Với phương châm “Chủ động, thận trọng, chặt chẽ” gắn với quy hoạch, đảm bảo tính hệ thống, tích cực và phát huy hiệu quả, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã lựa chọn một số cán bộ cấp huyện có năng lực, triển vọng điều động lên công tác ở các phòng, ban của tỉnh, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận cho các chức danh chủ chốt ở những đơn vị này.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà nắm bắt tình hình triển khai các dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh tại huyện Trấn Yên.
Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng lựa chọn một số cán bộ, trưởng, phó các phòng, ban chuyên môn, đoàn thể của tỉnh điều động về các huyện, thị, thành phố nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, từng bước xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Quy trình thực hiện cán bộ luân chuyển được kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng và tổ chức; coi trọng công tác tư tưởng khi có yêu cầu luân chuyển. Cán bộ luân chuyển được trao đổi thông suốt về chủ trương, thống nhất về tư tưởng để tự giác chấp hành, thực hiện quyết định điều động, luân chuyển của tổ chức. Từ năm 2010 đến nay, công tác luân chuyển cán bộ (LCCB) của tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, từng bước đi vào nền nếp, tạo động lực mới trong công tác cán bộ.
Sau thời gian luân chuyển, đa số cán bộ đã trưởng thành trong môi trường công tác mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đề bạt, bổ nhiệm các chức vụ khác cao hơn, phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ.
Đã có 160 lượt cán bộ được điều động, luân chuyển trong nhiệm kỳ vừa qua, trong đó luân chuyển từ tỉnh về huyện, thị, thành phố 25 đồng chí; luân chuyển từ huyện, thị, thành phố về tỉnh 17 đồng chí; luân chuyển từ huyện này sang huyện khác 2 đồng chí; luân chuyển từ ngành này sang ngành khác 13 đồng chí; luân chuyển từ huyện, thị, thành phố về xã, phường, thị trấn 68 đồng chí; luân chuyển từ xã, phường, thị trấn về huyện, thị, thành phố 9 đồng chí và luân chuyển từ xã này sang xã khác là 18 đồng chí.
Có thể nói, công tác LCCB của tỉnh đã có tác động tích cực đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các địa phương có cán bộ luân chuyển đến đều có chuyển biến rõ nét, khắc phục được nhiều yếu kém, trì trệ trước đây. Kinh tế địa phương tiếp tục ổn định và phát triển; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt; từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, củng cố các cơ sở Đảng yếu kém, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày thêm vững mạnh.
Nhìn chung, cán bộ được lựa chọn để luân chuyển đều đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Đặc biệt, trong thời gian luân chuyển đều phát huy được năng lực, sở trường công tác, khắc phục khó khăn, nỗ lực rèn luyện, tích cực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều đồng chí sau khi luân chuyển, hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được đề bạt, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn.
Là một trong số cán bộ trẻ được luân chuyển khá nhiều vị trí công tác, song ở vị trí nào, đồng chí Nguyễn Đình Chiến cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ.
Năm 2009, đồng chí được luân chuyển từ vị trí Phó Văn phòng Tỉnh ủy về làm Phó chủ tịch UBND huyện Lục Yên. Đến năm 2011, tiếp tục được luân chuyển về làm Phó Giám đốc Sở Công Thương và cuối tháng 12/2016 được Tỉnh ủy điều động về giữ cương vị Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên.
Đồng chí Nguyễn Đình Chiến tâm sự: "Trước đây, tôi công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy, khi được điều động lên huyện Lục Yên, ban đầu cảm thấy lo lắng, băn khoăn vì vị trí mới, trách nhiệm mới, địa bàn, con người, việc làm đều mới. Song, khi về cơ sở, được các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy và anh em cán bộ giúp đỡ, tạo điều kiện, tôi đã có thêm thực tế, kinh nghiệm để trưởng thành. Đặc biệt, chính nhờ thời gian công tác ở huyện, rồi ở Sở Công Thương đã giúp tôi học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý lãnh đạo, chỉ đạo điều hành".
Đồng chí Phạm Minh Phương - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lục Yên khẳng định: “Nếu coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì công tác cán bộ chính là khâu then chốt, là mắt xích quan trọng của nhiệm vụ then chốt ấy. Vì vậy, công tác LCCB ở Lục Yên được cấp ủy luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng quy trình, đánh giá cán bộ bảo đảm nguyên tắc, theo phương án quy hoạch “động và mở”, từng bước khắc phục tình trạng khép kín trong công tác cán bộ; quan tâm quy hoạch tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số".
Được biết, để làm tốt công tác LCCB, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Lục Yên đã tổ chức tốt việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ tại hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị Ban Chấp hành, hội nghị Ban Thường vụ. Mỗi chức danh đều quy hoạch dự nguồn từ 2 - 3 cán bộ, mỗi cán bộ quy hoạch dự nguồn 2 - 3 chức danh. Các khâu đánh giá, quy hoạch, LCCB có đổi mới, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ trước mắt và tạo nguồn cán bộ lâu dài cho địa phương.
Thực tế công tác LCCB của Yên Bái đã và đang góp phần tích cực vào việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ trong thực tiễn, tạo điều kiện để cán bộ trẻ trưởng thành và phát triển nhanh, toàn diện đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ cả trước mắt và lâu dài.
Đồng thời, giúp những đơn vị có khó khăn về cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, tạo điều kiện cho việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch cán bộ. Mặt khác, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý cán bộ, nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu, nơi thừa, nơi thiếu…Từ đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng, điều chỉnh quy hoạch cán bộ sát, đúng tình hình và đòi hỏi thực tiễn công việc, từng bước khắc phục tình trạng, tư tưởng cục bộ địa phương, khép kín trong công tác cán bộ.
Phần lớn cán bộ được luân chuyển đều phấn khởi, yên tâm công tác và đồng thuận với chủ trương LCCB của tỉnh. Tại đơn vị công tác mới, hầu hết cán bộ nhanh chóng tiếp cận công việc, phát huy năng lực, sở trường công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, có phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và toàn diện hơn. Nhiều đồng chí đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhận được sự ủng hộ của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư được luân chuyển về làm Bí thư Huyện ủy Yên Bình từ tháng 9/2015, đồng chí Nguyễn Minh Toàn tâm sự: "Trước đây, công tác ở Sở, tôi chỉ chuyên về một nhiệm vụ. Từ khi luân chuyển về huyện đã giúp tôi hiểu thêm rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Ví như, để ra được một nghị quyết hợp lòng dân, đi vào cuộc sống của nhân dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ phải có thực tế, sát thực tế thì dân mới tin, mới nghe và làm theo".
Cũng như các huyện: Lục Yên, Yên Bình, công tác LCCB ở Văn Yên đã và đang tạo nên những nét mới, động lực mới trong công tác phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Song song với việc ưu tiên lựa chọn những cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ người dân tộc thiểu số đã được đào tạo cơ bản, có triển vọng phát triển đưa vào quy hoạch, công tác LCCB được cấp ủy huyện Văn Yên xác định là việc làm thường xuyên, cần thiết của Đảng bộ huyện.
Theo đó, cấp ủy các cấp từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng cường được cán bộ cho những cơ sở có nhu cầu cấp bách, đặc biệt là những cơ sở Đảng có vấn đề về đoàn kết nội bộ, cục bộ địa phương, dòng họ, những địa phương có cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, điều hành...
Đây thực sự là bước đột phá, góp phần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở của Văn Yên. Với cách làm đổi mới và tư duy sáng tạo trong chỉ đạo điều hành, LCCB đã trở thành việc làm thường xuyên, từng bước chấm dứt quan điểm và khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị cơ sở, đặc biệt là đối với cấp xã.
Đồng thời, phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa những biểu hiện không lành mạnh như: cô lập, gây khó khăn, làm giảm uy tín của cán bộ được điều động tới. Một ví dụ điển hình là năm 2008, tại xã Tân Hợp, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã bị kỷ luật do vi phạm nguyên tắc Đảng, tình hình chính trị - xã hội ở địa phương hết sức khó khăn, đội ngũ cán bộ cấp dưới dao động, Huyện ủy Văn Yên đã điều động đồng chí Hà Đức Anh đang giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy về làm Bí thư Đảng ủy xã.
Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, đồng chí đã phát huy được vai trò của người đứng đầu, lấy lại niềm tin của nhân dân với Đảng và xốc lại các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương bằng cách: rà soát lại quy chế làm việc của các đoàn thể, giải quyết những tồn tại, vướng mắc từ cơ sở, tổ chức đối thoại với nhân dân, giải quyết vốn vay cho hộ nghèo... nên đã nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của nhân dân các dân tộc trong xã.
Trưởng thành từ cơ sở, có thêm kiến thức và sự tích lũy về kinh nghiệm quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đã giúp đồng chí Hà Đức Anh hôm nay vững vàng và tự tin hơn trên cương vị Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên.
Nguyên nhân thành công của công tác điều động, LCCB trong thời gian qua ở Yên Bái chính là sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ luân chuyển với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.
Đặc biệt là đề ra các chủ trương, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; huy động tối đa mọi nguồn lực góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.
Được biết, để làm tốt công tác LCCB, Tỉnh ủy Yên Bái đã và đang đề ra nhiều giải pháp đột phá như: tiếp tục quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch LCCB giai đoạn và hàng năm; kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức, tạo sự nhất trí cao trong tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; lựa chọn cán bộ phù hợp, trên cơ sở có sự theo dõi, đánh giá kết quả qua thực tế công việc.
Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ luân chuyển đến, tạo điều kiện, phân công công việc hợp lý để cán bộ nhanh chóng hòa nhập, phát huy tối đa năng lực, sở trường của bản thân; quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển như: chế độ tiền lương, học tập… góp phần cải thiện đời sống, giúp cán bộ yên tâm công tác, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cách làm và tư duy sáng tạo, đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ấy của cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở của Yên Bái sẽ tạo nền tảng, động lực quan trọng giúp địa phương đạt được nhiều kết quả cao hơn trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
715 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Với phương châm “Chủ động, thận trọng, chặt chẽ” gắn với quy hoạch, đảm bảo tính hệ thống, tích cực và phát huy hiệu quả, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã lựa chọn một số cán bộ cấp huyện có năng lực, triển vọng điều động lên công tác ở các phòng, ban của tỉnh, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận cho các chức danh chủ chốt ở những đơn vị này.Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng lựa chọn một số cán bộ, trưởng, phó các phòng, ban chuyên môn, đoàn thể của tỉnh điều động về các huyện, thị, thành phố nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, từng bước xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Quy trình thực hiện cán bộ luân chuyển được kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng và tổ chức; coi trọng công tác tư tưởng khi có yêu cầu luân chuyển. Cán bộ luân chuyển được trao đổi thông suốt về chủ trương, thống nhất về tư tưởng để tự giác chấp hành, thực hiện quyết định điều động, luân chuyển của tổ chức. Từ năm 2010 đến nay, công tác luân chuyển cán bộ (LCCB) của tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, từng bước đi vào nền nếp, tạo động lực mới trong công tác cán bộ.
Sau thời gian luân chuyển, đa số cán bộ đã trưởng thành trong môi trường công tác mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đề bạt, bổ nhiệm các chức vụ khác cao hơn, phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ.
Đã có 160 lượt cán bộ được điều động, luân chuyển trong nhiệm kỳ vừa qua, trong đó luân chuyển từ tỉnh về huyện, thị, thành phố 25 đồng chí; luân chuyển từ huyện, thị, thành phố về tỉnh 17 đồng chí; luân chuyển từ huyện này sang huyện khác 2 đồng chí; luân chuyển từ ngành này sang ngành khác 13 đồng chí; luân chuyển từ huyện, thị, thành phố về xã, phường, thị trấn 68 đồng chí; luân chuyển từ xã, phường, thị trấn về huyện, thị, thành phố 9 đồng chí và luân chuyển từ xã này sang xã khác là 18 đồng chí.
Có thể nói, công tác LCCB của tỉnh đã có tác động tích cực đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các địa phương có cán bộ luân chuyển đến đều có chuyển biến rõ nét, khắc phục được nhiều yếu kém, trì trệ trước đây. Kinh tế địa phương tiếp tục ổn định và phát triển; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt; từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, củng cố các cơ sở Đảng yếu kém, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày thêm vững mạnh.
Nhìn chung, cán bộ được lựa chọn để luân chuyển đều đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Đặc biệt, trong thời gian luân chuyển đều phát huy được năng lực, sở trường công tác, khắc phục khó khăn, nỗ lực rèn luyện, tích cực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều đồng chí sau khi luân chuyển, hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được đề bạt, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn.
Là một trong số cán bộ trẻ được luân chuyển khá nhiều vị trí công tác, song ở vị trí nào, đồng chí Nguyễn Đình Chiến cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ.
Năm 2009, đồng chí được luân chuyển từ vị trí Phó Văn phòng Tỉnh ủy về làm Phó chủ tịch UBND huyện Lục Yên. Đến năm 2011, tiếp tục được luân chuyển về làm Phó Giám đốc Sở Công Thương và cuối tháng 12/2016 được Tỉnh ủy điều động về giữ cương vị Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên.
Đồng chí Nguyễn Đình Chiến tâm sự: "Trước đây, tôi công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy, khi được điều động lên huyện Lục Yên, ban đầu cảm thấy lo lắng, băn khoăn vì vị trí mới, trách nhiệm mới, địa bàn, con người, việc làm đều mới. Song, khi về cơ sở, được các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy và anh em cán bộ giúp đỡ, tạo điều kiện, tôi đã có thêm thực tế, kinh nghiệm để trưởng thành. Đặc biệt, chính nhờ thời gian công tác ở huyện, rồi ở Sở Công Thương đã giúp tôi học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý lãnh đạo, chỉ đạo điều hành".
Đồng chí Phạm Minh Phương - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lục Yên khẳng định: “Nếu coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì công tác cán bộ chính là khâu then chốt, là mắt xích quan trọng của nhiệm vụ then chốt ấy. Vì vậy, công tác LCCB ở Lục Yên được cấp ủy luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng quy trình, đánh giá cán bộ bảo đảm nguyên tắc, theo phương án quy hoạch “động và mở”, từng bước khắc phục tình trạng khép kín trong công tác cán bộ; quan tâm quy hoạch tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số".
Được biết, để làm tốt công tác LCCB, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Lục Yên đã tổ chức tốt việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ tại hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị Ban Chấp hành, hội nghị Ban Thường vụ. Mỗi chức danh đều quy hoạch dự nguồn từ 2 - 3 cán bộ, mỗi cán bộ quy hoạch dự nguồn 2 - 3 chức danh. Các khâu đánh giá, quy hoạch, LCCB có đổi mới, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ trước mắt và tạo nguồn cán bộ lâu dài cho địa phương.
Thực tế công tác LCCB của Yên Bái đã và đang góp phần tích cực vào việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ trong thực tiễn, tạo điều kiện để cán bộ trẻ trưởng thành và phát triển nhanh, toàn diện đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ cả trước mắt và lâu dài.
Đồng thời, giúp những đơn vị có khó khăn về cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, tạo điều kiện cho việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch cán bộ. Mặt khác, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý cán bộ, nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu, nơi thừa, nơi thiếu…Từ đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng, điều chỉnh quy hoạch cán bộ sát, đúng tình hình và đòi hỏi thực tiễn công việc, từng bước khắc phục tình trạng, tư tưởng cục bộ địa phương, khép kín trong công tác cán bộ.
Phần lớn cán bộ được luân chuyển đều phấn khởi, yên tâm công tác và đồng thuận với chủ trương LCCB của tỉnh. Tại đơn vị công tác mới, hầu hết cán bộ nhanh chóng tiếp cận công việc, phát huy năng lực, sở trường công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, có phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và toàn diện hơn. Nhiều đồng chí đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhận được sự ủng hộ của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư được luân chuyển về làm Bí thư Huyện ủy Yên Bình từ tháng 9/2015, đồng chí Nguyễn Minh Toàn tâm sự: "Trước đây, công tác ở Sở, tôi chỉ chuyên về một nhiệm vụ. Từ khi luân chuyển về huyện đã giúp tôi hiểu thêm rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Ví như, để ra được một nghị quyết hợp lòng dân, đi vào cuộc sống của nhân dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ phải có thực tế, sát thực tế thì dân mới tin, mới nghe và làm theo".
Cũng như các huyện: Lục Yên, Yên Bình, công tác LCCB ở Văn Yên đã và đang tạo nên những nét mới, động lực mới trong công tác phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Song song với việc ưu tiên lựa chọn những cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ người dân tộc thiểu số đã được đào tạo cơ bản, có triển vọng phát triển đưa vào quy hoạch, công tác LCCB được cấp ủy huyện Văn Yên xác định là việc làm thường xuyên, cần thiết của Đảng bộ huyện.
Theo đó, cấp ủy các cấp từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng cường được cán bộ cho những cơ sở có nhu cầu cấp bách, đặc biệt là những cơ sở Đảng có vấn đề về đoàn kết nội bộ, cục bộ địa phương, dòng họ, những địa phương có cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, điều hành...
Đây thực sự là bước đột phá, góp phần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở của Văn Yên. Với cách làm đổi mới và tư duy sáng tạo trong chỉ đạo điều hành, LCCB đã trở thành việc làm thường xuyên, từng bước chấm dứt quan điểm và khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị cơ sở, đặc biệt là đối với cấp xã.
Đồng thời, phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa những biểu hiện không lành mạnh như: cô lập, gây khó khăn, làm giảm uy tín của cán bộ được điều động tới. Một ví dụ điển hình là năm 2008, tại xã Tân Hợp, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã bị kỷ luật do vi phạm nguyên tắc Đảng, tình hình chính trị - xã hội ở địa phương hết sức khó khăn, đội ngũ cán bộ cấp dưới dao động, Huyện ủy Văn Yên đã điều động đồng chí Hà Đức Anh đang giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy về làm Bí thư Đảng ủy xã.
Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, đồng chí đã phát huy được vai trò của người đứng đầu, lấy lại niềm tin của nhân dân với Đảng và xốc lại các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương bằng cách: rà soát lại quy chế làm việc của các đoàn thể, giải quyết những tồn tại, vướng mắc từ cơ sở, tổ chức đối thoại với nhân dân, giải quyết vốn vay cho hộ nghèo... nên đã nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của nhân dân các dân tộc trong xã.
Trưởng thành từ cơ sở, có thêm kiến thức và sự tích lũy về kinh nghiệm quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đã giúp đồng chí Hà Đức Anh hôm nay vững vàng và tự tin hơn trên cương vị Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên.
Nguyên nhân thành công của công tác điều động, LCCB trong thời gian qua ở Yên Bái chính là sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ luân chuyển với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.
Đặc biệt là đề ra các chủ trương, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; huy động tối đa mọi nguồn lực góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.
Được biết, để làm tốt công tác LCCB, Tỉnh ủy Yên Bái đã và đang đề ra nhiều giải pháp đột phá như: tiếp tục quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch LCCB giai đoạn và hàng năm; kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức, tạo sự nhất trí cao trong tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; lựa chọn cán bộ phù hợp, trên cơ sở có sự theo dõi, đánh giá kết quả qua thực tế công việc.
Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ luân chuyển đến, tạo điều kiện, phân công công việc hợp lý để cán bộ nhanh chóng hòa nhập, phát huy tối đa năng lực, sở trường của bản thân; quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển như: chế độ tiền lương, học tập… góp phần cải thiện đời sống, giúp cán bộ yên tâm công tác, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cách làm và tư duy sáng tạo, đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ấy của cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở của Yên Bái sẽ tạo nền tảng, động lực quan trọng giúp địa phương đạt được nhiều kết quả cao hơn trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.