Với trên 1.600 ha cam, quýt, huyện Văn Chấn là địa phương có vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất tỉnh. Để hướng tới nền sản xuất an toàn giúp cam Văn Chấn vươn tới những thị trường lớn, thời gian qua, Văn Chấn tập trung đưa các giống tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để đa dạng cơ cấu giống, mở rộng diện tích canh tác áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Nông dân Văn Chấn thu hoạch cam.
Năm 2015, huyện Văn Chấn mới có 1.045 ha cây cam, quýt đa phần là các giống chín chính vụ như: cam đường canh; cam sành, cam sen. Từ năm 2016, thực hiện đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Chấn tập trung mở rộng diện tích cam quýt tại 9 xã, thị trấn vùng ngoài.
Các hộ tham gia đề án, bên cạnh việc được hỗ trợ 100% cây giống còn được tiếp cận với các giống cam tiến bộ kỹ thuật, có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng như cam V2; cam Vinh (CS1), cam xã đoài với mục đích là đa dạng cơ cấu giống cam, giải thời vụ chín để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tính riêng trong 2 năm 2016 và 2017, huyện đã trồng mới 572,42 ha. Đến nay, toàn huyện Văn Chấn đã có hơn 1.600 ha cam, quýt với 6 giống chính, tập trung chủ yếu ở các xã Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La và thị trấn Nông trường Trần Phú.
Trong đó, có trên 800 ha đang cho thu hoạch với năng suất trung bình 12 - 15 tấn/ha/năm, sản lượng đạt trên 8.000 tấn, hàng năm cho doanh thu trên 200 tỷ đồng. Nhờ trồng cam, quýt mà nhiều hộ đã thoát khỏi đói nghèo trở thành tỷ phú, thu nhập bình quân từ vườn cam từ 500 - 800 triệu/năm.
Gia đình chị Nguyễn Thị Chung ở xã Minh An có 3ha cam sành, cam đường canh và quýt sen. Chị Chung cho biết: "Từ trồng cam, nhiều gia đình trong thôn, xã có cuộc sống khá giả hơn. Mỗi năm, trừ chi phí gia đình tôi thu về từ 500 đến 700 triệu đồng”.
Cũng như chị Chung, gia đình anh Dương Kim Phúc cùng xã Minh An vụ cam vừa rồi thu hoạch được trên 4 tấn, thu về hơn 400 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập đáng kể với gia đình anh Phúc cũng như các gia đình trồng cam khác trong xã.
Anh Dương Kim Phúc cho biết: "Để phát triển kinh tế bền vững từ cây cam, gia đình tôi thường xuyên học hỏi kỹ thuật chiết, cấy ghép cam để trồng thay thế những cây cam già cỗi hoặc bị sâu bệnh hại cho sản lượng và chất lượng quả thấp; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Từ đó, tạo uy tín với khách hàng, giữ vững thương hiệu cam Văn Chấn trên thị trường tiêu thụ”.
Bên cạnh đa dạng hoá cơ cấu giống, để nâng cao chất lượng vùng sản xuất cây ăn quả có múi, ngoài việc định hướng cho các hộ trồng cam sản xuất theo quy mô tập trung, áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: tăng cường sử dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến chăm sóc, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vô cơ, đặc biệt là thuốc trừ cỏ chuyển sang sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, sử dụng bẫy bả sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học…
Huyện phối hợp với các đơn vị, các hộ sản xuất để xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn VietGAP. Năm 2015, xây dựng được 1 mô hình VietGAP với 5 hộ tham gia, diện tích thực hiện 6,8 ha. Sản phẩm từ mô hình đã được thị trường đón nhận, tiêu thụ ổn định và giá cao hơn giá bình quân của thị trường từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Năm 2017, sản phẩm cam quả từ mô hình này bước đầu tiếp cận các thị trường có giá trị và chất lượng cao như chuỗi siêu thị Vinmart với sản lượng đạt khoảng 30 tấn, giá trị trên 550 triệu đồng. Dựa trên những kết quả đạt được, năm 2017 huyện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm tiến hành triển khai thực hiện dự án xây dựng mô hình liên kết sản xuất cam theo chuỗi giá trị và đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 10 ha.
Ngoài ra, để có thị trường tiêu thụ ổn định và tiến tới hình thành liên kết chuỗi giá trị, năm 2016 huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn với 491 hộ tham gia thực hiện sử dụng tem, nhãn để dán cho sản phẩm cam quả.
Huyện đã định hướng, khuyến khích thành lập các hợp tác xã ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Trong năm 2017, đã thành lập mới được 4 hợp tác xã chuyên về dịch vụ và sản xuất cây ăn quả. Đây là các đầu mối để liên kết các hộ sản xuất cây cam, quýt trong quá trình sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, sự ổn định trên thị trường trong tiêu thụ sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng và giá trị vùng cây ăn quả có múi, thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án phát triển vùng cây ăn quả để hình thành vùng sản xuất tập trung; áp dụng đồng bộ các biện pháp tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất để đa dạng cơ cấu giống, thời vụ chín; mở rộng diện tích canh tác áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP; mời gọi và tăng cường liên kết trong sản xuất để hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất; sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn để tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý.
2090 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với trên 1.600 ha cam, quýt, huyện Văn Chấn là địa phương có vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất tỉnh. Để hướng tới nền sản xuất an toàn giúp cam Văn Chấn vươn tới những thị trường lớn, thời gian qua, Văn Chấn tập trung đưa các giống tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để đa dạng cơ cấu giống, mở rộng diện tích canh tác áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2015, huyện Văn Chấn mới có 1.045 ha cây cam, quýt đa phần là các giống chín chính vụ như: cam đường canh; cam sành, cam sen. Từ năm 2016, thực hiện đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Chấn tập trung mở rộng diện tích cam quýt tại 9 xã, thị trấn vùng ngoài.
Các hộ tham gia đề án, bên cạnh việc được hỗ trợ 100% cây giống còn được tiếp cận với các giống cam tiến bộ kỹ thuật, có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng như cam V2; cam Vinh (CS1), cam xã đoài với mục đích là đa dạng cơ cấu giống cam, giải thời vụ chín để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tính riêng trong 2 năm 2016 và 2017, huyện đã trồng mới 572,42 ha. Đến nay, toàn huyện Văn Chấn đã có hơn 1.600 ha cam, quýt với 6 giống chính, tập trung chủ yếu ở các xã Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La và thị trấn Nông trường Trần Phú.
Trong đó, có trên 800 ha đang cho thu hoạch với năng suất trung bình 12 - 15 tấn/ha/năm, sản lượng đạt trên 8.000 tấn, hàng năm cho doanh thu trên 200 tỷ đồng. Nhờ trồng cam, quýt mà nhiều hộ đã thoát khỏi đói nghèo trở thành tỷ phú, thu nhập bình quân từ vườn cam từ 500 - 800 triệu/năm.
Gia đình chị Nguyễn Thị Chung ở xã Minh An có 3ha cam sành, cam đường canh và quýt sen. Chị Chung cho biết: "Từ trồng cam, nhiều gia đình trong thôn, xã có cuộc sống khá giả hơn. Mỗi năm, trừ chi phí gia đình tôi thu về từ 500 đến 700 triệu đồng”.
Cũng như chị Chung, gia đình anh Dương Kim Phúc cùng xã Minh An vụ cam vừa rồi thu hoạch được trên 4 tấn, thu về hơn 400 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập đáng kể với gia đình anh Phúc cũng như các gia đình trồng cam khác trong xã.
Anh Dương Kim Phúc cho biết: "Để phát triển kinh tế bền vững từ cây cam, gia đình tôi thường xuyên học hỏi kỹ thuật chiết, cấy ghép cam để trồng thay thế những cây cam già cỗi hoặc bị sâu bệnh hại cho sản lượng và chất lượng quả thấp; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Từ đó, tạo uy tín với khách hàng, giữ vững thương hiệu cam Văn Chấn trên thị trường tiêu thụ”.
Bên cạnh đa dạng hoá cơ cấu giống, để nâng cao chất lượng vùng sản xuất cây ăn quả có múi, ngoài việc định hướng cho các hộ trồng cam sản xuất theo quy mô tập trung, áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: tăng cường sử dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến chăm sóc, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vô cơ, đặc biệt là thuốc trừ cỏ chuyển sang sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, sử dụng bẫy bả sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học…
Huyện phối hợp với các đơn vị, các hộ sản xuất để xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn VietGAP. Năm 2015, xây dựng được 1 mô hình VietGAP với 5 hộ tham gia, diện tích thực hiện 6,8 ha. Sản phẩm từ mô hình đã được thị trường đón nhận, tiêu thụ ổn định và giá cao hơn giá bình quân của thị trường từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Năm 2017, sản phẩm cam quả từ mô hình này bước đầu tiếp cận các thị trường có giá trị và chất lượng cao như chuỗi siêu thị Vinmart với sản lượng đạt khoảng 30 tấn, giá trị trên 550 triệu đồng. Dựa trên những kết quả đạt được, năm 2017 huyện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm tiến hành triển khai thực hiện dự án xây dựng mô hình liên kết sản xuất cam theo chuỗi giá trị và đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 10 ha.
Ngoài ra, để có thị trường tiêu thụ ổn định và tiến tới hình thành liên kết chuỗi giá trị, năm 2016 huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn với 491 hộ tham gia thực hiện sử dụng tem, nhãn để dán cho sản phẩm cam quả.
Huyện đã định hướng, khuyến khích thành lập các hợp tác xã ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Trong năm 2017, đã thành lập mới được 4 hợp tác xã chuyên về dịch vụ và sản xuất cây ăn quả. Đây là các đầu mối để liên kết các hộ sản xuất cây cam, quýt trong quá trình sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, sự ổn định trên thị trường trong tiêu thụ sản phẩm.
Để nâng cao chất lượng và giá trị vùng cây ăn quả có múi, thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án phát triển vùng cây ăn quả để hình thành vùng sản xuất tập trung; áp dụng đồng bộ các biện pháp tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất để đa dạng cơ cấu giống, thời vụ chín; mở rộng diện tích canh tác áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP; mời gọi và tăng cường liên kết trong sản xuất để hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất; sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn để tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý.