Tính riêng năm 2017, UBND huyện đã chỉ đạo phối hợp với Sở Công thương tổ chức 2 đợt hội chợ quy mô cấp huyện gắn với các lễ hội đầu năm như Lễ hội đền Đông Cuông, Lễ hội Festival quế Văn Yên.
Hội chợ là dịp để huyện Văn Yên đưa hàng Việt về gần hơn với nông thôn (ảnh minh hoạ).
Văn Yên có nhiều thuận lợi về giao thương với đường thủy, đường sắt, đường bộ, đặc biệt là tuyến đường cao tốc dài hơn 60 km chạy qua. Hơn nữa, mấy năm trở lại đây đường sá thuận tiện, giao thương hàng hóa đã có thể đến được tất cả các xã trong huyện, đời sống người dân được nâng cao nên việc mua bán cũng có phần sôi động hơn.
Hiện tại, ngoài chợ chính ở trung tâm thị trấn Mậu A thì trên địa bàn huyện còn có 17 điểm chợ phiên với gần 1.000 điểm buôn bán kinh doanh vừa và nhỏ, hàng trăm thương nhân kinh doanh với lượng hàng hóa được giao thương khá phong phú. Theo báo cáo của UBND huyện Văn Yên, năm 2016 tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn huyện là 936 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên trên 1.077 tỷ đồng.
Do vậy, để Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đạt hiệu quả cao, huyện đã sớm kiện toàn Ban Chỉ đạo, công tác tuyên truyền nội dung Cuộc vận động đến người dân được quan tâm. Cùng với đó, địa phương làm tốt công tác phòng, chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài hình thức tuyên truyền trực tiếp, các cấp, ngành còn lồng ghép nội dung Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tuyên truyền tại các cuộc họp thôn, bản, tổ dân phố, các chương trình hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Hàng năm UBND huyện Văn Yên đều chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xây dựng kế hoạch đưa hàng Việt về nông thôn thông qua việc tổ chức các hội chợ thương mại. Tính riêng năm 2017, UBND huyện đã chỉ đạo phối hợp với Sở Công thương tổ chức 2 đợt hội chợ quy mô cấp huyện gắn với các lễ hội đầu năm như Lễ hội đền Đông Cuông, Lễ hội Festival quế Văn Yên.
Mỗi hội chợ có ít nhất 40 gian hàng là những mặt hàng từ nông, lâm sản thực phẩm đến đồ may mặc gia dụng của Việt Nam được giới thiệu đến đông đảo nhân dân; tham gia Hội chợ Tây Bắc để giới thiệu các sản phẩm chủ lực của địa phương đến đông đảo người dân trên mọi miền Tổ quốc.
UBND huyện cũng phối hợp với các sở, ngành của tỉnh đăng ký chỉ dẫn địa lý cây quế ra phạm vi thế giới để bảo hộ độc quyền sản phẩm quế của địa phương; chỉ đạo các doanh nghiệp đóng trên địa bàn chế biến đa dạng các sản phẩm từ quế cũng như các sản phẩm chủ lực khác của địa phương để giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, nâng tính cạnh tranh.
Đồng thời chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 4 đóng trên địa bàn huyện phối hợp với UBND các xã tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật kinh doanh thương mại và hướng dẫn nhân dân phân biệt hàng thật, hàng giả tại địa bàn các xã: An Thịnh, Đại Sơn, Xuân Ái, Lâm Giang, Đông Cuông, Châu Quế Hạ cho khoảng 300 lượt người tiêu dùng; đồng thời, chỉ đạo Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng.
Năm 2018, tại Lễ hội đền Đông Cuông đầu năm, UBND huyện cũng đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp tổ chức Hội chợ quê với trên 31 gian hàng được trưng bày để giới thiệu các sản phẩm đến với bà con nông dân.
Theo ông Hà Đức Anh – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đã nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về nội dung, ý nghĩa của cuộc vận động, từng bước hình thành thói quen trong văn hóa tiêu dùng hàng Việt của người dân. Cuộc vận động còn góp phần kích thích sản xuất, nâng tầm cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Việt.
"Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng mở rộng kênh phân phối sản phẩm hàng hóa do Việt Nam sản xuất ra thị trường. Vào dịp lễ, tết, các doanh nghiệp, người kinh doanh đã chủ động, tích cực đưa hàng Việt về nông thôn; đẩy mạnh các chương trình kích cầu tiêu dùng, như giảm giá, quảng bá sản phẩm đặc hữu, đặc sản của địa phương” - ông Hà Đức Anh nói.
Có thể nói, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện Văn Yên thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, từng bước hình thành thói quen mua sắm, sử dụng hàng Việt của người dân trên địa bàn; nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Thông qua đó, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đầu tư chiều sâu, mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, nhất là ở thị trường nông thôn.
1329 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tính riêng năm 2017, UBND huyện đã chỉ đạo phối hợp với Sở Công thương tổ chức 2 đợt hội chợ quy mô cấp huyện gắn với các lễ hội đầu năm như Lễ hội đền Đông Cuông, Lễ hội Festival quế Văn Yên.
Văn Yên có nhiều thuận lợi về giao thương với đường thủy, đường sắt, đường bộ, đặc biệt là tuyến đường cao tốc dài hơn 60 km chạy qua. Hơn nữa, mấy năm trở lại đây đường sá thuận tiện, giao thương hàng hóa đã có thể đến được tất cả các xã trong huyện, đời sống người dân được nâng cao nên việc mua bán cũng có phần sôi động hơn.
Hiện tại, ngoài chợ chính ở trung tâm thị trấn Mậu A thì trên địa bàn huyện còn có 17 điểm chợ phiên với gần 1.000 điểm buôn bán kinh doanh vừa và nhỏ, hàng trăm thương nhân kinh doanh với lượng hàng hóa được giao thương khá phong phú. Theo báo cáo của UBND huyện Văn Yên, năm 2016 tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn huyện là 936 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên trên 1.077 tỷ đồng.
Do vậy, để Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đạt hiệu quả cao, huyện đã sớm kiện toàn Ban Chỉ đạo, công tác tuyên truyền nội dung Cuộc vận động đến người dân được quan tâm. Cùng với đó, địa phương làm tốt công tác phòng, chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài hình thức tuyên truyền trực tiếp, các cấp, ngành còn lồng ghép nội dung Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, tuyên truyền tại các cuộc họp thôn, bản, tổ dân phố, các chương trình hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Hàng năm UBND huyện Văn Yên đều chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xây dựng kế hoạch đưa hàng Việt về nông thôn thông qua việc tổ chức các hội chợ thương mại. Tính riêng năm 2017, UBND huyện đã chỉ đạo phối hợp với Sở Công thương tổ chức 2 đợt hội chợ quy mô cấp huyện gắn với các lễ hội đầu năm như Lễ hội đền Đông Cuông, Lễ hội Festival quế Văn Yên.
Mỗi hội chợ có ít nhất 40 gian hàng là những mặt hàng từ nông, lâm sản thực phẩm đến đồ may mặc gia dụng của Việt Nam được giới thiệu đến đông đảo nhân dân; tham gia Hội chợ Tây Bắc để giới thiệu các sản phẩm chủ lực của địa phương đến đông đảo người dân trên mọi miền Tổ quốc.
UBND huyện cũng phối hợp với các sở, ngành của tỉnh đăng ký chỉ dẫn địa lý cây quế ra phạm vi thế giới để bảo hộ độc quyền sản phẩm quế của địa phương; chỉ đạo các doanh nghiệp đóng trên địa bàn chế biến đa dạng các sản phẩm từ quế cũng như các sản phẩm chủ lực khác của địa phương để giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, nâng tính cạnh tranh.
Đồng thời chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 4 đóng trên địa bàn huyện phối hợp với UBND các xã tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật kinh doanh thương mại và hướng dẫn nhân dân phân biệt hàng thật, hàng giả tại địa bàn các xã: An Thịnh, Đại Sơn, Xuân Ái, Lâm Giang, Đông Cuông, Châu Quế Hạ cho khoảng 300 lượt người tiêu dùng; đồng thời, chỉ đạo Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng.
Năm 2018, tại Lễ hội đền Đông Cuông đầu năm, UBND huyện cũng đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp tổ chức Hội chợ quê với trên 31 gian hàng được trưng bày để giới thiệu các sản phẩm đến với bà con nông dân.
Theo ông Hà Đức Anh – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đã nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về nội dung, ý nghĩa của cuộc vận động, từng bước hình thành thói quen trong văn hóa tiêu dùng hàng Việt của người dân. Cuộc vận động còn góp phần kích thích sản xuất, nâng tầm cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Việt.
"Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng mở rộng kênh phân phối sản phẩm hàng hóa do Việt Nam sản xuất ra thị trường. Vào dịp lễ, tết, các doanh nghiệp, người kinh doanh đã chủ động, tích cực đưa hàng Việt về nông thôn; đẩy mạnh các chương trình kích cầu tiêu dùng, như giảm giá, quảng bá sản phẩm đặc hữu, đặc sản của địa phương” - ông Hà Đức Anh nói.
Có thể nói, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn huyện Văn Yên thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, từng bước hình thành thói quen mua sắm, sử dụng hàng Việt của người dân trên địa bàn; nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Thông qua đó, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đầu tư chiều sâu, mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, nhất là ở thị trường nông thôn.