thông lệ, cứ vào vụ đông, gia đình ông Nông Văn Dần ở thôn Giáp Cang, xã Khai Trung lại tập trung hơn cho việc chăm bón gần 1 mẫu cỏ voi, vì đây là nguồn thức ăn quan trọng cho đàn trâu, bò hơn một chục con của ông.
Cùng với diện cỏ voi, ông Dần còn tích trữ một số lượng lớn rơm rạ từ lúc gặt lúa mùa, rồi chuẩn bị hơn 3 tạ ngô hạt để bổ sung cho gia súc trong những ngày giá rét. Chăn nuôi trâu, bò đã lâu năm, nhưng trước đây, ông Dần thường thả cho chúng ở trong rừng quanh năm.
Thấy trâu, bò không được béo tốt, lớn nhanh, đặc biệt vào mùa đông, một số gia đình khác đã có trâu, bò bị chết rét, nên ông Dần đã quyết định đưa chúng về nhà nuôi nhốt theo phương thức bán công nghiệp. Ông Dần cho biết: “Vào mùa đông, tôi phải che chắn chuồng trại, chế độ thức ăn xanh, khô, thức ăn tinh bột cũng phải đảm bảo; quan trọng hơn là vấn đề phòng dịch bệnh phải được chủ động”.
Cũng giống như bà con ở xã Khai Trung, thời gian này, người dân ở xã vùng cao Tân Phượng cũng đang dành thời gian chăm sóc đàn vật nuôi của mình. Gia đình ông Trịnh Thừa Vạn ở thôn Bỏ Mi 1 nuôi 9 con trâu. Mấy ngày vừa qua, gia đình ông Vạn đang củng cố lại chuồng nuôi, lều chứa rơm, rồi chăm sóc 5 sào cỏ voi để đề phòng rét đậm trước và sau tết sẽ đủ thức ăn và bảo đảm đủ ấm cho đàn trâu. Ông Vạn chia sẻ: “Cũng như mọi năm, tôi phải chuẩn bị thật nhiều rơm, trồng thêm cỏ voi để cho trâu ăn những ngày rét đậm rét hại. Ngoài ra, tôi còn bổ sung cho trâu ăn thêm sắn, muối”.
Vụ đông năm ngoái, xã Tân Phượng có 5 con trâu bị chết, nhưng tất cả đều là trâu già yếu hoặc con non có sức đề kháng thấp. Để tránh lặp lại thiệt hại đó và bảo vệ tốt đàn gia súc có hơn 2.500 con, gia cầm có 8.500 con, năm nay UBND xã đã chỉ đạo bà con tích trữ rơm rạ, tăng cường trồng cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn khi giá rét, phối hợp với cán bộ khuyến nông địa bàn tổ chức các lớp tập huấn cho bà con biết cách che chắn chuồng trại, cách dự trữ thức ăn, chăm sóc vật nuôi lúc giá rét.
Ông Triệu Tiến Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phượng cho biết: “Ngay khi gặt lúa vụ mùa, xã đã vận động bà con dự trữ hết phần rơm rạ. Hiện nay, xã đang tập trung hướng dẫn bà con che chắn chuồng trại để bảo vệ đàn trâu, bò khi nhiệt độ xuống thấp và cho gia súc uống thêm nước ấm pha muối…”.
Rút kinh nghiệm từ mùa đông năm ngoái, khi bà con thấy trời không còn rét nữa, đã sử dụng hết thức ăn dự trữ. Đến tháng 2 lại có thêm đợt rét, dẫn đến trâu, bò bị thiếu thức ăn, nên năm nay huyện Lục Yên chủ trương chỉ đạo bà con không nên chủ quan vì biến đổi khí hậu có thể gây ra những đợt rét bất thường không theo quy luật thời tiết. Đặc biệt, Trạm Khuyến nông huyện đã tăng cường hướng dẫn bà con cách phòng tránh đói, rét cho gia súc, chủ động tiêm phòng để gia súc đủ sức chống chịu với dịch bệnh.
Hiện nay, huyện Lục Yên có trên 18.900 con trâu, bò, 89.000 con lợn, trên 200.000 gia cầm. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại đối với đàn vật nuôi trong vụ đông xuân 2016 - 2017, UBND huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và UBND các xã, thị trấn triển khai các biện pháp chủ động phòng chống đói rét cho gia súc.
Từ huyện tới xã đều xây dựng và kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống đói rét và dịch bệnh cho gia súc; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo. Đối với các phòng, ban của huyện được giao phụ trách xã, thị trấn, phải trực tiếp xuống cơ sở để phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn triển khai cụ thể các biện pháp phòng chống đói rét đối với gia súc.
Với sự vào cuộc mạnh mẽ từ huyện đến cơ sở và ý thức chủ động của người dân trong công tác phòng, chống đói rét cho vật nuôi, vụ đông năm nay, ngành chăn nuôi của huyện Lục Yên chắc chắn sẽ hạn chế tối đa thiệt hại. Điều này, không chỉ giảm được thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn có tác động tích cực đến việc phát triển đàn gia súc nói riêng, phát triển chăn nuôi nói chung trên địa bàn huyện.